Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì để không tăng đường huyết?

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì để không tăng đường huyết?

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì để không tăng đường huyết? Nếu đang quan tâm chủ đề này, bạn sẽ có được câu trả lời chuẩn xác trong bài viết này đấy!

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu bạn không thể kiểm soát đường huyết. Vì vậy, để giúp insulin và lượng đường trong máu duy trì ổn định, bạn nên biết bệnh tiểu đường kiêng ăn gì là tốt nhất và tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng để đem lại hiệu quả.

Ảnh hưởng của carb đến bệnh tiểu đường

Protein, carb và chất béo là ba vi chất đa lượng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, chúng góp mặt trong nhiều chức năng và giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Trong bao chất này, carb có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến lượng đường huyết vì chúng được phân hủy thành đường hoặc glucose để hấp thụ vào máu.

Ngoại trừ chất xơ, phần carb thuần còn lại sẽ được tiêu hóa. Nếu nạp quá nhiều carb cùng một lúc, lượng đường huyết có thể tăng đến mức nguy hiểm. Đặc biệt là khi bạn ăn các loại carb tinh chế, chúng sẽ làm tăng insulin một cách đột ngột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức đường huyết và bệnh tiểu đường.

Duy trì lượng đường huyết cao trong thời gian dài sẽ làm hỏng dây thần kinh và mạch máu trong cơ thể, tạo tiền đề cho bệnh tim, bệnh thận và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Bạn nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh với lượng carb vừa phải, chỉ bổ sung carb tốt để giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường tốt hơn.

Cụ thể, bệnh tiểu đường kiêng ăn gì và nên ăn gì có thể phụ thuộc một phần vào mức độ bệnh tình, tuy nhiên bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm sau đây để không ảnh hưởng đường huyết.

Bệnh nhân tiểu đường kiêng ăn gì thì tốt?

1. Đồ uống có đường

Đồ uống có đường là thực phẩm hàng đầu nằm trong danh sách bệnh tiểu đường kiêng ăn gì. Chúng chứa rất nhiều carb, mỗi lon 350ml nước ngọt chứa đến 38.5g carb. Với cùng thể tích, trà đá và nước chanh có thể chứa đến 45g carb chỉ từ đường.

nước ngọt

Bệnh nhân tiểu đường không nên uống các loại nước ngọt

Những thức uống này có hàm lượng cao đường fructose, tác động đến tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Khi bổ sung nước ngọt thường xuyên, bạn sẽ khó kiểm soát cân nặng. làm tăng kháng insulin và mỡ bụng, giảm tỷ lệ trao đổi chất và ảnh hưởng sức khỏe tim mạch.

2. Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa là loại chất béo vô cùng có hại cho sức khỏe, có nhiều trong các loại bánh quy, bánh nướng chế biến sẵn và cả bơ thực vật.

Loại chất béo này tuy không trực tiếp làm tăng lượng đường huyết, chúng vẫn liên quan đến việc tăng tình trạng viêm, kháng insulin, tíhc mỡ bụng, giảm mức cholesterol tốt HDL và suy giảm chức năng động mạch.

Để tránh tiêu thụ chất béo chuyển hóa, bạn không nên chọn các sản phẩm có ghi hydro hóa hay hydro hóa một phần trên bao bì.

3. Ngũ cốc tinh chế

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì trắng, gạo hay nui, mì từ bột mì trắng đều có lượng carb cao không tốt cho sức khỏe.

Sử dụng sản phẩm từ ngũ cốc tinh chế có thể làm tăng đáng kể lượng đường huyết ở cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Không chỉ tăng đường huyết, thực phẩm nhiều carb xấu còn làm giảm chức năng não và suy giảm trí nhớ người bị tiểu đường tuýp 2.

Thay vào đó, bạn nên ăn carb phức tạp kết hợp thêm với nhiều thực phẩm giàu chất xơ để giảm đường huyết và cholesterol, cải thiện sức khỏe đường ruột và tình trạng kháng insulin.

4. Sữa chua vị trái cây

Sữa chua tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn chọn các loại sữa chua có đường và hương liệu thì kết quả sẽ không còn tích cực nữa.

sữa chua vị trái cây

Sữa chua được thêm vị trái cây hóa phẩm thường chứa nhiều đường

Nếu thường ăn sữa chua hương trái cây, dù ít béo hay không thì chúng vẫn sẽ cung cấp một lượng đường và carb cho cơ thể, làm tăng lượng đường huyết nhiều hơn.

Tốt nhất là bạn chọn các loại nguyên chất không đường để cải thiện tiêu hóa, kiểm soát cân nặng và cơn thèm ăn hiệu quả.

