Hiểu thêm về quy định ghi nhãn thực phẩm

Author picture

Hiểu thêm về quy định ghi nhãn thực phẩm

Với rất nhiều chất bổ sung khác nhau có mặt trên thị trường và quá nhiều thông tin đóng gói trên các nhãn sản phẩm, bạn có bị rối không? Hãy để LEEP.APP giúp bạn gỡ rối bằng cách hiểu thêm về những quy định ghi nhãn thực phẩm nhé. 

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng là cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn đang đáp ứng nhu cầu vitamin và khoáng chất của mình. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, việc bổ sung thêm dưỡng chất có thể cần thiết. Thực phẩm bổ sung có nhiều dạng, bao gồm viên nén, viên nang, dạng lỏng và bột. Một số loại chất bổ sung phổ biến bao gồm vitamin, khoáng chất, enzyme, thảo mộc, chiết xuất, men vi sinh và axít amin.

Điều quan trọng cần lưu ý là Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) không quy định tính an toàn hoặc hiệu quả của các chất bổ sung giống như thuốc. Điều này có nghĩa là không có gì đảm bảo một chất bổ sung được sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng hoặc nhất quán từ lô này sang lô khác. Vì vậy, bạn cần phải biết rõ các quy định ghi nhãn thực phẩm để đảm bảo rằng bạn mua đúng loại được sản phẩm có chất lượng tốt.

Supplement fact là gì?

Supplement fact được dán trên thân của chai, lọ hoặc bao bì của bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào. Theo quy định ghi nhãn thực phẩm, chúng bao gồm hầu hết các thông tin cơ bản về sản phẩm như liều lượng khuyến nghị, số lượng định lượng mỗi hộp đựng, thành phần trong sản phẩm và lượng từng chất dinh dưỡng trong đó.

Bắt đầu bằng cách kiểm tra liều lượng, bạn có thể biết mình nên dùng bao nhiêu để đạt được liều lượng mong muốn. Bạn cũng có thể xác định rằng mình nên uống nhiều lần hay uống cùng một lúc.

Đối với vitamin và khoáng chất, giá trị này thường được liệt kê là “Lượng khuyến nghị hàng ngày (% DV)”, dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của một người trung bình tiêu thụ 2.000 calorie mỗi ngày.

Ví dụ: Nếu một sản phẩm chứa 50% DV cho một chất dinh dưỡng cụ thể có nghĩa là nó chứa khoảng 50% lượng mà một người cần cho cả ngày.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn không được dùng vượt quá mức tiêu thụ có thể dung nạp được (Tolerable Upper Intake Level – UL). Đây là lượng tiêu thụ hàng ngày tối đa không có khả năng gây ra các triệu chứng bất lợi hoặc tác dụng phụ. 

Ở cuối nhãn, các thành phần khác được liệt kê như các loại thảo mộc, chất chiết xuất, chất phụ gia và các hợp chất khác được nhà sản xuất thêm vào với nhiều mục đích khác nhau. Chúng có thể là chất hỗ trợ để bạn hấp thụ sản phẩm tốt hơn hoặc là các hương liệu tạo mùi vị giúp bạn dễ uống hơn.

Thành phần

Kiểm tra cẩn thận các thành phần như chất độn, chất tạo ngọt, chất bảo quản, hương liệu và chất phụ gia đều được liệt kê trên nhãn.

quy định ghi nhãn thực phẩm về thành phần

Chất độn thường được các nhà sản xuất sử dụng để giúp cắt giảm chi phí hoặc thêm chất vào viên nén, viên nang.

Một số chất phụ gia cũng làm tăng thời hạn sử dụng của chất bổ sung, giúp kết dính các thành phần với nhau, hoặc cải thiện kết cấu, màu sắc, mùi vị.

Dù những thành phần này có thể cần thiết, nhưng tốt nhất bạn nên tránh xa các chất bổ sung có chứa một danh sách dài các chất phụ gia.

Một số chất phụ gia phổ biến nhất được tìm thấy trong các chất bổ sung bao gồm: xenlulo, axít stearic, gelatin, dầu đậu nành, maltodextrin, kali sorbat, silicon dioxide, axít citric, titanium dioxide, lecithin đậu nành, magiê stearate, sorbitol…

Các chất bổ sung cũng có thể chứa màu nhân tạo, chất làm ngọt hoặc hương liệu, tất cả đều sẽ được ghi trên nhãn.

Hãy nhớ rằng các thành phần được liệt kê theo thứ tự ưu thế, với những thành phần có trong số lượng cao nhất được liệt kê đầu tiên.

Dấu hiệu xác định chất lượng của sản phẩm

Các chất bổ sung được bán ở Hoa Kỳ bắt buộc phải tuân theo tiêu chuẩn Thực hành Sản xuất Tốt (Good Manufacturing Practices – CGMP). Điều này đảm bảo rằng các công ty tuân thủ các quy trình đã được phê duyệt để sản xuất, đóng gói, ghi nhãn và bảo quản các chất bổ sung.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các nhà sản xuất tuân thủ các nguyên tắc này, giúp các chất bổ sung đáp ứng các thông số kỹ thuật cần thiết về sức mạnh, danh tính, độ tinh khiết và thành phần.

