Thiếu ngủ và những hiểm họa khôn lường

Thiếu ngủ và những hiểm họa khôn lường

Nhà thần kinh học Matthew Walker, Đại học California Berkeley (Mỹ) đã nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Mỗi người sẽ có cần ngủ một khoảng thời gian khác nhau nhưng để đảm bảo sức khỏe, hầu hết người trưởng thành sẽ cần ngủ khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm.

Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể. Cơ thể bạn cần ngủ giống như cần không khí và thức ăn để hoạt động. Trong khi ngủ, cơ thể sẽ tự phục hồi và khôi phục sự cân bằng, đồng thời não bộ sẽ sắp xếp lại thông tin cũng như thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn. Do đó, việc ngủ không đủ giấc có thể gây ra rất nhiều tác hại cho cơ thể, không chỉ trong thời gian ngắn mà còn có thể để lại biến chứng trong thời gian dài.

Chúng ta cần ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?

Hầu hết chúng ta cần phải ngủ đủ 8 tiếng một ngày để đảm bảo cơ thể hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và tuổi tác mà một số người sẽ cần ngủ nhiều hoặc ít hơn khoảng thời gian này.

Thông thường, nếu bạn thức dậy vào buổi sáng mà cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ thì nhiều khả năng bạn đã ngủ không đủ giấc vào đêm hôm trước. Đừng nghĩ rằng khi mất ngủ, mình có thể ngủ bù để cơ thể khỏe khoắn lại. Mất ngủ có nghĩa là chu kỳ giấc ngủ đã bị mất đi và chúng ta không thể bù đắp lại bằng việc ngủ bù.

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu ngủ. Bạn có thể bị thiếu ngủ do các vấn đề về sức khỏe như tình trạng ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, lý do phổ biến nhất vẫn là do các vấn đề về lối sống, sinh hoạt như căng thẳng, vui chơi quá mệt mỏi…

Chúng ta cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày

Công việc căng thẳng có thể khiến bạn bị khó ngủ

Thiếu ngủ và những hiểm họa khôn lường đối với cơ thể

Thiếu ngủ có thể gây ra những tác động tiêu cực cho hầu hết các cơ quan trong cụ thể.

Hệ thần kinh trung ương

Thiếu ngủ có thể khiến não bị kiệt sức và không thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Do đó, khi thiếu ngủ, bạn sẽ thấy cơ thể mình chậm chạp, buồn ngủ và ngáp nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ghi nhớ, tiếp nhận những điều mới, thậm chí là quá trình ra quyết định và sự sáng tạo.

Ngoài ra, thiếu ngủ cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và trạng thái cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy dễ nóng giận và thay đổi tâm trạng. Nếu tình trạng thiếu ngủ kéo dài lâu, bạn có thể bắt đầu bị ảo giác và có các vấn đề về tâm lý như:

  • Hành vi bốc đồng
  • Hay lo lắng, phiền muộn
  • Có ý nghĩ tự tử

hệ thần kinh

Hệ thần kinh trung ương đóng vai trò là đường truyền thông tin, giúp điều kiển các hành vi của cơ thể. Một giấc ngủ ngon và đủ là điều cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động này diễn ra bình thường.

Hệ miễn dịch

Trong khi ngủ, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các chất chống nhiễm trùng như kháng thể và cytokine. Những chất này sẽ có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường như vi khuẩn và virus.

Ngủ không đủ giấc sẽ khiến hệ miễn dịch không thể thực hiện chức năng của mình một cách tốt nhất. Một số nghiên cứu cho thấy nếu bạn ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ không đủ khả năng để chống đỡ được những mối đe dọa từ môi trường. Ngoài ra, nó cũng sẽ khiến cơ thể mất nhiều thời gian để hồi phục sau khi bệnh. Nguy hiểm hơn, việc thiếu ngủ trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường và bệnh tim.

Hệ hô hấp

Thiếu ngủ có thể làm ngủ làm tăng cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và cúm thông thường. Ngoài ra, nếu bạn đang mắc các bệnh về phổi, chẳng hạn như viêm phổi mãn tính, việc thiếu ngủ có thể khiến các bệnh này trở nên nghiêm trọng hơn.

