Nhiệt miệng ăn gì và tránh gì để nhanh khỏi?

Nhiệt miệng ăn gì và tránh gì để nhanh khỏi?

Nhiệt miệng là tình trạng những vết thương nhỏ phát triển trong miệng hoặc ở dưới chân răng. Nó khiến bạn ăn uống và nói chuyện không thoải mái. Vậy nhiệt miệng ăn gì để không bị đau rát và nhanh khỏi?

Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ những thực phẩm bạn nên ăn khi bị nhiệt miệng nhé.

Tổng quan về nhiệt miệng

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng một vết loét nông, nhỏ, có hình giống dạng miệng núi lửa hình thành trên lưỡi hoặc ở bên trong môi hoặc má của bạn. Vết nhiệt miệng có viền đỏ và tâm màu vàng hoặc trắng. Chúng gây đau và khó nói chuyện hay ăn uống. Không giống mụn rộp, vết loét không thể lây lan sang người khác.

Nhiệt miệng là gì?

Vết nhiệt miệng nông, nhỏ và hình giống miệng núi lửa

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Dưới đây là một số yếu tố gây nên tình trạng nhiệt miệng khó chịu:

  • Miệng bị thương do làm răng miệng, đánh răng quá mạnh, chấn thương thể thao hoặc vô tình cắn vào miệng
  • Kem đánh răng và nước súc miệng chứa natri lauryl sulfat
  • Dị ứng với những thực phẩm có tính axít như dâu tây, cam quýt và dứa hoặc những loại thực phẩm gây kích ứng khác như chocolate và cà phê
  • Thiếu vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin B12, kẽm, B9 và sắt
  • Dị ứng với những vi khuẩn trong khoang miệng
  • Niềng răng
  • Thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt
  • Căng thẳng hoặc thiếu ngủ
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm

Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến của nhiệt miệng là có vết loét nông trên lưỡi hoặc bên trong môi hoặc má. Vết loét có thể to hoặc nhỏ. Bạn cũng có thể bị loét nhiều vết cùng một lúc.

Các vết nhiệt miệng thường gây cảm giác rát hoặc ngứa lúc ban đầu. Chúng có thể bị sưng và đau.

Bạn có thể bị đau do nhiệt miệng từ 7 đến 10 ngày. Vết nhiệt nhỏ lành hoàn toàn sau khoảng 1 – 3 tuần. Nó không để lại sẹo.

Nhiệt miệng ăn gì và tránh gì?

Nhiệt miệng nên ăn gì?

Dưới đây là câu trả lời cho thắc mắc nhiệt miệng ăn gì để không đau rát và nhanh khỏi:

  • Ăn nhiều loại thực phẩm mềm. Bạn có thể thử sinh tố, súp ấm (đã nấu kỹ nhưng không được dùng lúc nóng), ngũ cốc pha thêm nước hoặc sữa (chẳng hạn như bột yến mạch hoặc kem lúa mì), sữa chua, pudding, thịt hầm, thạch.
  • Bạn có thể chọn những thực phẩm dạng lỏng như sữa động vật, sữa gạo hoặc sữa đậu nành, nước trái cây.
  • Thực phẩm nguội có thể dễ ăn hơn. Hãy thử trái cây đông lạnh hoặc bạn có thể ngâm đá bào (không được nhai đá vì điều này ảnh hưởng tiêu cực đến răng của bạn).
  • Ăn trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu, đào. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại quả chứa ít hạt như các loại quả mọng.
  • Sử dụng máy xay sinh tố để nghiền hoặc xay trái cây hoặc rau củ.
  • Thêm một chút dầu ô liu vào món ăn để giúp thức ăn trơn và dễ nuốt hơn
  • Súc miệng bằng nước ấm hoặc bất kỳ dung dịch nào mà bác sĩ khuyên dùng sau mỗi bữa ăn cả nhẹ và chính.
  • Thử dùng ống hút để uống. Điều này có thể giúp vết nhiệt không dính nước và bị rát.
  • Cắn từng miếng nhỏ và nhai kỹ.
  • Nhâm nhi trà thảo mộc không chứa caffeine, ví dụ như trà hoa cúc.

Nhiệt miệng nên ăn gì và như thế nào?

Nhiệt miệng nên ăn những thực phẩm mềm, mát như sữa chua

Cần tránh ăn gì khi bị nhiệt miệng?

Bên cạnh câu hỏi “nhiệt miệng ăn gì”, những thực phẩm cần tránh khi bị nhiệt miệng cũng được nhiều người quan tâm. Sau đây là những thứ bạn cần tránh:

  • Đồ uống và thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, soda, cola và chocolate
  • Đồ uống có cồn như bia rượu và đồ uống hỗn hợp
  • Thịt dai, rau sống, bánh mì, cơm, khoai tây chiên, bánh nướng xốp và bánh ngọt
  • Nước súc miệng có chứa cồn
  • Thuốc lá như thuốc lá dạng điếu, tẩu và nhai
  • Thực phẩm có đặc tính axít như cà chua, hoa quả họ cam quýt, nước trái cây như cam, bưởi, chanh
  • Thức ăn cay hoặc mặn

Cần tránh ăn gì khi bị nhiệt miệng? 

Một số mẹo giúp hạn chế tình trạng nhiệt miệng

Để hạn chế tình trạng này, bạn cần tránh những thực phẩm gây kích ứng bao gồm các loại hoa quả có tính axít, các loại hạt, khoai tây chiên hay bất cứ thức ăn cay nào.

Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau có tính kiềm.

Bạn nên hạn chế vừa ăn vừa nói để tránh trường hợp vô tình cắn vào lưỡi hoặc các phần xung quanh miệng và gây ra vết nhiệt. Giảm thiểu căng thẳng và giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt bằng cách sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày và đánh răng sau bữa ăn cũng có thể có lợi.

Việc đảm bảo giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi đầy đủ không chỉ ngăn ngừa viêm loét miệng mà còn hạn chế nhiều căn bệnh khác.

Một số mẹo giúp hạn chế tình trạng nhiệt miệng 

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về nhiệt miệng và biết cụ thể bị nhiệt miệng ăn gì và tránh gì là tốt nhất. Cuộc sống khỏe mạnh và năng động là điều mà nhiều người đang hướng đến. Để có một cơ thể dẻo dai, bạn không quên tăng cường tập luyện rèn luyện sức khỏe nữa nhé. 

Nguồn tham khảo

Non-Irritating Food for Mouth Sore Sufferers https://www.healthline.com/health/mouth-ulcers#prevention Ngày truy cập: 14/4/2021

Canker Sores https://www.peacehealth.org/medical-topics/id/zd1065 Ngày truy cập: 14/4/2021

What Causes Mouth Ulcers and How to Treat Them https://www.verywellhealth.com/what-should-i-eat-if-i-have-mouth-sores-797428 Ngày truy cập: 14/4/2021