Một số nhà sản xuất cũng có thể chọn trải qua thử nghiệm của bên thứ ba để nhận được chứng nhận từ các tổ chức như:

  • Tổ chức NSF International
  • Tổ chức Dược điển Hoa Kỳ – United States Pharmacopeia (USP)
  • Tổ chức ConsumerLab
  • Nhóm kiểm soát các chất bị cấm – Banned Substances Control Group (BSCG)
  • Tổ chức Underwriters Laboratories (UL)
  • Tiêu chuẩn dầu cá quốc tế – International Fish Oil Standards (IFOS)

Các tổ chức này đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về độ tinh khiết và hiệu lực của chất bổ sung. Đó là lý do tại sao các chứng nhận thường là một chỉ số tốt về chất lượng. Các sản phẩm đã nhận được chứng nhận từ các tổ chức này thường hiển thị con dấu xác minh trên nhãn. Bạn cũng thường có thể tìm thấy danh sách các sản phẩm được chứng nhận trên trang web của tổ chức bên thứ ba.

Các thuật ngữ trong quy định ghi nhãn thực phẩm

Natural – Tự nhiên

Theo FDA, thuật ngữ “tự nhiên” và “hoàn toàn tự nhiên” dùng để chỉ các sản phẩm không chứa bất kỳ thành phần nhân tạo hoặc tổng hợp nào, bao gồm cả hương vị hoặc màu sắc nhân tạo. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc sử dụng thuật ngữ “tự nhiên” không được thực thi nghiêm ngặt ở Hoa Kỳ. Do đó, điều quan trọng vẫn là kiểm tra nhãn thành phần để tìm chất tạo ngọt, hương vị và màu sắc tổng hợp.tự nhiên

Organic – Nguồn gốc hữu cơ

Các chất bổ sung có thể được bán trên thị trường dưới dạng hữu cơ, miễn là chúng tuân thủ các quy định của Chương trình Hữu cơ Quốc gia và chứa các loại thảo mộc, vitamin hoặc khoáng chất có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật hữu cơ. 

Thực vật hữu cơ được trồng mà không sử dụng bất kỳ thực phẩm biến đổi gen (GMO) hoặc các chất bị cấm, bao gồm phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu. Trong khi đó, động vật hữu cơ được cho ăn thức ăn hữu cơ và không sử dụng hormone hoặc kháng sinh.

Về quy định ghi nhãn thực phẩm, các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận thường có con dấu màu xanh lá cây với biểu tượng USDA trên bao bì.

hữu cơ

Food-base hay Whole food (Sản phẩm có nguồn gốc từ thực phẩm)

Một số sản phẩm được gọi là chất bổ sung “Food-base – gốc thực phẩm” hoặc “ Whole food – thực phẩm hoàn toàn”. Những chất bổ sung này thường được thực hiện bằng cách sử dụng hỗn hợp cô đặc của các chất thực phẩm đã được xử lý qua quy trình sấy khô hay khử nước.

 

quy định ghi nhãn thực phẩm về whole food

Mặc dù điều này nghe có vẻ là một lựa chọn tốt cho người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe, nhưng điều cần lưu ý đây không nhất thiết là một sản phẩm chất lượng vì trên thực tế, thực phẩm chức năng thường chứa các thành phần tổng hợp, bao gồm chất phụ gia, chất độn và hương liệu.

GMO (Sản phẩm có nguồn gốc từ thực phẩm không biến đổi gen)

Một số chất bổ sung được quảng cáo là không có GMO nghĩa là chúng được sản xuất mà không có bất kỳ thành phần biến đổi gen nào. Nhiều người hạn chế tiêu thụ các thành phần GMO do lo ngại về dị ứng thực phẩm, kháng thuốc kháng sinh và ảnh hưởng sức khỏe lâu dài có thể xảy ra. Các sản phẩm cũng có thể có con dấu của Dự án Non GMO, một tổ chức phi lợi nhuận xác minh rằng các thành phần không phải là GMO.

quy định ghi nhãn thực phẩm về Non GMO

Hiểu quy định ghi nhãn thực phẩm là chìa khóa vàng giúp bạn chọn sản phẩm phù hợp. Với những thông tin trên, LEEP.APP hy vọng bạn có đủ kiến thức để không phải bối rối khi chọn lựa các sản phẩm chất lượng dành cho bản thân hoặc gia đình mình và luôn lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào nhé.

Nguồn tham khảo

How to Read Supplement Labels Like a Pro https://www.healthline.com/nutrition/how-to-read-supplement-labels#bottom-line Ngày truy cập: 01/07/2021