Tập thể dục có thể giúp cải thiện hay gây thiếu máu?

Tập thể dục có thể giúp cải thiện hay gây thiếu máu?

Bạn hay bị xây xẩm mặt mày do thiếu máu và đang tìm giải pháp để khắc phục? Vậy bạn hãy thử tập thể dục. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu tại sao nhé. 

Thiếu máu là tình trạng mà cơ thể bạn không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết. Các tế bào hồng cầu chứa hemoglobin – một loại protein vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể. Nếu bạn có lượng hồng cầu thấp, các cơ quan trong cơ thể rất khó để hoạt động bình thường do thiếu oxy. Nghiên cứu gần đây cho thấy việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, việc tập thể dục đơn thuần cũng có thể gây ra hiện tượng thiếu máu. Để hiểu rõ hơn về kết quả nghiên cứu này, hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé. 

Cải thiện tình trạng thiếu máu nhờ tập luyện

Mệt mỏi do thiếu máu

Theo Viện Tim mạch quốc gia, mệt mỏi quá mức là triệu chứng phổ biến nhất của tất cả các loại thiếu máu. Điều này khiến bạn không thể hoàn thành công việc hàng ngày và ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng cuộc sống của bạn. Trung tâm Y tế, Đại học bang Ohio, Mỹ, cho biết việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa biểu hiện này.

Thói quen tập luyện giúp tăng sức mạnh cơ bắp và thúc đẩy máu lưu thông đến các cơ quan; từ đó làm tăng mức năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn đang bị thiếu máu, cách an toàn nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện bất kỳ bài tập mới nào.

Tác động tích cực của việc tập luyệnTập thể dục vừa phải giúp máu lưu thông tốt hơn 

Thiếu máu do hồng cầu hình liềm

Loại thiếu máu này là một bệnh di truyền, trong đó các tế bào hồng cầu có hình lưỡi liềm do sự xuất hiện của một hemoglobin bất thường. Các tế bào này không thể mang đủ oxy cung cấp cho cơ thể và dẫn đến các triệu chứng của thiếu máu. Theo Viện Tim mạch quốc gia, bạn nên tập thể dục ở mức độ vừa phải để cơ thể dần khỏe mạnh hơn. Uống đủ nước trước và sau khi tập luyện để tránh bị thiếu nước.

Thiếu máu do bệnh thận

Hoạt động thể chất thường xuyên ở mức vừa phải cũng có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do bệnh thận gây ra. Thận khỏe mạnh thường tạo ra erythropoietin – một loại hormone kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu. Việc tập thể dục thường xuyên giúp thận của bạn đủ khỏe mạnh để tạo ra erythropoietin. Nếu bạn mắc bệnh thận thì thói quen tập thể dục sẽ giúp kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu.

Ung thư

Một nghiên cứu gần đây của Viện Ung thư quốc gia chỉ ra rằng hoạt động thể chất thường xuyên và vừa phải có thể cải thiện tình trạng thiếu máu và những tác động phụ gây ra bởi việc hóa trị và xạ trị. BreastCancer.org cũng cho biết phụ nữ mắc ung thư vú mà tập thể dục thường xuyên cũng giúp ngăn chặn được tình trạng thiếu máu nguy hiểm.

Dưới đây là một số bài tập cường độ vừa phải:

  • Đi bộ nhanh
  • Bơi lội
  • Chạy bền
  • Đạp xe trên máy
  • Làm việc nhà như lau dọn hoặc cắt cỏ

Làm việc nhà như lau dọn hoặc cắt cỏ

Thiếu máu do tập thể dục

Bài tập cardio không chỉ đốt cháy chất béo và carbohydrate mà còn tăng nhu cầu về lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Điều này không thành vấn đề nếu một chế độ ăn uống đủ sắt để cơ thể bạn đủ năng lượng cho các bài tập. Tuy nhiên, tập thể dục với chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng như sắt có thể dẫn đến tình trạng được gọi là “thiếu máu do tập luyện” (sport anemia). Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến lượng hồng cầu giảm.

