Lợi ích của chất béo đối với sức khoẻ và tập luyện

Lợi ích của chất béo đối với sức khoẻ và tập luyện

Chất béo là gì? Đây tưởng chừng là câu hỏi không hề khó. Tuy nhiên, nhiều quan niệm thiếu khoa học về chất này lại vẫn còn tồn tại. Vì thế, bạn hãy cùng LEEP.APP khám phá về chất béo và những lợi ích thật sự của chất này nhé.

Trong suốt cuộc sống, chất béo cần thiết để cung cấp năng lượng và hỗ trợ cho sự phát triển của cơ thể. Thực tế, chất béo là nguồn năng lượng cần thiết của cơ thể. Vì vậy, bạn nên biết cách sử dụng chất béo hợp lý để nâng cao sức khỏe.

Khám phá ảnh hưởng của chất béo với cơ thể

Để bổ sung chất béo đúng cách và hiệu quả, điều đầu tiên bạn nên tìm hiểu chất béo là gì. Đây là một chất bao gồm nhóm các hợp chất hòa tan trong các dung môi hữu cơ và thường không hòa tan trong nước và nhẹ hơn nước có trong một số loại thực phẩm chúng ta tiêu thụ hằng ngày.

Chất này có thể tồn tại ở dạng rắn (mỡ) hoặc lỏng (dầu) ở trong điều kiện nhiệt độ phòng. Điều này còn phụ thuộc vào cấu trúc và thành phần của chúng.

Về mặt hóa học, chất béo là triglycerides, este của glycerol và một vài loại axít béo. Chất này có thể tồn tại ở dạng rắn hoặc lỏng ở trong điều kiện nhiệt độ phòng phụ thuộc vào cấu trúc và thành phần của chúng.

Chất béo là thành phần quan trọng của nhiều chất cần thiết đối với cơ thể

Chất béo là thành phần quan trọng của nhiều chất cần thiết đối với cơ thể

Chất béo là một dạng lipid, chúng được phân biệt với các dạng lipid khác bởi cấu trúc hóa học và tính chất vật lý. Loại chất béo này có vai trò rất quan trọng đối với các dạng sự sống, hỗ trợ cho các chức năng cấu trúc và chức năng trao đổi chất. 

Chất này là một phần quan trọng trong chế độ ăn của các sinh vật dị dưỡng (bao gồm cả con người). Chất béo và lipid được chia nhỏ trong cơ thể bởi các enzyme được gọi là lipases sản sinh trong tuyến tụy.

Tuy thuộc nhóm cung cấp năng lượng với chất bột đường, chất đạm nhưng chất béo cung cấp nguồn năng lượng đậm đặc nhất. Trong đó, 1g chất béo cung cấp khoảng 9 calorie năng lượng, trong khi 1g chất đường bột hoặc chất đạm chỉ cung cấp 4 calorie.

Đơn vị cấu tạo cơ bản trong chất béo gồm các axít béo. Chúng chia ra 2 nhóm là axít béo no và axít béo không no:

  • Axít béo no: axít panmitic, axít stearic, axít caprylic… chủ yếu tìm thấy trong mỡ của động vật.
  • Axít béo không no: axít oleic, axít oxalic, axít linoleic, alpha linolenic hoặc axít arachidonic.

Chất béo tốt là gì?

Sau khi tìm hiểu chất béo là gì, chúng ta hãy tham khảo thông tin về chất béo tốt. Để từ đó, bạn có thể chủ động bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình đúng cách và phù hợp. Chất béo trong cơ thể người được chia thành 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu.

