Làm thế nào để tăng động lực tập luyện khi bạn nản lòng?
Lên kế hoạch tập luyện thì dễ, theo đuổi mục tiêu đến cùng mới khó. Vì vậy, bạn luôn cần tăng động lực tập luyện. Thật không may, đôi khi, động lực bỏ rơi bạn ngay khi bạn cần nó nhất. Vậy làm sao để không bị sự nản lòng tiêu diệt ý chí tập luyện?
Trước hết chúng ta cần hiểu đúng bản chất của động lực. Đối với các vận động viên, động lực để tập thể dục có thể đến từ mong muốn giành chiến thắng khi thi đấu. Đối với những người tập luyện bình thường, động lực có thể xuất phát từ mong muốn được khỏe đẹp hoặc sống lâu.
Nhiều người tin rằng nếu chúng ta chờ đợi, động lực sẽ đến. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ thức dậy và hừng hực quyết tâm tập luyện. Điều đó chỉ là sự huyễn hoặc! Sự thật là chúng ta cần tạo ra động lực cho chính mình.
Dưới đây là 7 yếu tố cấu thành động lực. Hãy nắm vững chúng, bạn sẽ thấy việc giữ lửa tập luyện dễ dàng hơn. Một khi bạn đã thấy kết quả từ những nỗ lực của mình, động lực của bạn sẽ tự động mạnh mẽ hơn, và sẽ chiến thắng sự chán nản. Nào cùng LEEP.APP bắt đầu xốc lại động lực tập luyện nhé!
Yếu tố 1: Mục tiêu
Mục tiêu là bước đầu tiên trên đường đến thành công. Dù đó là mục tiêu giảm cân hay tăng cơ bắp, bất cứ điều gì mang lại cho bạn một lý do để tăng động lực tập luyện. Và đừng nghĩ rằng bạn phải đặt ra một mục tiêu duy nhất. Bạn có thể đặt nhiều mục tiêu, tùy theo thời điểm.
Hãy đặt mục tiêu ngắn và dài hạn: mục tiêu hàng ngày (tôi sẽ đi bộ 20 phút hôm nay), mục tiêu hàng tuần (tôi sẽ có tối thiểu 3 lần tập luyện trong tuần này) hoặc thậm chí là các mục tiêu hàng giờ (tôi sẽ đứng dậy sau khi làm việc 45 phút và đi một vòng quanh văn phòng).
Đặt mục tiêu sẽ giúp bạn có thêm niềm phấn khích để khởi động hoặc tái khởi động việc tập luyện
Yếu tố 2: Kỷ luật
Tập luyện phải thành thói quen và bạn sẽ cần kỷ luật để gắn bó với thói quen đó. Nếu bạn có thể, hãy lên kế hoạch cho một ngày và thời gian tập luyện đều đặn. Đừng tập tùy hứng! Đến lúc tập, bạn sẽ tự động đứng dậy và không viện cớ để bỏ buổi tập.
Hãy tạo cho mình một “nghi thức” để đánh dấu bắt đầu buổi tập, giống như trong quân đội. Ví dụ, dành một vài phút để giãn cơ và khởi động trước khi tập, hoặc nghe một bản nhạc sôi động và lạc quan để sẵn sàng khí thế tập luyện.
Khởi động có thể xem là một “nghi thức” để đánh dấu bắt đầu buổi tập
Yếu tố 3: Sự sẵn sàng
Bạn cần có tất cả những gì bạn cần chuẩn bị sẵn sàng trước. Ví dụ, đóng gói túi tập thể dục của bạn, chuẩn bị nước uống, bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ trước tập luyện và nắm vững “bài vở” trước khi tập. Loay hoay chuẩn bị sẽ lấy mất thời gian tập luyện quý báu và lấy luôn nhuệ khí của bạn đấy!
