Tập luyện ảnh hưởng thế nào đến huyết áp của bạn?

Tập luyện ảnh hưởng thế nào đến huyết áp của bạn?

Tập luyện ảnh hưởng huyết áp của người tập như thế nào? Hãy cùng LEEP.APP tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Tập luyện là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Những bài tập cũng kích thích hiệu quả của việc điều trị bệnh huyết áp.

Nếu bạn thắc mắc tập luyện ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào? Việc tập thể dục cần lưu ý gì khi bạn có bệnh về huyết áp? Bạn hãy đọc ngay bài viết bên dưới để có câu trả lời chính xác nhé!

Huyết áp sau khi tập luyện

Tập thể dục có thể làm tăng và giảm huyết áp nhưng tác dụng thường là tạm thời. Huyết áp của bạn sẽ dần trở lại bình thường sau khi tập luyện. Huyết áp càng nhanh trở về mức nghỉ ngơi thì bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn. 

Tập thể dục làm tăng huyết áp tâm thu. Huyết áp tâm thu là thước đo huyết áp khi tim đập. Huyết áp tâm trương là thước đo áp lực trong các mạch máu giữa các nhịp tim. Nó không nên thay đổi đáng kể trong khi tập thể dục. Nếu có, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nhé!

Thật khó chỉ ra một cách thuyết phục những chỉ số huyết áp nào khỏe mạnh sau khi tập thể dục vì huyết áp mỗi người khác nhau.

Huyết áp sau khi tập luyện

Tập luyện đúng cách có ích cho huyết áp của bạn

Tập luyện ảnh hưởng huyết áp thế nào?

Các hoạt động thể dục như bơi lội, đạp xe và chạy bộ đòi hỏi rất nhiều về hoạt động của hệ thống tim mạch. Vì cơ bắp cần nhiều oxy hơn so với lúc nghỉ ngơi nên bạn phải thở nhanh hơn. Đồng thời, tim cũng bắt đầu bơm mạnh và nhanh hơn để lưu thông máu cung cấp oxy cho cơ bắp.

Điều này chính là nguyên nhân khiến huyết áp tâm thu tăng. Huyết áp bình thường của bạn tăng từ 160 – 220 mmHg trong khi luyện tập. Hãy ngừng luyện tập nếu huyết áp tâm thu của bạn vượt quá 220 mmHg. Ngoài 220 mmHg, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn tăng lên. 

Các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng tới cách hệ thống tim mạch phản ứng với việc tập thể dục. Những yếu tố này bao gồm chế độ ăn uống, điều kiện y tế và thuốc. 

Ví dụ, tăng huyết áp khi tập thể dục là một tình trạng gây tăng huyết áp cực độ khi hoạt động thể chất. Những người bị tăng huyết áp khi tập thể dục có thể bị tăng huyết áp tâm thu lên tới 250 mmHg. 

Nhìn chung, huyết áp của bạn sẽ trở lại bình thường trong vài giờ sau tập luyện. Ngay cả khi đó, bạn có thể nhận thấy rằng huyết áp không trở lại chính xác như trước lúc tập. Đó là do huyết áp thường sẽ giảm nhẹ trong vài giờ luyện tập. 

Tập luyện ảnh hưởng huyết áp thế nào?

Tập luyện có thể làm giảm hoặc tăng huyết áp của bạn

Lưu ý khi tập luyện với người huyết áp cao

Rất an toàn để tập thể dục nếu bạn có nguy cơ bị huyết áp cao hoặc đã bị huyết áp cao. Thực tế, việc rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn.

