Điểm danh các bài tập phù hợp với người mắc bệnh Parkinson

Điểm danh các bài tập phù hợp với người mắc bệnh Parkinson

Nhiều người có bố mẹ mắc bệnh Parkinson thắc mắc rằng liệu bị bệnh này có thể tập thể dục không? Nếu có thì gồm những bài tập nào? Hãy cùng LEEP.APP điểm danh ngay những bài tập phù hợp cho người mắc bệnh Parkinson nhé.

Tập thể dục là một phần quan trọng của cuộc sống lành mạnh với tất cả mọi người. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh Parkinson, tập thể dục không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn là một phần quan trọng để duy trì sự cân bằng, khả năng vận động và các hoạt động thường ngày. Để tìm ra bài tập phù hợp, bạn đọc đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Lợi ích của tập thể dục với người bị bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một tình trạng tiến triển mãn tính gây các triệu chứng suy nhược vận động: run, cứng khớp, rối loạn vận động não và mất ổn định tư thế. Những người mắc bệnh Parkinson thường bị suy nhược, mệt mỏi và cơ bắp yếu. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo tuổi tác và lão hóa có liên quan đến cả việc mất khối lượng và chức năng cơ.  Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người lớn tuổi được lợi từ việc luyện tập thể dục, cải thiện khối lượng và chức năng cơ của họ. Ở những người bị Parkinson, tập luyện không chỉ cải thiện sức mạnh và chức năng cơ mà còn có thêm những lợi ích như:

  • Giảm các triệu chứng vận động, cải thiện vận động não và mất ổn định tư thế
  • Tăng cường hiệu quả các liệu pháp sử dụng chất levodopa
  • Cải thiện hệ chức năng tim và phổi
  • Cải thiện sức bền
  • Chức năng nhận thức rất tốt

Lợi ích của tập thể dục với người bị bệnh Parkinson

Tập luyện giúp cải thiện sức khỏe và tâm trạng của người bị bệnh Parkinson

Những bài tập cho người mắc bệnh Parkinson

Có nhiều hình thức tập thể dục khác nhau và mỗi loại đều có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân mắc Parkinson. Ngoài sự đa dạng bài tập, sự nhất quán và cường độ cũng quan trọng khi bạn muốn tập luyện hiệu quả. Những người mắc chứng Parkinson mà có thói quen tập thể dục thường xuyên trong một thời gian dài hơn 6 tháng có thấy tiến bộ đáng kể và lợi ích. Cường độ của bài tập được đo bằng cách nó làm tăng nhịp tim và nhịp thở. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tập luyện ngắt quãng với cường độ cao (bài tập HIIT) có thể hiệu quả hơn rất nhiều so với thời gian dài với cường độ vừa phải. Ngay cả những người ở giai đoạn năng của bệnh cũng có thể tham gia các lộ trình tập luyện cường độ cao này.

  • Bài tập thăng bằng là những bài tập nhằm cải thiện khả năng giữ thăng bằng và tăng sức mạnh của phần thân dưới. Những bài tập này đặc biệt quan trọng trong việc giảm nguy cơ bị ngã bằng cách giúp cơ thể điều chỉnh cân bằng và duy trì tư thế.
  • Các bài tập tăng cường sức mạnh giúp tạo các khối cơ, khiến cơ thể bạn khỏe mạnh hơn và thực hiện mọi việc dễ dàng hơn. Những bài tập này thường tập trung vào một bộ phận của cơ thể như tay hoặc chân và nên được xoay chuyển sang vận động tất cả những nhóm cơ chính. Các bài tập tăng cường sức mạnh có thể sử dụng tạ hoặc dây kháng lực – Những bài tập này còn được gọi là bài tập sức bền.
  • Tập sức bền hoặc bài tập tim mạch làm tăng nhịp tim và nhịp thở trong một thời gian dài. Ví dụ về bài tập sức bền: đi bộ, chạy bộ, bơi lội và khiêu vũ. Kiểu bài tập này còn được gọi là hoạt động hiếu khí.
  • Bài tập cải thiện độ linh hoạt là thể loại tập trung vào việc giãn cơ và duy trì chuyển động và phạm vi chuyển động. Duy trì tính linh hoạt rất quan trọng để duy trì khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bạn có thể đọc thêm bài yoga hỗ trợ điều trị Parkinson của LEEP.APP.

Một số hình thức tập thể dục đã cho thấy những lợi ích cụ thể với những ai mắc bệnh Parkinson:

  • Đi xe đạp (có thể đạp xe tại chỗ) giúp giảm các triệu chứng của căn bệnh, đặc biệt là đạp xe ở tốc độ cao.
  • Khiêu vũ giúp những người mắc bệnh Parkinson duy trì tính di động, linh hoạt và cân bằng.
  • Chơi thể thao cũng là cách để duy trì khả năng vận động của cơ thể.

Những bài tập bệnh nhân nên thửĐạp xe là một trong những bài tập  phù hợp nhất

Một số mẹo để bắt đầu tập luyện

  • Cách tốt nhất để đạt được lợi ích là tập thể dục một cách nhất quán. Những người bị bệnh Parkinson có lộ trình tập luyện dài hơn 6 tháng ở bất kể cường độ tập luyện nào đều cho thấy sự cân bằng chức năng và khả năng vận động của cơ thể khác biệt đáng kể so với những người chỉ tập thể dục 2 – 10 tuần.
  • Khi nhắc tới tập thể dục và bệnh Parkinson, cường độ càng cao dường như mang lại càng nhiều lợi ích. Các chuyên gia khuyến cáo rằng những người bị bệnh Parkinson, đặc biệt là những người mới khởi phát hoặc ở giai đoạn đầu, nên tập thể dục với cường độ càng lâu càng tốt. Bạn có thể tập khoảng 1 tiếng mỗi ngày, 3 – 4 buổi/tuần.
  • Tập thể dục cường độ cao là bài tập làm tăng nhịp tim và khiến bạn thở nặng nhọc. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc chạy và đạp xe nhưng các chuyên gia chỉ ra rằng các bài tập khác với cường độ tương tự cũng mang lại lợi ích tương tự.
  • Dù tình trạng cơ thể của bạn thế nào thì đừng bao giờ bỏ qua bước giãn cơ, khởi động và hạ nhiệt sau khi tập luyện nhé.

Nếu bạn đọc đang muốn trau dồi thêm kiến thức về sức khỏe tập luyện và dinh dưỡng hay cần tìm kiếm huấn luyện viên phù hợp với nhu cầu của mình thì đừng ngần ngại tải ứng dụng LEEP.APP.

Nguồn tham khảo

What Is the Role of Exercise with Parkinson’s? https://parkinsonsdisease.net/treatment/exercise/ Ngày truy cập 5/11/2020


Chủ đề: