Cùng bạn điểm danh các lỗi thường gặp khi bơi sải
Giống như nhiều môn thể thao khác, đặc biệt là người mới bắt đầu rất dễ mắc phải các lỗi thường gặp khi bơi sải. Hãy cùng LEEP.APP nhận diện và tránh ngay những lỗi này để đảm bảo hiệu quả tập nhé!
Người mới bắt đầu và người bơi chuyên nghiệp đều phải đối mặt với những khó khăn. Thế nhưng, có những sai lầm cố định có xu hướng lặp đi lặp lại nhiều lần. Để bơi một cách thành thục, tăng tốc mà không thở hổn hển, bạn đọc hãy lưu ý các lỗi thường gặp khi bơi sải LEEP.APP liệt kê dưới đây nhé!
1. Tập luyện khi bị bệnh
Một trong các lỗi thường gặp khi bơi sải chính là tập luyện khi bị bệnh. Tập thể dục khi bị bệnh không chỉ gây hại cho sức khỏe của bạn mà còn có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Nếu bạn bị cảm nhẹ thì tập thể dục với cường độ vừa phải là một sự lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu bạn bị sốt hoặc bị đau bụng thì hãy bỏ qua buổi bơi hôm đó. Bị sốt ốm là dấu hiệu bạn cần thời gian để nghỉ ngơi.
Bạn nên nghỉ ngơi khi bị ốm
2. Bỏ qua phần khởi động
Mặc dù là một môn thể thao tác động thấp nhưng bơi lội là một bài tập toàn thân. Vì vậy, những bài tập khởi động vẫn giữ vai trò rất quan trọng.
Bạn nên dành 10 phút để giãn cơ trước khi bước xuống bể bơi. Người bơi cần tập trung vào những nhóm cơ chính như cơ tam đầu, bắp tay, cơ mông, cơ tứ đầu đùi và cơ gân kheo. Ngoài ra, bạn có thể thử đi bộ để nhẹ nhàng vận động đôi chân kết hợp các động tác bơi đơn giản.
Khởi động trước khi bơi để tránh chấn thương
3. Đạp chân quá mức
Các lỗi thường gặp khi bơi sải mà nhiều người mới bắt đầu mắc phải bao gồm việc đạp chân quá mạnh để đạt được thành tích tốt nhất. Đạp mạnh hết sức cộng thêm kỹ thuật kém sẽ chỉ khiến bạn bơi chậm lại. Khi đi bơi, mục đích không phải là đạp mạnh hay nhanh nhất bạn có thể mà là thực hiện hiệu quả.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi cách đạp chân đa dạng theo từng kiểu bơi. Ví dụ, nếu bạn chọn bơi trườn sấp thì cố gắng đừng đạp chân bằng cách gập gối vì điều này làm tăng lực cản.
Thay vào đó, hãy thử giữ chân thẳng và đạp chân gấp phần hông. Khi kết hợp nhịp điệu và nhịp thở đúng cách, bạn sẽ tăng tốc độ và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Một quan niệm sai lệch là bơi lội là môn thể thao dùng sức chân. Tuy nhiên, bơi cũng có tác dụng tăng cường sức mạnh cho thân trên. Nếu cảm thấy chân mình nhanh bị mỏi, khả năng bạn đã không hoàn thiện kỹ thuật bơi một cách chính xác.
Đạp chân từ hông nếu như bạn bơi kiểu trườn sấp
4. Thở sai cách
Thở đúng cách là yếu tố giúp tối ưu hóa hiệu quả của bơi. Thế nhưng, trong các lỗi thường gặp khi bơi sải, nhiều người vẫn mắc phải vấn đề về kỹ thuật thở. Nếu thở không đúng, kỹ thuật và tư thế bơi trở nên kém hơn và khiến bạn bơi chậm lại.
Một sai lầm thường thấy ở người mới bắt đầu là nín thở. Điều này không hề tốt cho cả quá trình tập luyện cũng như sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, thở nặng được tính vào lỗi thứ 2. Kiểu thở này đòi hỏi bạn nâng đầu lên nhưng sẽ khiến thân sau của bạn chìm xuống hơn và đau cứng cổ.
