Cải thiện hội chứng Asperger với thói quen tập thể dục hàng ngày
Giống như nhiều hội chứng khác, hội chứng Asperger có thể được điều trị bởi một lộ trình tập luyện phù hợp.
Hội chứng Asperger (AS) là một tình trạng bị rơi vào giai đoạn cuối của sự liên tục rối loạn tự kỷ. Những người mắc chứng rối loạn này thường gặp những khó khăn trong tương tác xã giao cùng với những biểu hiện hành vị và sở thích bị hạn chế và lặp đi lặp lại. Mặc dù không bắt buộc chẩn đoán nhưng biểu hiện rõ nhất là sự vụng về, lúng túng trong cách cư xử. Người trẻ mắc hội chứng Asperger có nhiều biểu hiện phức tạp trong học tập, cư xử và cảm xúc.
Tài liệu về hoạt động thể chất và AS hầu như không tồn tại mặc dù rất cần để hiểu rõ về mức độ hoạt động thể chất và tình trạng sức khỏe của những người mắc hội chứng này. Kiến thức này rất quan trọng vì việc tăng cường thể chất và mức độ hoạt động thông qua các bài tập có thể là một yếu tố chính trong quá trình “điều trị” của mỗi cá nhân mắc chứng AS. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này, bạn đọc đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Lợi ích của tập thể dục với hội chứng Asperger
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích về thể chất, xã hội, tâm lý và cách hành xử có thể chắc chắn giúp những người mắc hội chứng Asperger để duy trì các chức năng bình thường. Tuy nhiên, cơ sở của tài liệu hiện có về tập thể dục và AS còn khá hạn chế.
Một bài đánh giá về hoạt động thể chất và những người bị ASD (2010) cho rằng tăng cường tập thể dục có lợi không chỉ về mặt sức khỏe thể chất mà còn giúp bạn thích nghi tốt hơn. Một số nghiên cứu được đánh giá đã cho thấy rằng tập thể dục thường liên quan đến giảm các hành vi tiêu cực rập khuôn (tự kích động), hiếu động thái quá, hung hăng, tự gây thương tích hay sự phá hoại (ví dụ: Elliott, Dobbin, Rose & Soper, 1994, Rosenthal – Malek & Mitchell, 1997).
Những kết quả tốt này không chỉ là do những nỗ lực vận động và sự phối hợp được cải thiện khi tập thể dục mà còn do mức độ lo lắng giảm xuống dưới tác động gián tiếp của tập thể dục. Sự lo lắng thường thúc đẩy các hành vi tiêu cực cụ thể và có thể giúp loại bỏ những hành vi vô ích.
Elliot và cộng sự (1994) sử dụng các kĩ thuật tập luyện khác nhau với một nhóm người mắc ASD và báo cáo rằng tập thể dục nhẹ dường như ảnh hưởng rất ít đến hành vi và chỉ tập thể dục nhịp điệu cường độ mạnh hơn (nhịp tim trên 130) dẫn đến giảm đáng kể những hành vi dập khuôn hay cải thiện các chức năng của cơ thể.
Rosenthal-Malek và Mitchell (1997) cũng báo cáo rằng hoạt động aerobic vừa phải (như chạy bộ 20 phút) thì trẻ em mắc hội chứng Asperger có thể tăng khoảng tập trung và hành vi khi thực hiện nhiệm vụ.
Attwood (2007) cho rằng trong khi một lộ trình tập thể dục có thể cải thiện khả năng vận động và phối hợp, việc giải phóng năng lượng thể chất cũng có thể là một biện pháp phục hồi tinh thần cho những ai mắc chứng AS – những người có vấn đề về cách biểu hiện và kiểm soát cảm xúc. Như một cách đốt cháy năng lượng, tập thể dục mang lại lợi ích rất lớn trong hành vi nhận thức, đặc biệt là về quản lý cảm xúc.
Mặc dù nhiều ảnh hưởng tích cực được biết đến nhưng các hoạt động thể chất vẫn bị “làm ngơ”.
Một số bài tập phù hợp với người mắc chứng Asperger
Để cải thiện sự tuân thủ lộ trình ở những người mắc hội chứng Asperger, bạn phải phát triển một lộ trình tập luyện dễ quản lý, hỗ trợ và phù hợp với sở thích và tình trạng sức khỏe của mình. Các hoạt động quá khó khăn hoặc hỗn loạn có thể khiến bạn thấy nản khi tham gia các hoạt động thể chất khác trong tương lai. Điều quan trọng là phải tập hợp những phản hồi về hoạt động bạn thấy thích thú nhất (ví dụ như khởi động, phần chính hay hạ nhiệt) và những hoạt động cụ thể nào trong từng phần được yêu thích nhất.
Bạn có thể thử thực hiện theo lộ trình 12 tuần gay gắt dưới đây. Chương trình này được gọi với cái tên “Vận động cơ thể – Thư giãn tâm trí” bao gồm các hoạt động đa dạng.
- Người mắc hội chứng Asperger cần được khuyến khích tham gia các hoạt động thể thao được tổ chức tại trường hay hoạt động ngoài giờ như bóng đá, cầu lông…
Cầu lông là một trong những môn thể thao giúp bạn hạn chế hội chứng này
- Các bài tập cơ tại nhà bao gồm khởi động, tập luyện cơ lõi và giãn cơ cũng là một lựa chọn không tồi. Những bài tập cơ lõi giúp tăng cường cơ lõi và cải thiện sự cân bằng cũng như sự hài hòa tổng thể.
- Khoảng 1 tiếng tập luyện các bài aerobic như đạp xe, bơi lội, chạy bộ rất tốt cho người bị AS.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hội chứng Asperger và thói quen tập thể dục thường xuyên. Để hiểu rõ hơn về lộ trình tập luyện, bạn đọc đừng quên kết nối với LEEP.APP nhận tư vấn chi tiết nhé.
Nguồn tham khảo
Asperger Syndrome and Physical Exercise https://jyx.jyu.fi/bitstream/handle/123456789/40877/978-951-39-5078-1_vaitos2011.pdf?seq Ngày 6/9/2020