Rau thì là mùi thơm khó cưỡng điểm tô hương vị cho món ăn

Rau thì là mùi thơm khó cưỡng điểm tô hương vị cho món ăn

Thì là hay Anethum Tombolens là loại thực phẩm dễ kiếm và được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới. Nó được sử dụng trong nhiều món súp hoặc salad vì những lợi ích sức khỏe nhất định. 

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thành phần dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe và gợi ý một số cách sử dụng cây thì là nhé.

Thành phần dinh dưỡng

Một cốc (9 gram) nhánh thì là tươi cung cấp những thành phần dưới đây: 

  • Lượng calorie: 4 
  • Vitamin C: 8% DV
  • Mangan: 5% DV 
  • Vitamin A: 4% DV 
  • Folate: 3% DV 
  • Sắt: 3% DV 

Rau thì là tươi cung cấp rất ít calorie nhưng lại là một nguồn giàu vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin C, mangan và vitamin A

Vitamin A là một chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực và đảm bảo hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nó cũng quan trọng với sức khỏe sinh sản của nam và nữ giới. 

Bên cạnh đó, vitamin C rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, quá trình hình thành xương, chữa lành vết thương và quá trình trao đổi chất. 

Rau thì là cũng là một nguồn cung cấp mangan dồi dào. Nó là một loại khoáng chất cần thiết để hỗ trợ hoạt động bình thường của não bộ, hệ thần kinh và quá trình chuyển hóa đường và chất béo.

>>> Xem thêm: Tiểu hồi không chỉ thêm vị cho món ăn mà còn tốt cho sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng

Lợi ích sức khỏe

Người Bắc Âu xưa sử dụng cây thì là để điều trị đau bụng ở trẻ sơ sinh và các bệnh về tiêu hóa, đồng thời giúp cải thiện việc cho con bú.

Dưới đây là những lợi ích sức khỏe đã được chứng minh:

Giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là các hợp chất tự nhiên giúp tế bào tránh các thiệt hại do các gốc tự do gây ra.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể làm giảm tình trạng viêm mãn tính và ngăn ngừa một số bệnh nhất định như bệnh tim, Alzheimer, viêm khớp dạng thấp và một số bệnh ung thư.

Cả hạt và lá thì là đều rất giàu các hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa như flavonoids, terpenoids và tannins.

Bên cạnh đó, rau còn chứa nhiều vitamin C; điều này cho thấy đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ.

Có thể củng cố sức khỏe tim mạch

Bệnh tim là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng gần 70% các trường hợp mắc bệnh tim có thể được ngăn ngừa bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, bỏ thói quen hút thuốc và lười vận động. Các yếu tố nguy hiểm khác bao gồm huyết áp tăng, chất béo trung tính và mức cholesterol LDL (xấu) cũng như chứng viêm mãn tính.

Flavonoid, giống như các chất có trong rau thì là, đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh.

Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật cho rằng chiết xuất thì là có thể làm giảm cholesterol và chất béo trung tính. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nghiên cứu trên người.

Có thể làm giảm lượng đường trong máu

Lượng đường huyết cao mãn tính là điều đáng lo ngại vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như kháng insulin, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.

Cây thì là đã được chứng minh có ảnh hưởng làm giảm mức đường huyết.

Trên thực tế, một số nghiên cứu trên động vật mắc bệnh tiểu đường đã cho thấy sự cải thiện đáng kể trong lượng đường huyết nhờ chiết xuất thì là. Tuy nhiên, nghiên cứu trên người còn hạn chế.

Có thể chống ung thư

Monoterpenes là một loại tecpen tạo ra các hợp chất thực vật tự nhiên có liên quan đến đặc tính chống ung thư, kháng vi-rút, kháng nấm và chống viêm. Chúng thường được tìm thấy trong tinh dầu của các loại cây như thì là. Cụ thể hơn, d-limonene là một loại monoterpene đã được nghiên cứu chỉ ra rằng có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ung thư phổi, vú và ruột kết.

Vì cây thì là chứa nhiều monoterpen, đặc biệt là d-limonene, nên nó có thể có đặc tính chống ung thư. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của loại thực phẩm này với nguy cơ hay việc điều trị ung thư.

Các lợi ích tiềm năng khác

Thì là cũng có thể mang lại những lợi ích sức khỏe sau đây: 

  • Đặc tính kháng khuẩn: Tinh dầu thì là có tác dụng kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn có hại như Klebsiella pneumoniae và Staphylococcus aureus.
  • Củng cố sức khỏe xương: Loại thực phẩm này chứa canxi, magie và phốt pho – Tất cả đều quan trọng với sức khỏe của xương.
  • Đau bụng kinh: Tinh dầu trong thì là có thể giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện vẫn còn hạn chế và lẫn lộn.

Lợi ích sức khỏe 

Cách chế biến cùng thì là

Thì là là một nguyên liệu có hương thơm dễ kết hợp với các món ăn. Dưới đây là một số cách để thêm thì là vào món ăn của bạn:

  • Sử dụng nó để trang trí cho món súp hoặc rau nướng 
  • Rắc nó lên món salad hoặc trộn cùng món salad khoai tây, khoai tây nướng 
  • Thêm nó vào các món cá kho hoặc trứng chiên 
  • Sử dụng cùng bánh mì nướng 
  • Kết hợp để làm nước sốt salad 

Thì là khô cũng có thể được sử dụng để thêm hương vị cho nước chấm, nước sốt và salad khoai tây, gà hoặc cá ngừ.

Cách chế biến cùng thì là 

Cách bảo quản thì là

Để bảo quản rau thì là tươi, bạn cần vò nhẹ lá với nước sạch, gói phần cọng vào khăn giấy, sau đó cho vào túi. Bảo quản thì là trong ngăn mát tủ lạnh tối đa được 1 tuần. Để bảo quản lâu hơn, bạn có thể cho vào tủ động lạnh. 

Hạt thì là khô nên được bảo quản trong hộp kín ở nơi râm mát từ 6 tháng đến 1 năm. 

Nguồn tham khảo

All You Need to Know About Dill https://www.healthline.com/nutrition/dill Ngày truy cập: 12/3/2021

The Health Benefits of Dill https://www.verywellfit.com/dill-benefits-side-effects-and-preparations-4243918 Ngày truy cập: 12/3/2021