Đường thốt nốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Đường thốt nốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Những năm gần đây, xu hướng ăn uống lành mạnh phát triển giúp mọi người có cơ hội nhìn nhận lại tác hại của các loại đường hóa học hay đường mía. Chính vì vậy, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm và chuyển dần sang các loại chất tạo ngọt từ tự nhiên như đường thốt nốt. 

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết xem lý do gì đường thốt nốt lại được sử dụng để thay thế các loại đường mía truyền thống nhé!

Thông tin tổng quan về đường thốt nốt

Đường thốt nốt là một chất tạo ngọt tự nhiên được làm từ nhựa cây thốt nốt – một loại cây thuộc họ cau và có một vài điểm khác biệt nhỏ với cây dừa. Để chiết xuất được đường từ cây thốt nốt, người ta cần làm theo quy trình gồm 2 bước như sau: Lấy phần nhựa thốt nốt từ hoa rồi phơi hoặc sấy hỗn hợp nhựa cho nước bay hơi để có thành phẩm. Đặc điểm của loại đường này là có màu nâu khá giống đường mía nhưng hạt có kích thước nhỏ hơn.

thông tin tổng quan của đường thốt nốt

Đường thốt nốt có màu nâu vàng cánh gián

Giá trị dinh dưỡng trong đường thốt nốt

Một muỗng cà phê đường thốt nốt cung cấp khoảng 54 calories, trong đó chủ yếu là hàm lượng carb cùng các khoáng chất thiết yếu như kali, phốt pho, kẽm, sắt và đồng. Ngoài ra, trong loại đường này còn chứa một số axít béo chuỗi ngắn như polyphenol và chất chống oxy hóa. Chất xơ tuy không nhiều nhưng lại có kết cấu khá đặc biệt, nó có tên là inulin – có khả năng làm chậm sự hấp thụ glucose và kiểm soát lượng đường trong máu luôn ở mức an toàn.

Giá trị dinh dưỡng trong đường thốt nốt

Loại đường này thường được cô đặc thành dạng khối rất khác với đường cát trắng 

Lợi ích của đường thốt nốt với sức khỏe

Cải thiện làn da và sức khỏe hệ miễn dịch

Đường thốt nốt có nhiều chất chống oxy hóa nên có thể ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. Gốc tự do vốn là những phân tử trực tiếp gây ra quá trình lão hóa, khiến làn da xuất hiện vết nhăn và thâm nám, đồi mồi. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa còn góp phần nâng cao đề kháng cho cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn. Chính vì thế, chúng ta nên dùng loại đường này với một lượng phù hợp vào bữa ăn hàng ngày để có được những lợi ích tuyệt vời tới hệ miễn dịch và làn da.

Giúp người bệnh tiểu đường ăn ngon miệng hơn

Chỉ số đường huyết của đường thốt nốt thấp hơn mật ong và đường trắng. Do vậy, nó được coi là nguyên liệu an toàn cho bữa ăn của những người bệnh tiểu đường. Thông thường, người bệnh tiểu đường thường phải ăn kiêng, hạn chế ăn ngọt để kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy vậy, với loại đường này, bữa ăn sẽ dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo các chỉ số ở mức an toàn.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ inulin không chỉ đóng vai trò điều tiết hệ vi khuẩn đường ruột mà còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, loại chất xơ có trong đường này còn giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ khoáng chất, kích thích enzym tiêu hóa để hạn chế chứng táo bón.

Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Hàm lượng vitamin B cùng chất sắt có vai trò cung cấp đủ tế bào hồng cầu, hạn chế tình trạng thiếu máu xảy ra. Ngoài những người bệnh hay bị thiếu máu, nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt cũng nên bổ sung dinh dưỡng từ đường thốt nốt để tránh tình trạng bị hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.

Hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu

Nếu cảm thấy khó chịu khi bị cơn đau đầu hành hạ mà lại không muốn lạm dụng thuốc giảm đau, bạn có thể thử ngay cách đơn giản sau đây. Chỉ cần chuẩn bị nước và pha loãng 20g đường thốt nốt là đã có một thức uống giảm đau hiệu quả.

Cải thiện sức khỏe xương khớp

Hàm lượng sắt cùng manga trong đường thốt nốt sẽ chịu trách nhiệm giúp xương chắc khỏe, dẻo dai và giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống, loãng xương khi về già. Mặt khác, trẻ em khi thường xuyên được bổ sung loại đường này sẽ có hệ thống xương mô vững vàng hơn những bạn nhỏ không sử dụng đường thốt nốt.

Trị ho, cảm cúm

Khi cơ thể nhiễm lạnh sẽ dễ bị cảm cúm và ho. Với tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng những mẹo trị cảm đơn giản từ đường thốt nốt thay vì lạm dụng các loại thuốc kháng sinh. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần đun nước nóng rồi pha cùng với đường thốt nốt và gừng tươi hoặc sử dụng gói trà gừng có sẵn. Phần trà gừng ấm nóng với vị ngọt dịu sẽ giúp cơ thể dần ấm lên, các chứng ho, cảm cũng sẽ đỡ hơn.

Lợi ích của đường đối với sức khỏe

Món bánh thốt nốt trứ danh

Rủi ro khi sử dụng đường thốt nốt thiếu khoa học

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng đường thốt nốt, nạp quá nhiều đường trong thời gian ngắn có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe như:

  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chế độ ăn nhiều đường và sự gia tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim.
  • Tăng cân: Thường xuyên nạp đồ ngọt vào cơ thể sẽ khiến bạn nhanh chóng tăng cân, béo phì, từ đó tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Sâu răng: Đường có thể tạo ra nhiều mảng bám và làm tăng nồng độ axit trong miệng, dần dần sẽ  làm mòn men răng và gây ra sâu răng. Những vi khuẩn này cũng có thể gây viêm nướu hoặc nhiễm trùng nướu.
  • Tâm lý căng thẳng: Một nghiên cứu đã cho biết, những người có chế độ ăn nhiều đường có nhiều nguy cơ bị suy giảm nhận thức, lo lắng và căng thẳng.

Rủi ro khi sử dụng đường thiếu khoa học

Bạn nên lưu ý liều lượng sử dụng loại đường này trong món ăn hằng ngày

Tương tự như bất kỳ chất tạo ngọt nào khác, đường thốt nốt sẽ có nhiều lợi ích với sức khỏe nếu có kế hoạch sử dụng điều độ, khoa học. Trong trường hợp tiêu thụ quá nhiều, vượt quá định mức khuyến nghị, đường thốt nốt cũng gây ra tình trạng tăng cân, béo phì. Vì thế, để ăn uống đảm bảo dinh dưỡng nhưng vẫn duy trì cân nặng như mong muốn, bạn nên xây dựng cho bản thân kế hoạch tập luyện đều đặn nữa nhé.  

Nguồn tham khảo

Palm Sugar: Are There Health Benefits? https://www.webmd.com/diet/palm-sugar-health-benefits Ngày truy cập 10/03/2021