Hệ tiêu hóa

Theo như một nghiên cứu của khoa Y trường Đại học Harvard, thiếu ngủ và tăng cân có mối liên hệ với nhau. Thiếu ngủ làm giảm mức độ sản sinh của leptin – một hormone giúp não nhận biết khi nào bạn đã ăn đủ no và làm tăng sự sản của ghrelin, một hormone có tác dụng kích thích sự thèm ăn.

Việc thiếu ngủ cũng có thể khiến bạn cảm thấy quá mệt mỏi khi tập thể thao. Theo thời gian, hiệu quả của hoạt động thể chất này sẽ bị giảm sút và khiến cơ thể bạn tăng cân vì không đốt cháy đủ lượng calorie.

Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Ngoài ra, ngủ không đủ giấc còn làm cơ thể sản sinh ra lượng insulin cao hơn sau khi ăn, thúc đẩy lưu trữ chất béo và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2

Hệ tim mạch

Ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chữa lành và phục hồi các tổn thương liên quan đến mạch máu và tim. Ngủ không đủ giấc sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, đột quỵ. Theo kết quả của một nghiên cứu, thiếu ngủ có thể khiến những người bị bệnh tăng huyết áp ngay ngày hôm sau.

Điều trị thiếu ngủ

Hình thức cơ bản nhất của điều trị thiếu ngủ là ngủ đủ giấc, thường là 7 – 8 giờ mỗi đêm. Điều này thường dễ nói hơn là thực hiện. Bạn có thể cần sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ để chẩn đoán và điều trị rối loạn giấc ngủ.

Làm thế nào để có giấc ngủ ngon và đủ giấc mỗi đêm?

Làm sao để có giấc ngủ ngon mỗi đêm

Cách tốt nhất để ngăn ngừa thiếu ngủ là bạn hãy sắp xếp thời gian và công việc phù hợp để có được khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Ở độ tuổi từ 18 – 64, bạn sẽ cần ngủ đủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm.

Bạn cũng cần thay đổi những thói quen không tốt và duy trì một lối sống khoa học để có thể có một giấc ngủ ngon và ban đêm:

  • Hạn chế ngủ quá nhiều vào ban ngày
  • Hạn chế uống caffeine vài tiếng trước khi đi ngủ
  • Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày
  • Thức dậy đúng giờ mỗi sáng
  • Dành một giờ trước khi đi ngủ để thực hiện các hoạt động thư giãn, chẳng hạn như đọc sách, thiền hoặc tập yoga
  • Tránh những bữa ăn nặng trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử ngay trước khi đi ngủ
  • Tập thể dục thường xuyên nhưng không phải là vào buổi tối gần với giờ đi ngủ
  • Hạn chế uống rượu

Nếu bạn đã thay đổi các thói quen mà vẫn tiếp tục gặp vấn đề về giấc ngủ vào ban đêm, hãy nói chuyện với bác sĩ để có phương pháp khắc phục phù hợp. Bạn muốn cập nhật thông tin hữu ích về sức khỏe, tập luyện hay dinh dưỡng để có cuộc sống khỏe mạnh hơn? Đừng ngần ngại truy cập vào www.leep.app mỗi ngày hoặc tải ngay LEEP.APP tại đây. LEEP.APP hy vọng sẽ giúp nâng cao chất lượng sống của bạn hơn bao giờ hết.

>>> Xem thêm: Thường xuyên làm việc đêm có thể tăng nguy cơ ung thư

Nguồn tham khảo

The Effects of Sleep Deprivation on Your Body https://www.healthline.com/health/sleep-deprivation/effects-on-body Ngày truy cập: 27/6/2020

Why lack of sleep is bad for your health https://www.nhs.uk/live-well/sleep-and-tiredness/why-lack-of-sleep-is-bad-for-your-health/ Ngày truy cập: 27/6/2020

Bài viết liên quan