Cứng khớp không phải là “chuyện nhỏ”

Cứng khớp không phải là “chuyện nhỏ”

Cứng khớp là một vấn đề khá phổ biến, nhất là ở người có tuổi, nhưng không vì thế mà chúng ta có thể chủ quan. Nguyên nhân của tình trạng này khá đa dạng, do đó cần xác định để biết cách khắc phục đúng và sớm nhất.

Khớp, cơ và xương qua nhiều năm hoạt động đều tích lũy tổn hại. Nhiều người gặp phải tình trạng cứng khớp sau khi thức dậy. Nằm ngủ trong nhiều giờ làm giảm lượng chất lỏng của cơ thể. Điều đó có thể làm cho việc di chuyển khớp khó khăn hơn vào buổi sáng.

Cứng khớp có thể nhẹ và chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động của bạn trong một khoảng thời gian ngắn mỗi sáng hoặc sau khi ngồi trong thời gian dài. Độ cứng cũng có thể nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bạn.

Trong một số trường hợp, đau và viêm kèm theo cứng khớp. Điều này có thể làm bạn đau khi đi bộ, đứng hoặc thực hiện những hoạt động đặt trọng lượng lên khớp.

Nguyên nhân gây nên tình trạng cứng khớp

viêm khớp

Thấp khớp, viêm xương khớp, lupus, viêm bao hoạt dịch, bệnh gout và ung thư xương là 6 nguyên nhân phổ biến có thể gây cứng khớp

Không phải tất cả các khớp cứng là kết quả của tuổi tác. Nhiều tình trạng khác có thể gây ra cứng khớp, gồm viêm khớp, lupus và viêm bao hoạt dịch (bursitis). Các yếu tố lối sống, bao gồm chế độ ăn uống và cân nặng, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp.

1. Thấp khớp

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau khớp là chứng viêm khớp dạng thấp, hoặc còn gọi là thấp khớp. Đây một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hơn 1,5 triệu người (ở Hoa Kỳ). Các triệu chứng của nó thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30 – 60.

Đây là một rối loạn viêm mãn tính và cũng là một bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các bộ phận khỏe mạnh của cơ thể, chẳng hạn như lớp lót của khớp. Điều này gây ra viêm, đau và cứng. Theo thời gian, bệnh cũng có thể gây biến dạng khớp và xói mòn xương.

Không có cách chữa trị cho thấp khớp, nên không thể loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng. Thuốc và các phương pháp điều trị khác có thể kiểm soát các triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển, rất khó có thể ngăn được khuyết tật.

2. Viêm xương khớp

Một dạng viêm khớp phổ biến khác là viêm xương khớp, đôi khi được gọi là viêm khớp thoái hóa. Nó ảnh hưởng đến gần 27 triệu người Mỹ, phổ biến nhất ở những người trên 65 tuổi.

Đây là loại viêm khớp do khớp bị mòn. Sụn, mô mỏng bảo vệ xương trong khớp của bạn, mòn đi khi sử dụng. Theo thời gian, sụn không còn có thể bảo vệ xương của bạn.

Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, nhưng những khớp thường bị ảnh hưởng nhiều nhất là:

• Đầu gối
• Hông
• Ngón tay
• Cổ
• Lưng

Khi viêm khớp tiến triển, nó có thể bắt đầu gây ra các triệu chứng khác ngoài cứng khớp, bao gồm đau đớn, sưng tấy, âm thanh lục cục khi khớp đang chuyển động.

Khi tình trạng xấu đi, xương dễ gãy hơn và bạn có thể bị gãy xương khi vận động mạnh. Trong giai đoạn nặng của viêm khớp, lớp sụn biến mất, khiến xương chà xát với xương khác. Điều này có thể gây đau đớn, cứng khớp và tàn tật.