Nếu có nguy cơ hoặc bị tăng huyết áp, hãy nói chuyện với bác sĩ về cách tập thể dục an toàn nhất. Thông thường, người có vấn đề về huyết áp sẽ được khuyên rằng:

  • Sử dụng thuốc để hạ huyết áp
  • Chọn hoạt động vừa phải
  • Tập thể dục hàng ngày

Nếu quan tâm đến huyết áp, bạn cần theo dõi nó trước, trong và sau khi tập luyện. Để bắt đầu những bài tập giúp bạn kiểm soát và giảm huyết áp, bạn cần lưu ý: 

  • Bơi lội: Thực hiện những bài tập cardio rất tốt cho huyết áp của bạn, trong đó không thể bỏ qua bơi lội. Chỉ cần khoảng 30 phút, nó cũng có tác dụng với huyết áp của bạn.
  • Cường độ tập luyện phù hợp: Bạn có thể thực hiện các bài tập có cường độ vừa phải như đi bộ nhanh tối thiểu 30 phút mỗi ngày, thực hiện 5 ngày trở lên mỗi tuần, dần dần thực hiện những bài tập mạnh mẽ hơn để tiếp tục hạ huyết áp xuống mức an toàn.
  • Bắt đầu chậm để tránh chấn thương: Hãy bắt đầu 10-15 phút đầu với bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc sử dụng máy chạy bộ. Sau đó, bạn có thể kéo dài và thực hiện bài tập thử thách hơn.
  • Khởi động và hạ nhiệt: Làm nóng trước khi tập thể dục và hạ nhiệt sau đó rất quan trọng với những người có huyết áp cao. Những động tác này giúp nhịp tim của bạn tăng lên và dần dần trở lại bình thường. Đi bộ tại chỗ hoặc sử dụng máy chạy bộ tại nhà 10 phút sẽ rất tốt cho điều này.

Bơi lội là loại hình phù hợp với người huyết áp cao

Bơi lội là một bài tập phù hợp với người có huyết áp cao

Lưu ý với người huyết áp thấp

Bạn cũng cần kiểm tra bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập nếu như bạn bị huyết áp thấp. Tập thể dục – đặc biệt là những bài tập thay đổi tư thế bất ngờ – có thể gây ra một số triệu chứng như chóng mặt, mờ mắt và buồn nôn.

Điều này không có nghĩa là bạn không nên tập thể dục nếu bị huyết áp thấp. Trên thực tế, tập thể dục có lợi cho việc điều trị huyết áp thấp vì giúp cải thiện lưu thông máu. 

Nếu bạn bị huyết áp thấp, hãy chọn các hoạt động vừa phải mà không liên quan đến uốn cong hay đứng dậy quá nhanh. Một số lưu ý bạn cần quan tâm khi tập luyện bao gồm: 

  • Uống nhiều nước: Cơ thể bị mất nước không chỉ gây ra huyết áp thấp mà còn khiến bạn cảm giác buồn nôn, suy nhược, chóng mặt, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn là tiêu chảy. Nếu bị tụt huyết áp khi thực hiện bài tập mạnh mẽ, bạn cần phải uống nước có chứa chất điện giải.
  • Thực hiện chậm rãi: Nếu bệnh huyết áp thấp của bạn bắt nguồn từ bệnh tim, tiểu đường hoặc tình trạng nghiêm trọng khác, người tập nên gặp bác sĩ để biết giới hạn luyện tập. Khi luyện tập, hãy dành thời gian để khởi động và hạ nhiệt đúng cách để nhịp tim của bạn từ từ tăng lên và hạ thấp xuống. Hãy tăng dần cường độ tập thể dục và giảm từ từ nếu bạn thấy triệu chứng như yếu hoặc mệt hay chóng mặt. Sau buổi tập, hãy thực hiện giãn cơ đứng hoặc ngồi.

Hy vọng bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa huyết áp và tập luyện cũng như điều cần lưu ý với bệnh huyết áp thấp và huyết áp cao. Ngoài việc tập luyện, còn có các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp. Để tìm hiểu về vấn đề này, mời bạn đọc thêm bài viết Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.

Nguồn tham khảo

Get Started With Exercise to Lower Blood Pressure https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/ss/slideshow-lowering-bp-tips Ngày truy cập: 18/5/2020

How Does Exercise Affect Blood Pressure? https://www.healthline.com/health/blood-pressure-after-exercise#high-blood-pressure Ngày truy cập: 18/5/2020

Exercise Precautions for Low Blood Pressure https://www.livestrong.com/article/535276-exercise-precautions-for-low-blood-pressure/ Ngày truy cập: 18/5/2020