Glucosamine: Người bạn đồng hành cùng sức khỏe xương khớp
Glucosamine là một phân tử xuất hiện tự nhiên trong cơ thể, nhưng nó cũng là một chất bổ sung chế độ ăn uống phổ biến thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng của rối loạn xương và một số bệnh viêm nhiễm khác. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những lợi ích, liều lượng và tác dụng phụ của glucosamine.
Glucosamine là gì? Đây là một hợp chất tự nhiên được phân loại về mặt hóa học là đường amin. Nó đóng vai trò như một khối xây dựng cho nhiều loại phân tử chức năng trong cơ thể. Glucosamine thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các rối loạn khớp, chẳng hạn như viêm xương khớp. Nó có thể được dùng bằng đường uống hoặc bôi tại chỗ dưới dạng dầu xoa bóp glucosamine. Thường được sản xuất dưới 2 dạng:
- Glucosamine sulfate
- Glucosamine hydrochloride
Đôi khi, glucosamine sulfate cũng được bán kết hợp với chondroitin sulfate. Hầu hết các dữ liệu khoa học chỉ ra hiệu quả cao nhất đối với glucosamine sulfate hoặc glucosamine sulfate kết hợp với chondroitin.
Glucosamine có thật sự hiệu quả?
Mặc dù các tuyên bố rộng rãi được đưa ra về tác dụng tích cực của glucosamine đối với nhiều bệnh, nghiên cứu hiện có chỉ cho thấy việc sử dụng glucosamine hỗ trợ cho một số bệnh lý.
Hiện tại, bằng chứng mạnh mẽ nhất ủng hộ việc sử dụng glucosamine để điều trị lâu dài các triệu chứng viêm xương khớp. Điều này có nghĩa là glucosamine không có tác dụng với tất cả mọi người.
Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng glucosamine, hãy lưu ý chất lượng của chất bổ sung bạn chọn, vì điều này có thể tạo ra sự khác biệt về tác dụng của sản phẩm đến cơ thể bạn. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra giấy chứng nhận của bên thứ ba để đảm bảo rằng bạn đang nhận được chính xác những gì bạn đang phải trả. Các nhà sản xuất sẵn sàng để sản phẩm của họ kiểm tra độ tinh khiết bởi một bên thứ ba có xu hướng có tiêu chuẩn cao hơn.
ConsumerLab, NSF International và US Pharmacopeia (USP) là một số công ty độc lập cung cấp dịch vụ chứng nhận. Nếu bạn nhìn thấy logo của họ trên thực phẩm bổ sung của mình, thì có thể nó có chất lượng tốt.
Tác dụng của glucosamine
Giảm viêm
Glucosamine thường được sử dụng bổ sung để điều trị các triệu chứng của các tình trạng viêm khác nhau. Mặc dù các cơ chế của glucosamine vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng nó đã được tin và sử dụng rộng rãi. Một nghiên cứu trong ống nghiệm đã chứng minh tác động chống viêm đáng kể khi glucosamine được áp dụng cho các tế bào tham gia vào quá trình hình thành xương.
Hỗ trợ khớp khỏe mạnh
Glucosamine tồn tại tự nhiên trong cơ thể bạn. Một trong những vai trò chính của nó là hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của các mô giữa các khớp của bạn. Sụn khớp là một loại mô trắng mịn bao phủ các đầu xương, nơi chúng gặp nhau để tạo thành khớp. Loại mô này cùng với chất lỏng bôi trơn được gọi là chất lỏng hoạt dịch cho phép xương di chuyển tự do với nhau, giảm thiểu ma sát và khớp cử động không bị đau.
Glucosamine giúp hình thành một số hợp chất hóa học liên quan đến việc tạo ra sụn khớp và chất lỏng hoạt dịch. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng glucosamine có thể bảo vệ mô khớp bằng cách ngăn ngừa sự phân hủy của sụn.
Điều trị rối loạn xương và khớp
Các chất bổ sung glucosamine thường được dùng để điều trị các tình trạng xương và khớp khác nhau bao gồm khả năng điều trị các triệu chứng và sự tiến triển của bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và loãng xương.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung glucosamine sulfate hàng ngày có thể mang lại hiệu quả, điều trị lâu dài cho bệnh viêm xương khớp bằng cách giảm đáng kể cơn đau, duy trì không gian khớp và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Mặc dù những kết quả này rất đáng khích lệ, nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu trên người để hiểu cơ chế và ứng dụng tốt nhất của glucosamine trong các bệnh xương khớp.
Có thể bổ sung glucosamin từ thực phẩm tự nhiên?
Dù glucosamine sulfate thường được sản xuất từ vỏ của động vật thân mềm hai mảnh, nhưng không có bất kỳ nguồn thực phẩm tự nhiên nào cung cấp chất này.
Liều lượng và tác dụng phụ của glucosamine
Liều dùng điển hình là 1.500mg mỗi ngày, bạn có thể dùng một lần hoặc nhiều liều lượng nhỏ hơn trong ngày. Tuy nhiên, uống glucosamine trước hay sau ăn? Câu trả lời là bạn có thể uống vào bất cứ thời điểm nào thuận lợi với bạn nhất. Có một số tài liệu khuyên bạn nên uống vào buổi sáng, trong hoặc sau khi ăn.
Rủi ro có thể xảy ra và tác dụng phụ
Thực phẩm chức năng glucosamine có thể an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một số rủi ro tồn tại phản ứng phụ có thể xảy ra bao gồm:
- Buồn nôn và ói mửa
- Bệnh tiêu chảy
- Ợ nóng
- Đau bụng
Bạn không nên dùng thực phẩm chức năng này nếu đang mang thai hoặc cho con bú do thiếu bằng chứng chứng minh tính an toàn của nó trong những trường hợp này.
Glucosamine có thể làm tồi tệ hơn việc kiểm soát đường huyết đối với những người mắc bệnh tiểu đường, mặc dù nguy cơ này tương đối thấp. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc điều trị tiểu đường, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng.
Chất này còn tồn tại tự nhiên trong cơ thể bạn và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì các khớp khỏe mạnh. Nếu bạn đang tìm cách giảm đau xương khớp, thì việc bổ sung thực phẩm chức năng này có thể đáng xem xét, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng.
LEEP.APP hy vọng qua bài viết này, bạn đã có những thông tin cần thiết về glucosamine. Bạn cần lưu ý thêm là dùng các loại thực phẩm chức năng chỉ nên được sử dụng cùng với chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Ngoài ra, bạn cũng cần tập luyện thể dục thường xuyên nữa nhé.
Nguồn tham khảo
Does Glucosamine Work? Benefits, Dosage and Side Effects https://www.healthline.com/nutrition/glucosamine#bottom-line Ngày truy cập: 23/6/2021