Điều trị viêm khớp có thể bao gồm thay thế một số sụn và chất dịch bị mất trong khớp. Phương pháp điều trị thiên về thay đổi lối sống nhằm giảm trọng lượng và áp lực lên khớp cũng có thể có hiệu quả. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần phẫu thuật thay khớp.

viêm khớp ngón tay

Viêm khớp ngón tay ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày, khiến bạn gặp bất tiện trong vận động, kể cả mở nút chai cũng khó khăn

3. Lupus

Lupus cũng là một bệnh tự miễn như thấp khớp, khi cơ thể tự tấn công các cơ quan và mô, gây ra cứng, đau và sưng. Lupus rất khó chẩn đoán vì các triệu chứng của nó giống nhiều bệnh khác. Có thể mất vài tháng để chẩn đoán lupus bằng các xét nghiệm loại trừ các tình trạng khác.

Đây cũng là bệnh mãn tính. Một khi đã phát triển, bạn có thể sẽ gặp các triệu chứng của tình trạng này suốt đời. Bệnh này không thể chữa, chỉ có thể điều trị để giảm và kiểm soát các triệu chứng.

>>> Xem thêm: 19 thực phẩm hỗ trợ bạn đánh bại bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

4. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy dịch đệm xương, dây chằng và cơ bắp trong khớp của bạn. Những túi dịch bị viêm có thể gây ra cứng và đau ở khớp bị ảnh hưởng.

Viêm bao hoạt dịch có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào, nhưng nó phổ biến nhất ở các khớp lớn như:

• Khuỷu tay
• Vai
• Hông
• Đầu gối
• Mắt cá
• Ngón chân cái

Bệnh này thường mang tính tạm thời và điều trị dựa vào việc để cho khớp bị ảnh hưởng được nghỉ ngơi trong vài tuần. Điều này có nghĩa là bạn cần giảm hoạt động thể chất và giữ ổn định chung trong một thời gian để cho phép túi hoạt dịch phục hồi.

5. Bệnh gout

Không giống như một số nguyên nhân có thể gây cứng khớp khác, bệnh gout xuất hiện đột ngột. Nó có thể xuất hiện trong khi bạn ngủ, điều này có thể khiến các khớp đau khi bạn thức dậy.

Đặc trưng của bệnh là các cơn đau dữ dội và đau đột ngột ở khớp. Bệnh có thể tác động đến bất kỳ khớp nào, nhưng ngón chân cái thường là khớp đầu tiên gặp các triệu chứng.

Gout ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới, nhưng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh gout tăng sau khi mãn kinh. Hầu hết mọi người sẽ đối phó với các giai đoạn của triệu chứng bệnh trong suốt quãng đời còn lại, nhưng các triệu chứng có thể điều trị được.

bệnh gout

Ngón chân cái thường là khớp đầu tiên gặp các triệu chứng đau trong bệnh gout

6. Ung thư xương

Nguyên nhân này khá hiếm, nhưng cũng là một khả năng. Những người bị ung thư xương có thể bị đau khớp, đau xương, sưng hoặc nhạy cảm vùng gần xương.

Không phải ai cũng bị đau, đó là lý do tại sao ung thư xương có thể tiến triển và bắt đầu gây ra các triệu chứng khác trước khi được phát hiện.

Ung thư có thể điều trị được, nhưng kết quả phụ thuộc vào một số yếu tố. Những yếu tố này bao gồm kích thước, vị trí và loại khối u. Các lựa chọn điều trị ung thư xương bao gồm xạ trị, hóa trị và phẫu thuật.

Làm thế nào để phục hồi?

Cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng cứng khớp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu cứng khớp kéo dài hơn 30 phút sau khi bạn thức dậy hoặc nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, thì điều quan trọng là bạn cần đi khám.

Chẩn đoán vấn đề tiềm ẩn sẽ giúp bạn và bác sĩ xác định cách tốt nhất để giảm bớt cứng khớp và ngăn chặn các triệu chứng liên quan khác. Tuy nhiên, những cách sau đây có thể khắc phục cứng khớp.

1. Chườm nóng hoặc lạnh

Cả hai thái cực nhiệt độ có thể có lợi cho khớp cứng.