Chất béo trong cơ thể có 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu

Chất béo trong cơ thể có 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu

Chất béo không bão hoà

Loại chất béo không bão hoà thường thấy trong các loại dầu hạt như: hạt cải, đậu phộng, ô-liu, bơ… hay trong các loại dầu từ thực vật như hướng dương, đậu nành, ngô, vừng mè, đậu các loại và ngũ cốc các loại…

Axít béo omega-3

Axít béo omega-3 có trong những loại hải sản như cá thu, cá mòi, cá hồi… hay trong hạt óc chó, hạt lanh…

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu dung nạp thay thế chất béo bão hoà bằng axít omega-3 này, lượng cholesterol có hại sẽ giảm thiểu tối đa. Điều này còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Chất béo này rất có lợi, đặc biệt nên cung cấp cho trẻ nhỏ.

Chất béo xấu là gì?

Chất béo bão hoà

Chất béo bão hoà thường thấy trong những sản phẩm động vật cung cấp như thịt, trứng hay những sản phẩm chế biến từ sữa như kem, pho mát, sữa uống nguyên kem. Nó cũng tìm thấy từ dừa, cọ và các chế phẩm dầu cây; bơ, cacao và ở thức ăn nhanh như khoai tây chiên…

Cung cấp nhiều năng lượng từ chất béo này khiến cơ thể tăng cholesterol có hại và tăng nguy cơ cho các bệnh về tim mạch.

Chất béo chuyển hóa

Chất béo này thường thấy trong những sản phẩm được chất biến sẵn như bánh ngọt, bánh quy, đồ đông lạnh, đồ chiên nhiều dầu. Cung cấp nhiều chất béo bão hoà khiến cơ thể tăng cholesterol có hại lẫn triglycerides.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng bạn chỉ nên cung cấp cho cơ thể dưới 7% tổng calo chất béo bão hoà, dưới 1% calo chất béo chuyển hóa.

Vai trò của chất béo dành cho người luyện tập

Mặc dù không khuyến cáo sử dụng chất béo không bão hoà đơn hàng ngày, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên bạn sử dụng chúng càng nhiều càng tốt. Lời khuyên là bạn nên bổ sung chất béo không bão hòa đa để thay thế các loại chất béo xấu trong bữa ăn. 

Chất béo không bão hòa đa là chất béo thiết yếu. Chúng cần cho các hoạt động chức năng của cơ thể và cơ thể không thể tự tổng hợp. Vì vậy, bạn phải lấy loại chất béo này từ thức ăn. Sử dụng các chất béo không bão hòa đa làm giảm lượng cholesterol xấu và gia tăng lượng cholesterol tốt.

Bổ sung chất béo không bão hòa đa làm giảm lượng cholesterol xấu

Bổ sung chất béo không bão hòa đa làm giảm lượng cholesterol xấu

Có hai nguồn chất béo không bão hòa đa phổ biến là omega-3 và omega-6. Các nguồn axít béo omega-3 tốt bao gồm các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, quả óc chó, dầu canola và dầu đậu nành.

Axít béo omega-3 là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng và phục hồi cơ bắp đối với những người tập thể hình. Ngoài việc cung cấp năng lượng cho việc tập luyện, omega-3 giúp nâng cao sức đề kháng để chống lại viêm nhiễm và giảm thiểu các nguy cơ chấn thương, tăng cường khả năng phục hồi các cơ bắp sau quá trình luyện tập và hỗ trợ các chấn thương cũ nhanh lành.

Về axít béo omega-6, chất béo này cũng góp phần vào việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tim. Khi kết hợp với omega-3, hỗn hợp này sẽ tạo ra tỉ lệ phù hợp trong việc đảm bảo sức khỏe và các khả năng phục hồi của cơ thể. Thực phẩm giàu omega-6 bao gồm những loại dầu thực vật như dầu rum, dầu đậu nành, dầu hướng dương, quả óc chó và dầu ngô.

Nguồn tham khảo

Lipid https://www.britannica.com/science/lipid Ngày truy cập: 14/3/2020

Functions of Lipids https://byjus.com/biology/lipids/ Ngày truy cập: 14/3/2020

The Functions of Lipids in the Body http://pressbooks-dev.oer.hawaii.edu/humannutrition/chapter/the-functions-of-lipids-in-the-body/ Ngày truy cập: 14/3/2020