Mách bạn 5 mẹo tập luyện hiệu quả với chứng rối loạn tiêu hóa

Mách bạn 5 mẹo tập luyện hiệu quả với chứng rối loạn tiêu hóa

Bạn đọc hoàn toàn có thể tập thể dục thường xuyên an toàn và hiệu quả mà không sợ gặp phải những triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa. 

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề liên quan đến đường ruột khiến bạn khó chịu và tự hạn chế tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, LEEP.APP sẽ chỉ cho bạn đọc một số lưu ý nhỏ để có thể tập luyện an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe đường ruột của mình nhé.

Thói quen tập luyện có thể ảnh hưởng đến các tình trạng

Dưới đây là 4 tình trạng liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa có thể bị tác động bởi quá trình tập thể dục: 

Bệnh Crohn là một tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch và gây viêm màng tế bào trong đường tiêu hóa. Các triệu chứng bao gồm chảy máu, tiêu chảy, đau bụng và không thể ăn. 

>>> Xem thêm: Nên tập luyện như thế nào khi bị bệnh Crohn?

Viêm loét đại tràng cũng tương tự, nhưng nó chủ yếu ảnh hưởng đến đại tràng chứ không phải toàn bộ đường tiêu hóa. Lisa Ganjhu, bác sĩ tiêu hóa tại Trung tâm Y tế NYU Langone cho biết: “Căn bệnh này không nghiêm trọng như bệnh Crohn nhưng có xu hướng gây đau đớn, tiêu chảy và chảy máu nhiều hơn. 

>>> Xem thêm: Bài tập yoga chữa viêm đại tràng thật sự có tác dụng?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) mang đến các triệu chứng có thể “rất giống với bệnh viêm đường ruột (IBD). Tuy nhiên, IBS không liên quan gì đến viêm đường tiêu hóa và không gây ra tình trạng máu trong phân”, Benkov – Một bác sĩ khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York cho biết.

Một cách có thể khiến cho hoạt động trở nên khó khăn là khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên. Đường tiêu hóa co thắt theo hình sóng. Theo Ganjhu, ở những người bị IBS, đôi khi những lần co thắt đó nhanh hơn, điều này khiến bạn bị tiêu chảy hoặc sẽ bị đầy hơi và táo bón. 

Trào ngược dạ dày sẽ không khiến bạn vội vàng đi vệ sinh nhưng cũng rất bất tiện khi bạn đang tập thể dục. Nó xảy ra khi một van ở đầu dạ dày bị hở và để axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này có thể gây ra chứng ợ nóng, khiến bạn khó nuốt và những triệu chứng này có thể tồi tệ hơn nếu bạn tiếp tục tập luyện. 

Mặc dù những bệnh lý trên có thể khiến bạn bỏ thói quen tập thể dục nhưng tốt hơn hết là bạn nên duy trì. Ganjhu nói: “Tập thể dục thực sự rất tốt cho những người bị rối loạn tiêu hóa vì nhiều lý do. Ví dụ như, việc giảm thêm cân, đặc biệt là vùng bụng, có thể làm giảm thiểu các triệu chứng. Ngoài ra, bạn có thể nhận endorphin – chất giúp cơ thể bạn cảm thấy dễ chịu. Nó cũng giúp quá trình chữa bệnh và hạn chế căng thẳng – nguyên nhân gián tiếp gây nên các triệu chứng. 

>>> Xem thêm: 6 bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày hiệu quả bất ngờ

4 Tình trạng mà thói quen tập luyện ảnh hưởngRối loạn tiêu hóa gây đau tức bụng, đầy hơi, v.v

Một số mẹo giúp quá trình tập luyện hiệu quả

Để đảm bảo các vấn đề tiêu hóa không cản trở lộ trình tập luyện của bạn, hãy thực hiện các bước đơn giản dưới đây:

1. Chia sẻ về tình trạng của bạn

Bước đầu tiên là không ngại việc chia sẻ với người khác tình trạng hiện tại của bạn và cảm giác tồi tệ như thế nào. Hãy nhờ sự giúp đỡ. Bạn có thể nói với bác sĩ, huấn luyện viên cá nhân và tìm một vài người hay vận động mà có tình trạng giống mình để có sự trợ giúp nhé.

2. Giữ đủ nước

Bệnh Crohn và viêm loét dạ dày làm tăng nguy cơ bị mất nước và không có đủ sắt trong cơ thể (một nguyên nhân của tình trạng thiếu máu). Nếu kiệt sức, bạn cần nghỉ tập thể dục một ngày. Nếu bạn đang chảy máu do tình trạng hiện tại, hãy cắt giảm các hoạt động và đến gặp bác sĩ để có lời khuyên cụ thể nhé.

Giữ đủ nướcBổ sung nước thường xuyên

3. Chọn bài tập một cách khôn ngoan

Bạn có thể thay đổi kế hoạch tập luyện trong ngày, tùy thuộc vào cảm giác của bạn.

Bạn có thể thực hiện các loại bài tập nhẹ nhàng hơn khi tình trạng viêm loét dạ dày hoặc bệnh Crohn đang hoạt động. Nhưng hãy bỏ qua các bài tập nặng cho đến khi hệ tiêu hóa của bạn ổn định lại.

Ganjhu nói: “Tôi sẽ không khuyên bạn nên bắt đầu một chế độ gắt gao như Crossfit ngay từ khi bạn được chẩn đoán cho đến khi các triệu chứng của bạn được kiểm soát”.

Các lựa chọn có tác động thấp hơn như pilates,  yoga, thái cực quyền là một cách tốt để bắt đầu tập luyện. Theo Ganjhu, bạn nênthả lỏng khi thực hiện các động tác xoắn hoặc tạo áp lực lên bụng vì những động tác này có thể gây kích thích rối loạn tiêu hóa.

Chọn bài tập một cách khôn ngoan

4. Tự kiểm tra

Hãy chú ý xem bạn cảm thấy như thế nào sau mỗi 10-15 phút tập thể dục để xem cơ thể cần những gì và điều chỉnh khi cần thiết. Bạn có thể không cần thay đổi quá nhiều. Miễn là các triệu chứng không bùng phát thì bạn có thể tiếp tục vì tập thể dục thường không khiến các triệu chứng tái xuất hiện trừ khi bạn bị mất nước hoặc tập luyện quá sức. 

5. Lắng nghe cơ thể

Nếu bạn bị kiệt sức, bạn cần phải cẩn thận, có thể uống nhiều nước hơn và cắt giảm hoạt động. Và nếu bạn bị chảy máu hoặc đau tức ngực hoặc chóng mặt hoặc bạn không cảm thấy hứng thú khi tập luyện thì có điều gì đó thực sự không ổn. Khi trường hợp này xảy ra, hãy dừng lại, nghỉ ngơi và nói chuyện với bác sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất nhé.

Nguồn tham khảo

7 Tips for Exercise Success With a GI Disorder https://www.webmd.com/ibd-crohns-disease/ulcerative-colitis/features/exercising-when-you-have-a-gi-disorder Ngày truy cập: 30/10/2020