5. Ngũ cốc ăn sáng có đường

Yến mạch và nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt có khả năng giảm cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy vậy, ngũ cốc ăn sáng lại có thể chứa nhiều carb và đường mà bạn không hay biết.

Ngoài hàm lượng carb cao, những loại ngũ cốc này chứa rất ít protein, do đó không có hiệu quả giảm đói và cung cấp năng lượng lâu dài để ổn định đường huyết. Do đó, ngũ cốc chế biến sẵn luôn được đề cập trong vấn đề bệnh tiểu đường kiêng ăn gì.

6. Thức uống cà phê

Cà phê có một số lợi ích sức khỏe nhất định, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu bạn tiêu thụ caffeine ở mức vừa phải và không sử dụng nhiều đường, kem trong cà phê.

Khi bạn uống calorie, não sẽ không cảnh báo để bạn ăn ít hơn do đó nguy cơ tiêu thụ quá nhiều calorie và tăng cân là vô cùng cao.

Hơn nữa, những đồ uống cà phê có pha hương vị thường chứa nhiều carb hơn. Ví dụ một ly caramel frappuccino 480ml có thể chứa đến 57g carb.

Vì vậy, bạn nne hạn chế uống cà phê, nếu có hãy ưu tiên uống cà phê nguyên chất, ít kem và không đường để không làm ảnh hưởng đường huyết.

7. Mật ong, mật cây thùa và siro cây phong

Dù nằm trong danh sách các chất tạo ngọt tự nhiên, bệnh nhân tiểu đường vẫn nên kiêng cả siro cây phong, mật ong và mật cây thùa.

Các loại đường tự nhiên này có lượng carb gần như tương tự, thậm chí có phần nhỉnh hơn so với đường trắng, gây viêm và làm đường huyết tăng đột biến, không hề tốt cho người bị tiểu đường.

Hàm lượng carb trong khẩu phần 1 muỗng canh các chất tạo ngọt phổ biến:

  • Đường trắng: 12,6g
  • Mật ong: 17,3g
  • Mật cây thùa: 16g
  • Siro cây phong: 13,4g

mật cây thùa agave

Mật cây thùa dù là chất tạo ngọt tự nhiên nhưng vẫn không tốt cho bệnh nhân tiểu đường

8. Trái cây sấy khô

Trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất nhưng khi được sấy khô, ngoài nồng độ dưỡng chất tăng lên thì lượng đường cũng trở nên cô đặc hơn.

Nhìn chung, các loại hoa quả khô sẽ có hàm lượng carb cao hơn nhiều so với trái cây tươi. Ví dụ 151g nho tươi chứa 27.3g carb với 1.4g chất xơ, còn 145g nho khô chứa 115g carb với 5.4g chất xơ. Như vậy, với cùng một lượng, nho khô chứa hơn 4 lần carb so với nho tươi.

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên chọn các loại trái cây tươi ít đường như quả mọng hay táo để sử dụng, giúp duy trì đường huyết ổn định hơn.

9. Snack

Các món ăn nhẹ bao gồm snack, bánh quy hay các thực phẩm đóng gói khác đều không tốt cho người bị tiểu đường. Chúng thường được làm từ bột mì tinh chế, ít dưỡng chất mà cại cung cấp nhiều carb và đường, làm tăng nhanh lượng đường huyết.

Nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn, bạn nên ăn các loại hạt hoặc những loại rau ít carb kèm phô mai.

10. Nước ép trái cây

Nước ép trái cây từ những loại quả nhiều đường có thể chứa nhiều đường fructose như nước ngọt, gây kháng insulin, béo phì và bệnh tim mạch.

Dù là nước trái cây không đường hay có đường, chúng đều chứa sãn lượng đường nhất định với hàm lượng carb cao, do đó bạn nên chọn các thức uống ít carb để bổ sung.

Nếu bạn đang bị đái tháo đường, nắm rõ bệnh tiểu đường kiêng ăn gì sẽ giúp bạn cải thiện insulin và đường huyết hiệu quả hơn ngay từ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học. Hãy tải ứng dụng LEEP.APP để đặt lịch tập với những huấn luyện viên chuyên nghiệp, check in tại hơn 100 câu lạc bộ/phòng gym hoặc tham gia hàng nghìn lớp học chỉ với 1 chạm. Hãy thử và trải nghiệm điều tuyệt vời mà LEEP.APP mang đến cho bạn.

Nguồn tham khảo

11 Foods and Drinks to Avoid with Diabetes. https://www.healthline.com/nutrition/foods-to-avoid-with-diabetes. Ngày truy cập: 30/9/2020


Chủ đề: