17 sai lầm thường gặp khi lập kế hoạch bữa ăn hằng ngày

17 sai lầm thường gặp khi lập kế hoạch bữa ăn hằng ngày

Lập kế hoạch bữa ăn là một trong những điều cần thiết, nhất là khi bạn ăn kiêng. Thế nhưng, không phải ai cũng thành công khi thiết kế bữa ăn cho riêng mình hay cả nhà. 

Bài viết này liệt kê những sai lầm mà rất nhiều người đã gặp phải, cũng như đưa ra cách xây dựng kế hoạch bữa ăn hiệu quả. Bất kể là thực đơn cho 1 – 2 người, hay là cả gia đình lớn thì những thủ thuật dưới đây cũng sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu của mình.

1. Lựa chọn công thức phức tạp

Lựa chọn công thức phức tạp

Khi lựa chọn những gì sẽ nấu mỗi tuần, bạn hãy thực tế về thời gian, năng lượng, tiền bạc cũng như đam mê nấu ăn của bản thân. Nói cách khác, đừng bao giờ lựa chọn những công thức quá phức tạp nhưng lại không có tính khả thi.

Quá nhiều quy trình chỉ làm bạn choáng ngợp, cộng thêm khả năng cao không thể sử dụng hết tất cả nguyên liệu. Thay vì vậy, chỉ nên chọn những ý tưởng bữa tối đơn giản, nhẹ nhàng và có thể thực hiện trong khoảng thời gian phù hợp.

2. Không đủ nguyên liệu để lên kế hoạch bữa ăn

Không đủ nguyên liệu cho kế hoạch bữa ăn

Trước khi chế biến các bữa ăn, bạn cần kiểm tra lại lượng thực phẩm đang có. Chỉ nên lên ý tưởng dựa trên những gì có sẵn trong tủ lạnh, tủ đông và tủ chứa nguyên liệu. Điều đó giúp tiết kiệm tiền bạc và thời gian đi siêu thị, tìm mua nguyên liệu.

3. Không có chủ đề bữa ăn

Không có chủ đề bữa ăn

Chủ đề bữa ăn là sự lựa chọn những thực phẩm có cùng tính chất, sau đó thay đổi qua từng ngày để thêm phần thú vị. Bạn cũng không cần phải suy nghĩ để đặt tên cho các chủ đề, chỉ cần đơn giản như bữa tối kiểu Mexico, kiểu Ý, bữa tối với những món hầm…

Bằng cách chọn chủ đề cho bữa ăn, bạn sẽ không mất quá nhiều chất xám để nghĩ xem phải ăn gì trong từng bữa. Hãy tiết kiệm không gian não bộ cho những điều lớn lao hơn.

>>> Xem thêm: 10 sai lầm khi ăn sáng khiến bạn hỏng kế hoạch giảm cân

4. Không thực tế về lịch trình làm việc

pizza

Hãy chắc chắn bạn đã kiểm tra lịch trình làm việc trước khi lên thực đơn. Vào một ngày rất bận rộn hoặc cực kỳ mệt mỏi, hãy lựa chọn thứ gì đó thật dễ nấu cho bữa tối. Đó cũng không cần thiết phải là món ăn làm tại nhà mà có thể là pizza, đồ ăn còn lại từ hôm trước hoặc ra ngoài ăn tối.

5. Không dùng nồi nấu chậm

nồi nấu chậm

Nồi nấu chậm tiện dụng đến mức nó gần như có thể nấu mọi món ăn. Ngoài ra, rất nhiều công thức nấu ăn bằng nồi nấu chậm được chia sẻ trên Internet. Tất cả những gì bạn cần làm là bỏ nguyên liệu vào nồi, đậy nắp và chờ đợi. Chẳng hạn bỏ vài miếng ức gà cùng với sốt salsa vào nồi, vài tiếng sau, bạn có thể lấy ức gà ra, xé nhỏ để chế biến nhiều món ăn.

6. Không ăn thức ăn còn thừa

salad gà

Salad gà

Những thực phẩm còn sót lại rất hữu ích, nhất là trong lúc lên kế hoạch bữa ăn, vì chúng giúp cắt giảm số lượng món cần phải chuẩn bị. Bạn có thể chế biến những gì còn lại tối hôm trước trở thành bữa trưa hôm sau, hoặc có thể tận dụng để sáng tạo thành một món ăn hoàn toàn khác. Ví dụ, món gà nướng có thể làm thành món salad gà, sandwich kẹp thịt gà. Phương pháp này vừa phát huy hiệu quả trong việc tiết kiệm ngân sách, vừa giảm bớt gánh nặng nấu nướng cho bạn.

7. Quên mua thực phẩm bạn cần

kem

Nếu bạn là người có thói quen ăn nhẹ giữa các bữa, đừng ngần ngại thêm những thực phẩm phù hợp vào kế hoạch bữa ăn và danh sách thực phẩm cần mua. Nếu bạn thích ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ, hãy nhìn nhận điều đó và mua thôi! Bởi lẽ bạn sẽ không muốn đi ra ngoài vào 10 giờ đêm chỉ để mua một que kem.

8. Không tái sử dụng kế hoạch bữa ăn

ghi chép kế hoạch bữa ăn

Đừng bỏ đi các kế hoạch bữa ăn đã sử dụng, đặc biệt những loại dành cho cả tuần. Chỉ với bốn tờ kế hoạch bữa tối cho một tuần, bạn đã có ngay một kế hoạch dài cho suốt tháng rồi đấy.

Tương tự với các danh sách mua sắm thực phẩm. Lưu trữ và tái sử dụng các kế hoạch bữa ăn sẽ làm cho quá trình này trở nên dễ dàng và ít tốn thời gian hơn.

9. Không lập danh sách món khoái khẩu của các thành viên trong gia đình

đi mua sắm thực phẩm

Giữ một danh sách món ăn ưa thích của các thành viên trong gia đình sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian cũng như công sức để lên kế hoạch bữa ăn. Bạn chỉ cần nhìn vào danh sách đó, chọn ra một món phù hợp với chủ đề. Ngoài ra, nếu bạn vô tình thấy loại thực phẩm nào đang được giảm giá, thì danh sách này giúp bạn biết mình cần làm gì với nguyên liệu đó.

10. Quên lập kế hoạch bữa ăn sáng và trưa

mua thực phẩm

Rất nhiều người chỉ lập kế hoạch cho bữa tối. Điều đó hoàn toàn ổn. Bữa sáng và bữa trưa cũng rất quan trọng. Khi mua sắm, bạn nên cố gắng mua kèm thêm những thực phẩm có thể dùng cho hai bữa ăn này.

11. Không dự trữ các mặt hàng giảm giá

mua hàng giảm giá

Bạn không cần phải mang hết tất cả các sản phẩm có gắn biển “giảm giá” ở siêu thị về nhà. Nhưng nếu những mặt hàng thường xuyên sử dụng này có mức giá hời, bạn nên mua thêm vài cái. Theo thống kê, sản phẩm ở siêu thị thường được giảm giá sau mỗi 4 – 6 tuần. Vì vậy, nếu gia đình bạn sử dụng trung bình một hộp ngũ cốc trong một tuần và nó đang giảm nửa giá, bạn nên mua 4 – 6 hộp để dùng dần đến chu kỳ giảm giá tiếp theo.

Bên cạnh đó, dự trữ thực phẩm còn giúp cho việc lên kế hoạch bữa ăn dễ dàng hơn vì đã có sẵn các nguyên liệu tại nhà. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ: Bạn cần có không gian lưu trữ thực phẩm thích hợp để bảo quản chúng được tốt nhất.

12. Không xây dựng kế hoạch bữa ăn từ sản phẩm giảm giá

Bất kể bạn đang lên kế hoạch bữa ăn theo ngân sách hay chỉ ngẫu hứng muốn lên ý tưởng nấu nướng, thì cũng nên xem qua quảng cáo của siêu thị. Thông thường, các siêu thị có cẩm nang riêng để quảng cáo những sản phẩm họ đang bán. Và tuyệt vời hơn hết, các sản phẩm giảm giá thường được bố trí ở mặt bìa. Dựa vào đó, bạn có thể kịp thời mua sắm thực phẩm với giá hời và có bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả nhà.

13. Không chế biến sẵn thực phẩm

đông lạnh thực phẩm

Tuy không phải bữa ăn nào cũng nấu nướng phức tạp, nhưng những sự chuẩn bị nhỏ nhặt như làm chín sẵn thịt và cấp đông sẽ giúp ích rất nhiều. Hãy nướng (hoặc nấu chậm) ức gà, thịt bò…, chia nhỏ vào từng hộp rồi đông lạnh để bảo quản. Như vậy, sau ngày làm việc mệt mỏi, bạn có thể tận dụng những phần thực phẩm này để nấu một bữa tối thịnh soạn mà không mất nhiều thời gian.

14. Không bám sát theo kế hoạch bữa ăn

Một trong những lý do khiến cho việc xây dựng kế hoạch bữa ăn không hiệu quả chính là từ bỏ quá sớm. Đây là quá trình đòi hỏi một ít thời gian rèn luyện để đạt được kết quả hoàn hảo. Chính vì vậy, hãy luôn bám sát với nó. Một vấn đề khác nữa là bạn có thể có năng khiếu trong việc xây dựng bữa ăn theo tuần, nhưng lại hay thay đổi ý định vào giờ chót. Sự thay đổi này chủ yếu vì bạn không còn cảm thấy chúng phù hợp nữa. Thay vào đó, bạn nên chuẩn bị nguyên liệu trước, sau đó sẽ quyết định chế biến món gì vào từng ngày.

15. Không có sự chuẩn bị trước

Hãy lựa chọn thời điểm thích hợp trước khi bắt đầu thực hiện lên kế hoạch bữa ăn. Đó nên là lúc bạn thật sự thư giãn và có đủ thời gian rãnh. Lý tưởng nhất là 1 hoặc 2 ngày trước hôm bạn đến siêu thị. Nếu chỉ làm việc này 5 – 10 phút trước khi mua sắm, bạn sẽ có xu hướng vội vã và quên mất những gì cần mua.

16. Không sắp xếp và phân loại những thứ cần mua

lên kế hoạch bữa ăn và danh sách thực phẩm cần mua

Danh sách mua sắm có trật tự không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian ở siêu thị mà còn không bỏ sót bất cứ nguyên liệu nào. Sắp xếp danh sách của bạn theo từng hạng mục, ví dụ như gia vị, sản phẩm từ sữa, rau củ, trái cây… Khi đó, bạn chỉ cần cầm danh sách này và lướt nhanh qua các gian hàng là đã có đủ mọi thứ cần thiết.

17. Không tham khảo các mẫu kế hoạch bữa ăn

Bạn có thể dễ dàng tìm và sưu tầm các kế hoạch bữa ăn từ gợi ý của các chuyên gia dinh dưỡng để làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình.

Nguồn tham khảo

How to Create a Meal Plan That Works: 17 Common Meal Planning Mistakes to Avoid https://www.unexpectedlydomestic.com/how-to-create-a-meal-plan/ Ngày truy cập: 20/1/2021