Trà hoa cúc vừa thanh đạm vừa có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe

Trà hoa cúc vừa thanh đạm vừa có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe

Bạn đang cảm thấy mệt mỏi? Một ấm trà hoa cúc sẽ giúp tinh thần trở nên sảng khoái đồng thời bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Nếu bạn là fan cứng của các loại trà thảo mộc, trà hoa cúc chắc hẳn sẽ không còn là cái tên xa lạ. Nhưng nếu bạn chưa biết về trà hoa cúc và khả năng trị liệu của nó. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu sâu hơn về loại trà này nhé!

Tìm hiểu thêm về trà hoa cúc

Trà hoa cúc là loại nước sắc được làm từ hoa cúc trắng (Chrysanthemum morifolium) hoặc hoa cúc vàng (Chrysanthemum indicum). Loại trà này phổ biến nhất ở vùng Đông Á. Để pha trà, người ta ngâm hoa cúc được sấy khô vào nước nóng đã đun sôi, ở nhiệt độ khoảng 90 – 95°C. Nước trà thường trong suốt và có màu từ vàng nhạt đến vàng đậm. Theo truyền thống của người Trung Quốc, mỗi khi uống xong một ấm trà thì tiếp tục châm thêm nước nóng, cứ thế lặp đi lặp lại vài lần.

Hoa cúc là loại thực vật có hoa thuộc chi Chrysanthemum trong họ Cúc. Chúng có nguồn gốc từ châu Á và phía đông bắc châu Âu. Phần lớn trong số chúng được trồng nhưng một số ít sẽ có đến từ môi trường hoang dã. Tên “hoa cúc” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “chrysos” (vàng) và “anthemon” (hoa). Cái tên này được đặt bởi nhà tự nhiên học người Thụy Điển – Carolus Linnaeus – người được biết đến là cha đẻ của ngành phân loại học hiện đại.

Tìm hiểu thêm về trà hoa cúc

Hoa cúc được cho là đã xuất hiện từ hơn 3.000 năm trước

Hiện đã có hơn 3.000 giống hoa cúc đã được tìm thấy. Chúng chủ yếu được tìm thấy ở vùng có khí hậu mát mẻ ôn hòa và được trồng ở đất hơi chua, ẩm, thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ dưới ánh nắng mặt trời.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong trà hoa cúc

Với 50g hoa cúc sấy khô, bạn đem đi pha trà. Khi uống, bạn sẽ nhận được

  • 12 calorie
  • 61g nước
  • 71g protein
  • 29g chất béo
  • 54g carbohydrate
  • 5g chất xơ
  • 60mg canxi
  • 17mg sắt
  • 16mg magiê
  • 28mg phốt pho
  • 289mg kali
  • 60mg natri
  • 36mg kẽm
  • 07mg đồng
  • 0481mg mangan
  • 066mg vitamin B1
  • 073mg vitamin B2
  • 271mg vitamin B3
  • 113mg vitamin B5
  • 09mg vitamin B6
  • 954 IU vitamin A

Lợi ích sức khỏe đến từ trà hoa cúc

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Trung tâm Điều trị Ung thư Memorial Sloan-Kettering tuyên bố rằng nhờ hoa cúc, việc lưu thông máu trong động mạch vành đã được cải thiện. Một số bệnh lý như chóng mặt, mất ngủ và đau đầu có thể được chữa khỏi bằng cách sử dụng hoa cúc. Kết quả này nhờ vào lượng lớn chất chống oxy hóa có trong trà hoa cúc, điển hình như vitamin A và vitamin B.

Điều trị tình trạng viêm

Hoa cúc hoạt động như một chất làm dịu và giúp điều trị phát ban trên da. Bạn có thể thoa dạng bột của hoa cúc lên trên vùng da bị ảnh hưởng hoặc uống trà 2 – 3 lần một ngày cho đến khi các triệu chứng biến mất. Hoa cúc có chứa các chất chống viêm tuyệt vời, có thể điều trị sưng tấy do ong đốt, bệnh viêm về da và dị ứng.

Cải thiện sức khỏe mắt

Hoa cúc được coi là một trong những phương pháp tốt nhất để chữa các bệnh về mắt nhờ vào lượng vitamin A có trong trà. Đối với những người có thị lực không ổn định, vitamin A sẽ giúp cải thiện thị lực. Ngoài ra, bệnh đục thủy tinh thể cũng có thể được điều trị với sự giúp đỡ của hoa cúc.