Chuẩn bị chu đáo cho các buổi tập sẽ giúp tăng động lực tập luyện của bạn
Yếu tố 4: Sự linh hoạt
Bạn cần thói quen, nhưng đừng quá cứng nhắc. Hãy dành chỗ cho sự linh hoạt. Ví dụ, trời mưa có thể khiến kế hoạch chạy bộ ngoài trời biến thành chạy trên máy trong nhà. Cũng sẽ có những ngày bạn quá mệt mỏi hoặc không có thời gian, khi đó bạn cần giảm bớt mục tiêu tập. Nghỉ ngơi đúng cách trong buổi tập cũng là cách giúp bạn giảm bớt áp lực và duy trì thời lượng, thói quen tập luyện.
Hãy luôn có kế hoạch dự phòng. Ví dụ, nếu bạn quá mệt, hoặc xen kẽ chạy bộ và đi bộ. Nếu bạn phải làm việc muộn, hãy xem liệu bạn có thể đi bộ nhanh vào bữa trưa, hoặc sử dụng giờ nghỉ để đi bộ hay không.
Hôm nào không thể tập ngoài trời thì bạn tập trong nhà, không thể tập trực tiếp thì mình online training cùng PT của LEEP.APP chẳng hạn
Yếu tố 5: Sự cam kết
Khỏe mạnh không phải là quyết định bạn đưa ra một lần, đó phải là quyết định của bạn mỗi ngày. Dành vài phút mỗi sáng để nhắc nhở bản thân về mục tiêu, hình dung hoặc viết ra những bài tập bạn muốn thực hiện ngày hôm đó.
Theo dõi tiến trình của bạn bằng cách ghi nhật ký. Ghi chú về cân nặng, về chế độ ăn, về những ưu điểm và nhược điểm hiện tại của bạn. Với người mới tập gym, những ghi chú này sẽ phản ánh mọi nỗ lực tập luyện và tiếp thêm động lực cho bạn.
Ghi chú cẩn thận về cân nặng hàng ngày sẽ nhắc bạn nhớ đến mục tiêu tập luyện của mình
Yếu tố 6: Niềm vui
Tập thể dục cần kỷ luật và cam kết, nhưng không nên là một gánh nặng. Nó phải trở thành một phần thú vị của cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu hoạt động bạn đang thực hiện không làm bạn phấn khích, hãy tìm một hoạt động nào khác.
May mắn thay, có vô số hình thức tập luyện và bộ môn thể dục thể thao để bạn chọn lựa. Sẽ có lúc bạn hiểu cảm giác của những người “nghiện tập gym”, vì tập luyện phải là niềm vui thì mới đáng để bạn dấn thân vào.
Bạn không thể tăng động lực tập luyện khi niềm vui đã tắt ngóm. Hãy vui khi tập luyện nhé!
Yếu tố 7: Phần thưởng
Hãy tự thưởng cho bản thân khi bạn đạt được mục tiêu. Phần thưởng có thể là một cái gì đó nhỏ, như mua một chiếc áo, xem một bộ phim. Nhưng cũng đừng quên tìm kiếm các phần thưởng nội tại: sự tự tin, sự hài lòng khi chiến thắng bản thân, khi chinh phục được những mục tiêu và thử thách.
Phần thưởng lớn nhất cho mục tiêu tập luyện chính là dòng năng lượng tươi mới cuộn trào trong huyết quản của bạn đấy!
Động lực của bạn có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác. Hãy đào sâu tìm tòi để nhận ra mục tiêu hoặc phần thưởng nào sẽ giúp bạn trong ngày hôm nay. Hãy làm cho động lực duy trì dễ dàng hơn bằng cách loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, những cái cớ khiến bạn nản lòng. Tự tạo đông lực cho bản thân cũng là một cách giúp bạn duy trì việc vận động và giữ cho cơ thể năng động ngay cả khi bạn phải dừng việc tập luyện vì một lý do khách quan nào đó.
Nhưng trên hết, hãy tin rằng tất cả những điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn thực hành. Cứ bắt tay vào tập luyện, đi từng bước một, chậm mà chắc, bạn sẽ dần dần thắp lên ngọn lửa từ một ngọn nến nhỏ.
Nguồn tham khảo
Get Motivated to Exercise When You’re Off Track https://www.verywellfit.com Ngày truy cập: 1/4/2020