Vitamin B12 (cobalamin) là gì? Công dụng, liều dùng của B12 đối với cơ thể
Vitamin B12 là một trong những vitamin giúp chuyển đổi thức ăn thành glucose và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vitamin B9 có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm hàng ngày. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về loại vitamin này nhé!
Vitamin B12 (cobalamin)là gì?
Vitamin B12 là một trong 8 loại vitamin B, còn được gọi là cobalamin. Vitamin này đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể duy trì và cải thiện sức khỏe tốt.
Cobalamin có chức năng:
- Sản xuất các yếu tố của DNA, các tế bào hồng cầu.
- Tái tạo tủy xương và niêm mạc của đường tiêu hóa và hô hấp.
- Duy trì sức khỏe của hệ thống thần kinh bao gồm tủy sống.
- Phòng chống thiếu máu nguyên bào khổng lồ.
Cấu trúc Cobalamin
Công dụng của vitamin B12
Vitamin này mang đến các lợi ích sau:
- Giúp hình thành hồng cầu và phòng ngừa thiếu máu.
- Ngăn ngừa sinh non, sẩy thai, các khuyết tật bẩm sinh lớn như dị tật ống thần kinh.
- Hỗ trợ sức khỏe xương và ngăn ngừa loãng xương.
- Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
- Cải thiện tâm trạng và các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
- Ngăn ngừa mất tế bào thần kinh.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm homocysteine.
- Hỗ trợ tóc, da và móng khỏe mạnh.
Các triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 có thể mất nhiều năm mới xuất hiện và việc chẩn đoán nó có thể phức tạp. Các dấu hiệu và triệu chứng:
- Da nhợt nhạt hoặc vàng da.
- Suy nhược và mệt mỏi
- Cảm giác kim châm, tương tự như cảm giác kim châm ở bàn tay và bàn chân.
- Tổn thương hệ thần kinh có thể gây ra những thay đổi trong cách đi bộ và di chuyển.
- Tổn thương dây thần kinh thị giác gây giảm thị lực.
- Viêm miệng và loét miệng.
- Khó thở và chóng mặt.
- Rối loạn tâm trạng và não như: trầm cảm và sa sút trí tuệ.
- Gây sốt, nóng trong người.
Những người có nguy cơ thiếu hụt vitamin này bao gồm:
- Người già, người nhiễm HIV, người uống rượu thường xuyên .
- Người đã phẫu thuật cắt bỏ phần ruột hấp thụ vitamin B12.
- Người đang dùng thuốc metformin cho bệnh tiểu đường.
- Người ăn chay trường và không ăn thịt hoặc các sản phẩm từ sữa.
- Người có tiền sử bệnh đường ruột, chẳng hạn như viêm dạ dày hoặc bệnh crohn.
- Người bị rối loạn chức năng miễn dịch.
Liều dùng
Hàm lượng vitamin B12 cần dùng phụ thuộc vào độ tuổi. Lượng dùng hàng ngày được khuyến nghị như sau:
Người lớn
- Thiếu niên và phụ nữ mang thai: 2,6 mcg
- Phụ nữ cho con bú: 2,8 mcg
Trẻ em
- Trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng: 0,4 mcg
- Trẻ em từ 7 – 12 tháng: 0,5 mcg
- Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 0,9 mcg
- Trẻ em từ 4 – 8 tháng: 1,2 mcg
- Trẻ em từ 9 – 13 tháng: 1,8 mcg
- Trẻ em từ 14 – 18 tháng: 2,4 mcg
- Trẻ em từ 19 trở lên : 2,4 mcg
Tác dụng phụ của vitamin B12
Cobalamin là một loại vitamin tan trong nước tương đối an toàn. Cơ thể sẽ đào thải những gì không cần thiết bằng đường nước tiểu.
Tuy nhiên, bổ sung Cobalamin có thể gây ra các tác dụng phụ hiếm gặp trong trường hợp bệnh về da như: mụn trứng cá và viêm da, phát ban.
Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các tương tác với thuốc khác và chất bổ sung khác, đặc biệt là với liều lượng lớn.
Thực phẩm chứa vitamin B12
Tham khảo các loại thực phẩm sau để xây dựng thực đơn bổ sung đầy đủ vitamin B12:
- Gan cừu: 100g gan cừu chứa 3.571% lượng vitamin B12
- Gan bò: 100g gan bò hoặc gan bê chứa khoảng 3.000% lượng vitamin B12
- Thận cừu: 100g thận cừu cung cấp khoảng 3.000% lượng vitamin B12
- Nghêu: 20 con nghêu nhỏ có khoảng 7.000% vitamin B12 và 200% lượng chất sắt mà cơ thể cần hàng ngày
- Cá mòi: 150g cá mòi ráo nước cung cấp hoảng 554% vitamin B12, bên cạnh đó loại cá này rất giàu omega 3 có lợi cho sức khỏe
- Thịt bò: Một miếng bò bít tết 190g có khoảng 467% lượng vitamin B12, tuy nhiên bạn nên chọn loại thịt bò ít mỡ để nhận nhiều hơn lượng vitamin này
- Cá hồi: Trong 178g cá hồi chứa đến 208% lượng vitamin B12, 4.123mg axít béo omega-3 và 40g protein
- Sữa: 240ml sữa nguyên chất cung cấp 46% lượng vitamin B12. Các nghiên cứu đã chỉ ra cơ thể hấp thụ vitamin này trong sữa và các sản phẩm từ sữa tốt hơn trong thịt bò, cá hoặc trứng.
- Trứng: 2 quả trứng lớn (khoảng 100g) cung cấp khoảng 46% lượng vitamin B12.
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như: gan, thận động vật, ngao, cá mòi,…
Vitamin B12 (cobalamin) trong tương tác
Bổ sung cobalamin có thể khiến cơ thể giảm hấp thụ vitamin này khi sử dụng chung với các loại thuốc sau:
- Axit aminosalicylic: điều trị vấn đề tiêu hóa.
- Colchicine (colcrys, mitigare): ngăn ngừa và điều trị gút.
- Metformin (glumetza, glucophage, fortamet): điều trị tiểu đường.
- Các loại thuốc giảm axit dạ dày.
Lưu ý, tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Các lưu ý khi sử dụng
Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.
Cung cấp đầy đủ tiền sử bệnh; các loại thuốc đang sử dụng; các loại thuốc, tá dược thuốc, thức ăn và các chất dị ứng khác để bác sĩ đưa ra lời khuyên chính xác.
Cách bảo quản
Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản theo được ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Bảo quản vitamin này ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
Không xả thuốc xuống bồn cầu hoặc đổ vào các đường thoát nước trừ khi được yêu cầu. Tiêu hủy thuốc hết hạn hoặc không thể sử dụng theo đúng hướng dẫn của cơ quan xử lý rác thải.
Bài viết vừa rồi đã chia sẻ tới bạn những thông tin về vitamin B12 (cobalamin). Ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, bạn cũng nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh nhé.
Nguồn tham khảo
9 Signs and Symptoms of Vitamin B12 Deficiency – https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b12-deficiency-symptoms/ Ngày truy cập: 31/01/2021
Top 12 Foods That Are High in Vitamin B12 – https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b12-foods/ Ngày truy cập: 31/01/2021
Vitamin B12: What to Know – https://www.webmd.com/diet/vitamin-b12-deficiency-symptoms-causes#1 Ngày truy cập: 31/01/2021