Lợi ích sức khỏe đến từ trà hoa cúc

Để giảm mệt mỏi cho đôi mắt, hãy uống trà hoa cúc hoặc đắp bột trà lên mắt

Nguồn vitamin B dồi dào cho cơ thể

Hoa cúc chứa lượng lớn vitamin B, điển hình là folacin và choline. Choline rất có lợi cho sự phát triển và nhân lên của các tế bào đồng thời giúp chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Folacin hoặc axít folic có ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch và tạo máu. Vì vậy, trà hoa cúc giúp ích cho cơ thể theo những cách khác nhau lượng vitamin B chứa trong nó.

Giảm nồng độ cholesterol

Bạn nên cân nhắc sử dụng trà hoa cúc nếu bạn đang gặp các vấn đề về cholesterol, đặc biệt nếu lượng cholesterol LDL không tốt cho cơ thể đang tăng cao từng ngày. Hoa cúc sẽ làm giảm mức cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt cho cơ thể. Chúng được biết đến như một liều thuốc cho các bệnh nhân mắc bệnh béo phì, tim mạch và tiểu đường.

Điều trị chứng phát ban nhiệt

Hoa cúc cũng có lợi cho chứng phát ban nhiệt. Phát ban nhiệt xảy ra khi ống dẫn mồ hôi bị tắc, từ đó, mồ hôi bị mắc kẹt bên dưới da, gây viêm nhẹ hoặc phát ban. Theo các chuyên gia y tế, phát ban nhiệt thường tự khỏi khi da được làm mát. Trà hoa cúc là một trong những phương pháp chữa trị tốt nhất cho các triệu chứng phát ban nhiệt. Đồng thời, tránh xa đường và thức ăn cay vì chúng có thể góp phần sinh nhiệt trong cơ thể.

Giảm nhẹ các triệu chứng cảm lạnh

Trà hoa cúc luôn được ưu ái sử dụng trong văn hóa Trung Quốc để điều trị các triệu chứng cảm lạnh. Nhờ vào đặc tính làm mát của hoa cúc, nó góp phần làm giảm triệu chứng nhức đầu, cảm lạnh, sốt và cúm. Bạn nên kết hợp hoa cúc, hoa kim ngân và lá bạc hà để phát huy tối đa công dụng. Bạn chỉ việc cho các loại thảo mộc này vào nước sôi, để nguội và uống hai giờ một lần để có kết quả.

Giảm cân với trà hoa cúc

Các nhà khoa học cũng chứng minh được khả năng kiểm soát đường huyết của hoa cúc. Nhờ vào khả năng này, trà đường và béo phì. Bên cạnh đó, hoa cúc cũng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều!

Hỗ trợ giấc ngủ và giảm căng thẳng

Trà hoa cúc thúc đẩy giải phóng glycine, một loại chất hoạt động như thuốc an thần nhẹ, giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp của bạn. Vì vậy một tách trà hoa cúc có thể giúp bạn giải toả bớt căng thẳng, duy trì trạng thái tích cực và hỗ trợ bạn có được một giấc ngủ ngon sau một ngày dài làm việc bận rộn.

Hướng dẫn pha trà đơn giản và đúng cách

Nguyên liệu:

  • 3g trà hoa cúc sấy khô
  • 5ml mật ong hoặc 5g đường
  • 2-3 lá cỏ ngọt khô
  • Kỷ tử, táo đỏ
  • 250 – 300ml nước

Hướng dẫn pha trà đơn giản và đúng cách

Khi pha trà, nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên ấm trà ngon

Cách thực hiện:

  • Làm sạch hoàn toàn hoa cúc để loại bỏ các vết bẩn
  • Đun sôi nước, sau đó đợi nhiệt độ nước giảm xuống còn 90 – 95°C bằng cách sử dụng que đo nhiệt độ nước
  • Cho hoa, 1 nhúm nhỏ kỷ tử, 2 – 3 quả táo đỏ và 2 – 3 lá cỏ ngọt vào ấm trà hoặc nồi nhỏ
  • Đổ ba cốc nước sôi lên hoa cúc và các nguyên liệu khác trong ấm trà.
  • Hầm trà trong hai đến ba phút
  • Đun lâu hơn nếu bạn thích trà đậm hơn
  • Rót trà ra cốc và thêm mật ong/đường để tạo độ ngọt như mong muốn
  • Bạn có thể dùng trà nóng hoặc thêm đá và dùng lạnh tùy ý thích

Nguồn tham khảo

Chrysanthemum Tea Benefits and Side Effects https://www.verywellfit.com/chrysanthemum-tea-benefits-and-side-effects-4163463 Ngày truy cập: 06/12/2020

Chrysanthemum facts and health benefits https://www.healthbenefitstimes.com/chrysanthemum/ Ngày truy cập: 06/12/2020