Glucosamine sulfate – bảo vệ xương khớp của bạn
Glucosamine sulfate thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng rối loạn xương khớp cũng như để điều trị một số bệnh viêm nhiễm khác.
Glucosamine sulfate vừa là một phân tử xuất hiện tự nhiên trong cơ thể, vừa là một chất bổ sung bằng chế độ ăn uống. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về hợp chất này nhé!
Glucosamine sulfate là gì?
Glucosamine là một hợp chất tự nhiên được phân loại về mặt hóa học là đường amin. Đây là thành phần tự nhiên của sụn và có tác dụng ngăn ngừa xương cọ xát với nhau gây đau và viêm, ngăn ngừa sự phân hủy sụn gây ra bệnh viêm khớp.
Ngoài cách được sản xuất trong phòng thí nghiệm, thì hợp chất này được tìm thấy trong một số mô động vật như: vỏ của động vật có vỏ, xương động vật và nấm. Các dạng glucosamine bổ sung thường được làm từ các nguồn tự nhiên này và được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang, gel mềm hoặc hỗn hợp uống.
Glucosamine là một trong nhiều chất bổ sung nhằm điều trị đau khớp. Có hai loại glucosamine được tìm thấy trong các chất bổ sung là: glucosamine hydrochloride và glucosamine sulfate.
Tác dụng và tương tác thuốc của glucosamine sulfate
Tùy theo cách thức sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với các chất hoặc thuốc khác mà công dụng của hợp chất tự nhiên này sẽ phát huy khác nhau như sau:
Viêm xương khớp, điều trị rối loạn xương và khớp
Cách tốt nhất để giảm bớt độ cứng khớp phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Bạn cần liên hệ bác sĩ để thăm khám nếu tình trạng cứng khớp kéo dài hơn 30 phút sau khi bạn thức dậy hoặc nếu các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn. Việc chẩn đoán sẽ giúp bạn và bác sĩ xác định cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng cứng khớp và chấm dứt các triệu chứng liên quan khác.
Hiện nay, để điều trị và ngăn ngừa các rối loạn khớp, viêm xương khớp, làm chậm sự tiến triển của viêm xương khớp, làm chậm quá trình thu hẹp không gian khớp thì glucosamine sulfate thường được sử dụng phổ biến.
Hàm lượng khuyến cáo sử dụng cho cơn đau do viêm khớp thường dao động từ 300 – 2000 mg mỗi ngày. Cụ thể:
- Sử dụng liều 1.500 mg mỗi ngày trong nửa năm sẽ giảm đau và cải thiện chức năng xương khớp. Nếu liều này làm ảnh hưởng dạ dày của bạn thì nên giảm liều dùng xuống còn 500 mg mỗi lần.
- Sử dụng liều 1.500 mg mỗi ngày trong ba năm đã cải thiện toàn diện các triệu chứng như: đau, cứng và chức năng xương khớp.
Ngoài ra, có thể kết hợp với chất bổ sung MSM để tăng cường hiệu quả công dụng điều trị giảm đau và cứng khớp ở những người bị viêm khớp.
Bệnh tăng nhãn áp
Glucosamine sulfate có thể thúc đẩy sức khỏe của mắt thông qua tác dụng giảm viêm và chống oxy hóa trong võng mạc. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn hàm lượng sử dụng phù hợp để tránh gây hại cho những người bị bệnh tăng nhãn áp.
Khớp thái dương hàm
Khi kết hợp bổ sung glucosamine sulfate và chondroitin sẽ giúp giảm đáng kể các dấu hiệu đau và viêm, cũng như tăng khả năng vận động của hàm. Đây là một liệu pháp hiệu quả cho bệnh khớp thái dương hàm.
Hỗ trợ giảm đau, tăng khả năng vận động của hàm
Các phương pháp tự nhiên hỗ sợ viêm xương khớp
Ngoài việc sử dụng chất bổ sung, bạn cũng có thể các phương pháp tự nhiên sau để kết hợp hỗ trợ điều trị bệnh:
Chườm nóng hoặc lạnh
- Cả hai mức nhiệt độ đều có lợi cho các khớp cứng.
- Chườm lạnh hoặc túi đá lên khớp cứng trong 15 – 20 phút vài lần mỗi ngày giúp giảm viêm hoặc sưng và dễ vận động khớp. Ngoài ra, chườm lạnh cũng có thể làm tạm tê liệt nhẹ vùng chườm để bạn bớt đau hơn.
- Nhiệt cũng có tác dụng điều trị các khớp và cơ. Sử dụng miếng đệm nóng, chai nước nóng hoặc nước ấm từ vòi hoa sen hoặc bồn tắm để thư giãn cơ và tăng tuần hoàn.
Tập thể dục
Tập thể dục và vật lý trị liệu có thể giúp tăng khả năng vận động và làm giảm độ cứng của khớp. Đây là một cách tuyệt vời giúp giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý, vừa làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý gây đau và cứng khớp do thừa cân. Tuy nhiên, tập thể dục có thể làm trầm trọng thêm một số tình trạng đang có. Do đó, nên nghe ý kiến chuyên môn từ bác sĩ để được hướng dẫn chính xác.
Tác dụng phụ khi dùng glucosamine sulfate
Thông thường các chất bổ sung đều an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các phản ứng phụ không nguy hiểm như sau:
- Buồn nôn và nôn mửa
- Bệnh tiêu chảy
- Ợ nóng
- Đau bụng
Lưu ý khi dùng glucosamine sulfate
Một vài điểm quan trọng bạn cần lưu ý khi sử dụng chất bổ sung:
- Glucosamine có thể ảnh hưởng không tốt đến việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với những người mắc bệnh tiểu đường, có thể làm tăng độ nhạy insulin. Do đó, cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng trong trường hợp bạn bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc tiểu đường.
- Không nên bổ sung hợp chất này nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần sử dụng.
- Các chất bổ sung này được bán rộng rãi và dễ tìm. Tuy nhiên, bạn cần xem xét là chất lượng của sản phẩm bằng cách mua hàng tại những nhà thuốc, địa chỉ uy tín, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng. Nên tham khảo giá bán lẻ trên thị trường để mua đúng giá và không bị nhầm với những hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng.
- Bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh tình trạng ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Bài viết vừa rồi đã chia sẻ tới bạn những thông tin về glucosamine sulfate. Tại Việt Nam, với nhiều lợi ích hỗ trợ cho sức khỏe, glucosamine sulfate ngày nay rất phổ biến và dễ dàng tìm thấy trong các hiệu thuốc, siêu thị, các điểm bản lẻ, điểm bán hàng nhập khẩu.
Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học. Hãy tải ứng dụng LEEP.APP để đặt lịch tập với những huấn luyện viên chuyên nghiệp nhé.
Nguồn tham khảo
Does Glucosamine Work? Benefits, Dosage and Side Effects https://www.healthline.com/health/joint-supplements#glucosamine/ Ngày truy cập: 16/02/2021
Does Glucosamine Work? Benefits, Dosage and Side Effects https://www.healthline.com/nutrition/glucosamine#what-it-is/ Ngày truy cập: 16/02/2021
Do Glucosamine Supplements Work for Arthritis? https://www.healthline.com/nutrition/glucosamine-and-arthritis#TOC_TITLE_HDR_4/ Ngày truy cập: 16/02/2021