Người mới bắt đầu cần học kỹ thuật thở khi bơi: giữ mặt dưới nước và thở ra hoàn toàn. Khi hít vào, đồng thời nghiêng mặt sang một bên và hít thật nhanh, mạnh rồi lặp lại. Trừ khi bạn bơi ếch hoặc bơi bướm, bạn sẽ cần nâng người lên để lấy hơi.
Thay vì nín thở, bạn cần thở mạnh ra khi mặt ở dưới nước
5. Giữ người thẳng khi bơi
Để giữ cho cơ thể bạn tương đối “bằng phẳng” khi bơi để giảm thiểu lực cản là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, một yếu tố không thể thiếu khi bơi chính là xoay.
Xoay vai hoặc hông từ bên này sang bên kia khoảng 30° – 45° khi cánh tay bạn vươn ra giúp kéo dài và đưa mạnh cánh tay về phía trước. Đối với những ai bơi kiểu trườn sấp, nó cũng tạo cơ hội để bạn thở một cách tự nhiên khi quay sang bên.
Nghiêng người khoảng 30-45 độ để lấy hơi
6. Đặt tay sai
Người mới bắt đầu thường bối rối với các lỗi thường gặp khi bơi sải, trong đó có cả cách đặt tay. Một số người chụm các ngón tay chặt với nhau trong khi một số khác xòe rộng ngón tay ra. Thế nhưng, đâu mới là cách chuẩn nhất?
Nhìn chung, các huấn luyện viên khuyên bạn không nên suy nghĩ quá nhiều về cách đặt tay trong nước và để thư giãn. Tuy nhiên, cách tiếp cận hiệu quả nhất là giữ các ngón tay thả lỏng và tách nhau một chút. Điều này sẽ giúp tối đa hóa diện tích bề mặt của bàn tay và giảm thiểu lực cản.
Bàn tay để thả lỏng, không chụm quá chặt hay xòe rộng
7. Chán nản
Giống như bất kỳ môn thể thao nào khác, nó rất dễ gây nhàm chán. Tuy nhiên, không giống như các hình thức tập thể dục khác, thật khó khăn để kết hợp nhiều kiểu bơi lội.
Bơi là một môn độc tấu nên bạn sẽ không có được những động lực từ âm nhạc hay trò chuyện với bạn tập khi mà đầu bạn ở dưới nước.
Thay đổi kỹ thuật tập luyện để bớt nhàm chán
8. Ăn không đúng giờ
Nhiều người nói rằng bạn cần ăn trước khi tập 1 tiếng. Dù là môn thể thao nào thì tập luyện khi bụng no đều khiến bạn không thấy thoải mái và có thể gây ra cảm giác buồn nôn.
Thế nhưng, thói quen này lại không gây hại gì cho cơ thể của bạn. Bên cạnhd đó, bạn cũng đừng bước xuống bể bơi với một chiếc bụng đói nhé. Nguyên tắc là nếu bạn ăn bữa lớn thì hãy ăn 2 – 3 giờ trước trước khi bơi và bữa nhẹ trong 30 – 60 phút trước khi bơi để tránh bị đau bụng.
Ăn bữa nhẹ trước khi bơi khoảng 30 – 60 phút
9. Đặt ra mục tiêu không thực tế
Dù thú vị nhưng bơi lội là một môn thể thao khá phức tạp và ban đầu có thể khó thành thạo. Vậy nên đừng chán nản nếu bạn không nhanh như bạn muốn hay thấy khó thở sau 1 – 2 lần tập. Mỗi người một khác, nên bạn cần tập luyện với tốc độ phù hợp.
Đặt mục tiêu thực tế phù hợp với thể lực của bản thân
Đừng ép bản thân tới giới hạn vì điều này sẽ chỉ dẫn đến chấn thương và tập luyện với nỗi đau. Hãy đặt ra mục tiêu thực tế và tự thường cho bản thân khi đạt được mục tiêu đó nhé!
Nguồn tham khảo
11 Biggest Mistakes Swimmers Make https://www.realbuzz.com Ngày truy cập: 13/6/2020