Chườm một túi lạnh hoặc túi đá vào khớp cứng của bạn trong 15 – 20 phút vài lần một ngày. Điều này có thể giúp giảm viêm hoặc sưng và dễ dàng vận động khớp. Nó cũng có thể làm giảm các thụ thể đau để bạn giảm đau.

Nhiệt cũng có tác dụng chữa bệnh cho khớp và cơ bắp. Hãy sử dụng một miếng đệm nóng, chai nước nóng hoặc nước ấm từ vòi sen, bồn tắm để thư giãn cơ bắp và tăng lưu thông.

2. Thuốc không kê đơn

Nhiều triệu chứng đau khớp nhẹ có thể thuyên giảm bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất cho viêm khớp. Các loại NSAID bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen.

3. Steroid

Nếu viêm và sưng ở khớp gây cứng khớp, steroid có thể là một lựa chọn điều trị. Corticosteroid làm giảm viêm. Khi chứng viêm giảm, đau khớp và cứng khớp cũng giảm.

Steroid có thể không có lợi cho những người bị viêm khớp tiến triển. Trong một số trường hợp, việc giảm đau có thể chỉ tạm thời và những lần tiêm steroid kế tiếp có thể không hiệu quả.

4. Tập thể dục

tập thể dục

Vận động thể chất mang lại rất nhiều lợi ích, trong đó có ngăn ngừa tình trạng cứng khớp

Tập thể dục có thể giúp tăng khả năng vận động của khớp và làm giảm độ cứng. Đây cũng là một cách tuyệt vời để giảm cân hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh. Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh gây đau khớp và cứng khớp.

Nếu bạn không chắc chắn cách thức tập thể dục hoặc gặp khó khăn khi vận động, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc một nhà trị liệu vật lý được đào tạo. Tập thể dục là một cách dễ dàng để giảm đau và cứng khớp, nhưng bạn có thể làm vấn đề nặng thêm nếu bạn không thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước khi bắt đầu kế hoạch tập thể dục. Khi tập luyện, bạn nên hạn chế khóa khớp để giảm áp lực lên các khớp xương, đặc biệt là khớp gối.

5. Áp dụng phương pháp căng cơ trị liệu

căng cơ trị liệu

Căng cơ trị liệu là một trong những phương pháp điều trị tích cực đối với các bệnh về cơ – xương – khớp

Khi bạn trải qua các cơn đau xương khớp, các nhóm cơ quanh khu vực đau sẽ co cứng lại. Các động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp từng nhóm cơ thư giãn, làm dịu cơn đau.

Các nhóm cơ dễ bị căng cứng thường là cơ cổ – vai, cơ lưng, cơ mông – đùi. Giữ cơ và xương khớp có mối tương quan trong vận động, do đó điều trị các bệnh về xương khớp sẽ không tránh khỏi điều trị căng cơ.

Bạn có thể tự tìm hiểu các bài tập căng cơ, giãn cơ tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến một nhà trị liệu có chuyên môn giỏi, vì điều trị cơ xương khớp là một hành trình khá dài và cần sự chuẩn xác.

Các nhà trị liệu căng cơ từ LEEP.APP có thể tư vấn và giúp bạn lượng giá tình hình các tổn thương cơ xương khớp, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Bạn sẽ được thăm khám tại nhà và trải nghiệm miễn phí buổi trị liệu đầu tiên.

Các thực phẩm bổ sung từ thiên nhiên để giảm đau khớp

Ba phương pháp điều trị từ thiên nhiên sau đây cũng có thể hứa hẹn giúp giảm đau khớp.

1. Dầu cá

dầu cá

Liều lượng điển hình để bổ sung dầu cá là 300mg mỗi ngày

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, những người dùng dầu cá báo cáo họ ít trải qua cơn đau khớp và đau khớp buổi sáng.

Dầu cá chứa chất béo không bão hòa axít eicosapentaenoic (EPA) và axít docosahexaenoic (DHA). Thêm các món cá vào bữa ăn hàng tuần của bạn cũng có nhiều lợi ích khác, bởi vì chúng chứa axít béo omega-3.