Tập thể dục ảnh hưởng đến các hồng cầu

Các bài tập rèn luyện sức bền như bơi lội, chạy bộ và đạp xe. Các hồng cầu – “đơn vị vận chuyển” oxy tới các cơ sẽ bị tổn thương và hủy hoại khi tập thể dục trong thời gian dài mà không có thời gian nghỉ. Nếu các tế bào hồng cầu mới được tạo ra bằng số hồng cầu bị phá hủy thì hiệu quả tập luyện sẽ được duy trì. Các cơ vận động được hưởng lợi nhờ việc các hồng cầu cũ mất và tái tạo các tế bào mới vì các tế bào mới hoạt động hiệu quả hơn.

Ai là người gặp nguy hiểm?

Theo trung tâm Y tế đại học Rochester, mặc dù tình trạng thiếu hụt hồng cầu hiếm gặp ở các vận động viên. Do mất máu theo chu kỳ hàng tháng, các nữ vận động viên trẻ có nguy cơ thiếu máu cao nhất trong tất cả các nhóm đối tượng. Kinh nguyệt nặng hơn bình thường, các vấn đề về thận và thiếu vitamin A cũng có thể dẫn đến thiếu máu. Người có nguy cơ mắc chứng thiếu máu này có thể là những người hay chạy bộ đường dài và những người ăn chay. Nam giới trưởng thành khỏe mạnh và phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh này ở mức thấp nhất.

Dấu hiệu của thiếu máu

Một số dấu hiệu bao gồm: thở gấp, đau tức ngực, đau đầu và đau chân. Thiếu sắt trong thời gian dài có thể lở loét ở khóe miệng, rát lưỡi. Những biểu hiện này cũng như dấu hiệu kiệt sức, xanh xao và chóng mặt có thể do thiếu máu hoặc một bệnh nghiêm trọng khác. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào nhé.

Chế độ ăn uống hợp lý

Thêm thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn của bạn là một cách an toàn và lành mạnh để ngăn chặn loại thiếu máu này. Các loại thịt có chứa nhiều chất sắt là thịt đỏ, cá và thịt gia cầm. Sắt từ nguồn thịt là chất dễ hấp thu nhất cho cơ thể. Những người ăn chay có thể bổ sung sắt từ đỗ, rau cải bina và các loại rau xanh khác. Nếu cơ thể bạn đang tiếp nhận sắt từ các nguồn không phải thịt, hãy lưu ý rằng trà đen, ngũ cốc nguyên hạt và một số protein từ đậu nành sẽ giảm thiểu sự hấp thu của cơ thể. Hãy bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam và cà chua để tăng khả năng hấp thụ sắt từ thực vật.

Chế độ ăn uống hợp lý

Bổ sung thêm sắt từ các loại thực phẩm như cá

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về mối liên hệ giữa thói quen tập luyện và tình trạng thiếu máu đồng thời có những giải pháp cho những triệu chứng của cơ thể.

Bạn muốn tìm người tư vấn cho mình cách tập luyện hiệu quả, đặc biệt là bạn cũng bị thiếu máu? Hãy nạp ngay LEEP Coins gói Cơ bản và hoàn thành các câu hỏi PT-iMatch để LEEP.APP giúp bạn tìm ra những huấn luyện viên thích hợp với bạn nhất. Từ đó, các huấn luyện viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tập luyện đúng phương pháp mang lại hiệu quả mà bạn mong muốn.

Nguồn tham khảo

Does Exercise Help Anemia? https://healthfully.com/529790-does-exercise-help-anemia.html Ngày truy cập: 20/1/2021

Can Exercising Affect Anemia? https://www.livestrong.com/article/467034-can-exercising-affect-anemia/ Ngày truy cập: 20/1/2021