7 bài tập cho người bệnh tiểu đường cải thiện sức khỏe
Với cường độ luyện tập phù hợp, bệnh nhân tiểu đường sẽ có khả năng cải thiện tình trạng bệnh rất tốt. Nếu dự định rèn luyện sức khỏe, bạn nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề này. Sau khi được “duyệt”, bạn hãy thử ngay 7 bài tập cho người bệnh tiểu đường dưới đây nhé.
Nếu mắc bệnh tiểu đường, tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn chủ động kiểm soát lượng đường huyết và cân nặng. Bên cạnh đó, việc tập luyện cũng có thể ngăn ngừa sự phát triển bệnh cho bạn rất hiệu quả đấy!
Mối liên hệ giữa tập thể dục và bệnh tiểu đường
Tập thể dục làm giảm lượng đường trong máu theo 2 cách:
- Đầu tiên, tập thể dục làm tăng độ nhạy insulin. Điều này có nghĩa là các tế bào có khả năng sử dụng insulin tốt hơn để hấp thụ đường từ máu, nhờ đó sử dụng làm năng lượng cho cơ thể.
- Thứ hai, tập thể dục kích thích một cơ chế khác cho phép cơ bắp hấp thụ và sử dụng đường làm năng lượng, thậm chí không cần insulin. Việc tập luyện không chỉ làm giảm lượng đường trong máu mà còn góp phần làm giảm mức A1C theo thời gian.
Lối sống ít vận động là một trong những yếu tố chính gây ra bệnh tiểu đường, tỷ lệ béo phì và thừa cân cao ở những người bị tiểu đường loại 2. Bắt đầu tập thể dục có thể làm giảm khối lượng cơ thể và làm giảm sức đề kháng insulin của bệnh tiểu đường.
Cùng với liệu pháp dinh dưỡng, tập thể dục là một trong những cách phòng vệ hàng đầu giúp bạn chủ động kiểm soát bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, tập thể dục là một công cụ quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch – một biến chứng của căn bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động thường xuyên làm giảm chỉ số mỡ máu và huyết áp.
Tập luyện giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết
Tập luyện bao nhiêu là đủ?
Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị các hoạt động thể chất sau đây cho người lớn mắc bệnh tiểu đường vì lợi ích đường huyết và sức khỏe tổng thể:
- Ít nhất 2,5 tiếng hoạt động thể chất với cường độ cao mỗi tuần (tức là đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu dưới nước, bơi lội hoặc chạy bộ).
- Bạn nên dành 2 – 3 buổi rèn luyện sức bền mỗi tuần. Rèn luyện sức đề kháng là hoạt động thể chất giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp như nâng tạ hoặc tập chống đẩy.
- Không quá 2 ngày liên tiếp không hoạt động thể chất.
- Kết hợp với những bài tập rèn luyện sự dẻo dai như giãn cơ hoặc yoga vào kế hoạch tập luyện mỗi tuần.
8 bài tập cho người bệnh tiểu đường hiệu quả
1. Đi bộ
Bạn không cần thẻ thành viên hay thiết bị tập thể dục đắt tiền để duy trì thói quen vận động. Bạn chỉ cần một đôi giày và một nơi thoải mái để bắt đầu đi bộ. Trên thực tế, người tập có thể thực hiện mục tiêu đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trên tuần.
Đi bộ là bài tập đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện
2. Đạp xe
Khoảng một nửa số người mắc bệnh tiểu đường bị viêm khớp. Bên cạnh đó, các loại bệnh thần kinh cũng liên quan đến tiểu đường.
Đây là một tình trạng xảy ra khi dây thần kinh bị tổn thương, qua đó cũng có thể là nguyên nhân gây đau khớp. Nếu mắc phải tình trạng này, bạn nên cân nhắc những bài tập có tác động thấp chẳng hạn như đạp xe nhé.
Nếu bị viêm khớp, bạn có thể thử đạp xe
3. Bơi lội
Bạn có thể chọn những hoạt động dưới nước. Vì bộ môn này không gây khó chịu cho các khớp của người tập.
Ví dụ như bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước và các hoạt động dưới nước khác có thể giúp bạn rèn luyện tim, phổi và cơ bắp, đồng thời làm giảm căng thẳng cho các khớp. Điều này cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu rất hiệu quả.
Bơi lội giúp giảm lượng đường trong máu rất hiệu quả
4. Chạy bộ
Hoạt động chạy bộ có ảnh hưởng tích cực đến hệ tim mạch, đồng thời cũng giúp bạn giảm cân. Điều này gián tiếp hạn chế các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Chạy bộ giúp giảm các triệu chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
5. Tập tạ
Tập tạ và những bài tập rèn luyện sức mạnh khác giúp tạo cơ bắp, tăng lượng calorie bạn đốt cháy mỗi ngày. Tập tạ cũng có thể cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu của người tập nên là bài tập tốt cho người bệnh tiểu đường.
Nếu muốn thêm tập tạ vào kế hoạch tập luyện của mình, bạn có thể sử dụng máy tập tạ, free weight hoặc thậm chí các đồ vật trong gia đình như đồ hộp hoặc chai nước.
Để nâng tạ sao cho an toàn và hiệu quả, người tập có thể tham khảo sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp nhé. Điều này còn giúp bạn ngăn ngừa chấn thương khi tập rất hiệu quả đấy!
Tập tạ cũng có thể cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu của bạn
6. Bài tập sử dụng dây đàn hồi
Tạ không phải công cụ duy nhất mà bạn có thể sử dụng để tăng cường cơ bắp. Người tập có thể thực hiện các hoạt động rèn luyện sức mạnh với dây đàn hồi.
Ngoài rèn luyện sức mạnh cơ bắp, những bài tập này có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt đấy! Vì thế, bạn không nên bỏ qua bài tập cho người bệnh tiểu đường cực hữu ích này đâu.
Tập với dây đàn hồi có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt
7. Yoga là một trong những bài tập tốt cho người bệnh tiểu đường
Yoga là loại hình giúp bạn kiểm soát và cải thiện sức mạnh cơ lõi, sự cân bằng, đường huyết, mức cholesterol và cân nặng. Điều này cũng giúp hạ huyết áp, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tâm trạng của bạn.
Yoga giúp kiểm soát và cải thiện sức mạnh cơ lõi, sự cân bằng, đường huyết, mức cholesterol và cân nặng
Hoạt động thể chất thường xuyên rất quan trọng không chỉ nhằm điều trị bệnh tiểu đường mà còn có lợi cho sức khỏe tổng thể. Nếu có bất kỳ tình trạng vấn đề gì sức khỏe ngoài bệnh tiểu đường, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập.
Bên cạnh đó, sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp lúc này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để cải thiện sức và phòng tránh chấn thương. Vì thế, bạn hãy truy cập ngay website www.leep.app hoặc nhanh tay tải ứng dụng luyện tập thông minh LEEP.APP về điện thoại nhé.
Nguồn tham khảo
Exercise For Diabetes Control https://dlife.com/exercise-diabetes-control/ Ngày truy cập: 23/7/2020
10 Exercises for Diabetes: Walking, Yoga, Swimming, and More https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/top-exercises#calisthenics Ngày truy cập: 23/7/2020