Trà sả giảm cân và 9 lợi ích sức khỏe khác

Trà sả giảm cân và 9 lợi ích sức khỏe khác

Một trong những cách phổ biến nhất để thưởng thức sả là với trà. Bạn có biết rằng trà sả cũng có thể giúp giảm cân? Hãy làm bạn với thức uống thơm lành này, bạn nhé!

Cây sả là một loại cây bụi sống lâu năm, thuộc họ lúa. Sả có một hương thơm dễ chịu, là một gia vị phổ biến trong ẩm thực Á Đông, là vị thuốc và có tác dụng đuổi côn trùng. Tinh dầu sả được sử dụng trong liệu pháp hương thơm để làm trong lành không khí, giảm căng thẳng và nâng cao tinh thần.

Sả được sử dụng như một phương thuốc dân gian để thúc đẩy giấc ngủ, giảm đau và tăng cường miễn dịch.

Chúng ta hãy tìm hiểu cách uống trà sả hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe, bắt đầu bằng 10 ích lợi của trà sả.

cây sả

Trà sả có thể giúp bạn giảm cân?

Trà sả được sử dụng như một loại trà giải độc để khởi động quá trình trao đổi chất và giúp bạn giảm cân. Mặc dù vậy, chưa có nghiên cứu khoa học về sả và giảm cân.

Vì sả là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, nếu bạn uống đủ, bạn có thể giảm cân.

Nói chung, thay thế nước ngọt và đồ uống có đường khác trong chế độ ăn uống của bạn bằng các loại trà thảo mộc như sả có thể giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân. Tuy nhiên, bạn không nên uống trà sả suốt ngày, để tránh nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Hãy thử xen kẽ các trà sả với nước lọc hoặc các loại đồ uống không đường khác.

Trà sả có thể giúp bạn giảm cân?

9 lợi ích của trà sả với sức khỏe

1. Có đặc tính chống oxy hóa

Các nghiên cứu cho thấy sả chứa một số chất chống oxy hóa, có thể giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể có thể gây bệnh. Những chất chống oxy hóa có trong sả có thể giúp ngăn ngừa rối loạn chức năng của các tế bào bên trong động mạch vành.

2. Có đặc tính kháng khuẩn

Trà sả có thể giúp điều trị nhiễm trùng miệng và sâu răng nhờ đặc tính kháng khuẩn của nó. Theo một nghiên cứu trong ống nghiệm, tinh dầu sả có khả năng chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans – vi khuẩn gây sâu răng.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy dầu sả và các ion bạc có thể hoạt động cùng nhau chống lại một số loại vi khuẩn và nấm trong ống nghiệm.

3. Có đặc tính chống viêm

Sả có đặc tính chống viêm

Viêm được cho là có liên quan đến nhiều vấn đề, bao gồm cả bệnh tim và đột quỵ. Hai trong số các hợp chất chính trong sả, citral và geranial, có tác dụng chống viêm.

Những hợp chất này được cho là giúp ngăn chặn việc giải phóng một số dấu hiệu gây viêm trong cơ thể bạn.

4. Có thể làm giảm nguy cơ ung thư

Chất citral trong sả cũng được cho là có khả năng chống ung thư mạnh đối với một số dòng tế bào ung thư. Một số thành phần của sả giúp chống lại bệnh ung thư. Điều này xảy ra bằng cách gây chết tế bào trực tiếp hoặc tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn để cơ thể bạn có khả năng tự chống lại ung thư tốt hơn.

Trà sả đôi khi được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ trong quá trình hóa trị và xạ trị. Nó chỉ nên được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa ung thư.

5. Có thể giúp thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh

Một tách trà sả là một phương thuốc để chữa đau bụng, co thắt dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy sả cũng có thể có hiệu quả chống lại bệnh viêm loét dạ dày.

Nghiên cứu cho thấy tinh dầu của lá sả có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại tác hại của aspirin và rượu. Sử dụng aspirin và uống rượu thường xuyên là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày.

6. Hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu

Sả là một chất lợi tiểu tự nhiên. Thuốc lợi tiểu làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn, loại bỏ chất lỏng và natri dư thừa trong cơ thể. Thuốc lợi tiểu thường được kê đơn nếu bạn bị suy tim, suy gan hoặc phù nề.

Một nghiên cứu cho thấy trà sả có tác dụng lợi tiểu tương tự như trà xanh mà không gây tổn thương nội tạng hoặc các tác dụng phụ khác.