Liều lượng điển hình để bổ sung dầu cá là 300mg mỗi ngày. Bạn nên đọc nhãn chai để xác định có bao nhiêu miligam omega-3 trong mỗi viên.

Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu bổ sung dầu cá. Thực phẩm bổ sung cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác.

2. Hạt lanh

Hạt lanh chứa một loại axít béo omega-3 khác, axít alpha-linolenic (ALA). Giống như EPA và DHA, ALA có thể giúp giảm viêm và giảm các triệu chứng cứng khớp.

Hạt lanh có một số ALA, nhưng dầu hạt lanh có nhiều hơn. Sản phẩm dầu hạt lanh có hai dạng: viên nang hoặc trong chai. Khuyến cáo trung bình hàng ngày là 500mg. Số lượng đó thường là trong một viên nang hạt lanh hoặc 28g hạt lanh.

Hạt lanh được nghiền để giải phóng các chất béo lành mạnh. Cơ thể của bạn có thể phá vỡ và xử lý toàn bộ hạt lanh, vì vậy bạn sẽ nhận được chất béo lành mạnh.

3. Glucosamine sulfat

Hóa chất này tồn tại tự nhiên trong chất lỏng xung quanh khớp của bạn. Nó đóng một vai trò trong việc tạo ra sụn. Nếu bạn bị thiếu hụt glucosamine sulfate, cơ thể có thể không sản xuất hoặc bảo vệ sụn.

Một số nghiên cứu hỗ trợ việc sử dụng chất bổ sung này để giảm đau khớp và cứng khớp. Chất này có thể hữu ích nhất cho những người bị thoái hóa khớp gối và sưng. Liều khuyến cáo cho đau khớp là từ 300 – 2.000mg mỗi ngày.

Trước khi sử dụng, bạn hãy tham khảo với bác sĩ về các tương tác thuốc.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

 

bác sĩ khám khớp

Khi bị đau khớp liên tục không hết sau khoảng một tuần, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra

Nếu bị cứng khớp và đau đột ngột, hãy đi khám bác sĩ. Tương tự như vậy, nếu độ cứng và đau không hết sau khoảng thời gian 5 – 7 ngày, bạn nên đi khám.

Bạn cũng nên đi khám nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

• Đau dữ dội
• Sưng nhanh
• Biến dạng khớp
• Không có khả năng di chuyển khớp
• Đỏ dữ dội và nóng khi chạm vào

Mặc dù cứng khớp khá phổ biến, nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của một tình trạng khác. Khám sức khỏe là một cách dễ dàng để xác định nguyên nhân của vấn đề.

Nếu không thể kết luận, bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp điều trị để giúp giảm bớt độ cứng trong khi chờ xem liệu nó có biến mất không. Nếu tình trạng cứng khớp không biến mất, bạn có thể cần xét nghiệm để được chẩn đoán.

Khi bác sĩ xác định nguyên nhân, họ có thể đề xuất kế hoạch điều trị tốt nhất cho bạn. Điều này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát.

Hy vọng bài biết đã cho bạn cái nhìn tổng quát và toàn diện về cứng khớp, để bạn biết hướng giải quyết ngay khi bắt đầu thấy dấu hiệu đầu tiên.

Nếu có vấn đề về cơ xương khớp, hãy tìm đến dịch vụ Căng cơ trị liệu của LEEP.APP, chúng tôi sẽ tặng bạn một buổi tập F1 hoàn toàn miễn phí. Bạn chỉ cần tải LEEP.APP về máy, tạo tài khoản. Bộ phận Chăm sóc khách hàng của chúng tôi sẽ liên hệ để tư vấn thêm cho bạn. Hãy trải nghiệm thử dịch vụ này, vì sức khỏe của bản thân, bạn đừng chần chừ nữa nhé.

Nguồn tham khảo

Stiff Joints: Why It Happens and How to Find Relief https://www.healthline.com/health/stiff-joints Ngày truy cập: 5/6/2020