7. Có thể giúp giảm huyết áp tâm thu

Trà lạnh

Một nghiên cứu cho thấy những người uống trà sả đã giảm huyết áp tâm thu vừa phải và huyết áp tâm trương nhẹ. Họ cũng có nhịp tim thấp hơn đáng kể.

Mặc dù những phát hiện này rất thú vị nếu bạn bị huyết áp tâm thu cao, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn cảnh báo rằng những người đàn ông có vấn đề về tim nên sử dụng sả ở mức độ vừa phải, để tránh bị tụt nhịp tim hoặc tăng huyết áp tâm trương một cách nguy hiểm.

8. Có thể giúp điều chỉnh lượng cholesterol

Cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất tinh dầu sả giúp giảm cholesterol ở động vật. Việc giảm cholesterol phụ thuộc vào liều lượng. Liều dùng an toàn cho tinh dầu sả là 100mg mỗi ngày.

Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xem liệu trà sả có tác dụng tương tự như tinh dầu sả hay không.

9. Có thể giúp làm giảm các triệu chứng của phụ nữ vào những ngày “đèn đỏ”

Trà sả được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa đau bụng kinh, đầy bụng và bốc hỏa. Điều này có thể do các đặc tính thanh nhiệt, làm dịu dạ dày và chống viêm của nó.

Cách sử dụng trà sả

Chưa có đủ nghiên cứu về trà sả để đề xuất một liều lượng tiêu chuẩn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc một chuyên gia nếu bạn có lo ngại về sức khỏe.

Để hạn chế nguy cơ mắc các tác dụng phụ, hãy bắt đầu với một cốc mỗi ngày. Nếu bạn dung nạp tốt, bạn có thể uống nhiều hơn, ngừng uống hoặc cắt giảm nếu bạn gặp tác dụng phụ.

Cách pha trà sả:

  • Rót 1 cup (235ml) nước sôi vào ly, cho 1 – 3 thìa cà phê sả tươi hoặc khô
  • Chờ ít nhất 5 phút
  • Lọc bã
  • Thưởng thức nóng hoặc thêm đá

Cách pha trà

Bạn có thể tìm mua trà sả hoặc trà túi lọc tại hầu hết các cửa hàng thực phẩm hoặc siêu thị. Bạn cũng có thể mua sả tươi về tự trồng. Tốt hơn là chọn loại sả hữu cơ không qua xử lý bằng thuốc trừ sâu tổng hợp. Để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng cao, nguyên chất, hãy mua trà thảo mộc từ nhà sản xuất uy tín mà bạn tin tưởng.

Nếu bạn không thích uống nước sả, hãy thử các công thức nấu ăn với sả. Sả rất hợp với thịt gà kho, cá, đậu hũ chiên, các món nướng. Thái nhỏ hoặc băm nhuyễn sả sẽ giúp hương vị ngấm nhiều hơn.

Các tác dụng phụ và rủi ro có thể xảy ra

Các tác dụng phụ và rủi ro có thể xảy ra

Sả thường an toàn khi sử dụng trong thực phẩm, bao gồm cả trà. Các tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm:

  • chóng mặt
  • tăng đói
  • khô miệng
  • tăng đi tiểu
  • mệt mỏi

Cũng như đối với bất kỳ món ăn nào, một số người có thể bị dị ứng với sả. Bạn không nên uống trà sả nếu bạn:

  • đang mang thai
  • uống thuốc lợi tiểu theo toa
  • có nhịp tim thấp
  • có mức kali thấp

Bạn không nên tự điều trị bất kỳ tình trạng nào bằng trà sả hoặc sử dụng nó thay cho các loại thuốc đã kê đơn mà không được sự chấp thuận của bác sĩ.

Trà sả nói chung là một thức uống thảo dược an toàn và tốt cho sức khỏe. Sả tươi dễ trồng và trà sả được bán rộng rãi. Nghiên cứu chỉ ra rằng sả có nhiều tác dụng, trong đó có giảm cân. Bạn có thể yên tâm thêm thức uống và gia vị thơm ngon này vào chế độ ăn uống lành mạnh của mình.

Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học. Hãy tải ứng dụng LEEP.APP để đặt lịch tập với những huấn luyện viên chuyên nghiệp, check in tại hơn 100 câu lạc bộ/phòng gym hoặc tham gia hàng nghìn lớp học chỉ với 1 chạm. Hãy thử và trải nghiệm điều tuyệt vời mà LEEP.APP mang đến cho bạn.

Nguồn tham khảo

10 Reasons to Drink Lemongrass Tea https://www.healthline.com/health/food-nutrition/lemongrass-tea Ngày truy cập: 1/9/2020


Chủ đề: