Bạn có nên tập thể dục trong chu kỳ kinh nguyệt không?

Bạn có nên tập thể dục trong chu kỳ kinh nguyệt không?

Một số người gặp các triệu chứng như bụng khó chịu, đầy hơi, mệt mỏi và đau đầu trong chu kỳ kinh nguyệt. Tập thể dục có thể giúp bạn không?

Tập thể dục cũng cung cấp một loạt các lợi ích sức khỏe không chỉ trong chu kỳ kinh nguyệt mà cả trong những ngày bình thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt cũng như cân nhắc các hoạt động để thử và tránh nhé.

Lợi ích của việc tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt

Sau đây là một số lợi ích tiềm năng khi bạn tập thể dục trong chu kỳ kinh nguyệt:

Cải thiện tâm trạng

Tâm trạng bạn thường bất thường, buồn bã hay cáu gắt khi đến kỳ kinh nguyệt. Tập thể dục sẽ giúp bạn nâng tâm trạng của bạn.

Giảm mệt mỏi

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi khi bạn đến kỳ kinh nguyệt. Hoạt động thể chất có thể thúc đẩy năng lượng của bạn.

Giảm đau bụng kinh

Hoạt động thể chất không cần phải mạnh mẽ trong một thời gian dài. Thậm chí hai lần 15 phút đi bộ mỗi ngày có thể giúp bạn giảm cơn đau bụng và sự khó chịu trong người. Ngoài ra, tập thể dục là một lựa chọn lành mạnh nói chung. Nó giúp bạn duy trì cân nặng và giữ cho tim và phổi của mình khỏe mạnh.

Đi bộ giúp bạn cải thiện tâm trạng và giảm cơn đau bụngĐi bộ giúp bạn cải thiện tâm trạng và giảm cơn đau bụng

Một số mẹo bạn cần lưu ý khi tập luyện

Sau đây là một số lưu ý bạn cần biết khi tập thể dục trong chu kỳ kinh nguyệt:

Giãn cơ kết hợp

Các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng như yoga, thái cực quyền và pilates có thể giúp kéo giãn cơ bắp bị căng trong kỳ kinh nguyệt. Một số người thấy việc bơi lội giúp giảm đau bằng cảm giác không trọng lượng trong nước.

Giữ nước

Mất nước có thể làm tăng khả năng bạn gặp những tác dụng phụ như đầy hơi, táo bón trong chu kỳ kinh nguyệt. Việc giữ nước có thể giảm sự khó chịu trong buổi tập thể dục.

Thử thuốc giảm đau

Đau lưng và chuột rút có thể ngăn cản bạn tập thể dục trong chu kỳ kinh nguyệt. Uống thuốc giảm đau chẳng hạn như ibuprofen và acetaminophen có thể giúp giảm chuột rút trước buổi tập thể dục. Sử dụng đá hoặc một miếng đệm sưởi ấm bằng vải sau khi tập luyện có thể giúp bạn bớt đau.

Bảo vệ kỳ kinh nguyệt

Tập thể dục có thể khiến dòng kinh nguyệt tăng lên. Việc tăng tốc này thường là do hoạt động thể chất có thể giúp máu thoát khỏi tử cung nhanh hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần chuẩn bị miếng băng vệ sinh phù hợp với việc này. Bạn có thể mặc quần tối màu để tránh trường hợp máu bị trào ra.

Giữ nước khi tập luyệnGiữ nước khi tập luyện

Bài tập nào thích hợp để tập luyện trong kỳ kinh nguyệt

Vài ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt là khó chịu nhất, đặc biệt nếu bạn có xu hướng chảy máu nhiều trong thời gian này. Đó là lý do tại sao bạn cần ưu tiên các động tác và bài tập nhẹ nhàng. Giảm cường độ tập luyện được nhấn mạnh nếu bạn muốn thực hiện trong kỳ kinh nguyệt.

Đi bộ hoặc các bài tập cardio nhẹ nhàng

Duy trì bài tập tim mạch hoặc aerobic ở cường độ thấp hơn hoặc giảm dần cường độ bạn thực hiện. Cân nhắc cardio nhẹ, đi bộ hoặc các bài tập aerobic ngắn hơn.

Rèn luyện sức mạnh với cường độ thấp

Do khả năng tăng sức mạnh trong chu kỳ kinh nguyệt, thêm những bài tập rèn luyện sức mạnh với cường độ thấp là một bước đi thông minh.

Yoga và pilates

2-3 Ngày trước kỳ kinh nguyệt là thời gian tuyệt vời để tham gia các hoạt động như yoga. Điều này có thể giúp thư giãn cơ thể của bạn và có khả năng làm giảm các triệu chứng như chuột rút, đau ngực và mỏi, đau nhức cơ bắp.

Nếu bạn không cảm thấy khó chịu trong giai đoạn, hãy tiếp tục duy trì thói quen tập thể dục nhé. Hãy chú ý đến sự thay đổi của cơ thể bạn trong thời gian này. Nếu bạn thấy cơ thể hoạt động không bình thường, hãy để bản thân nghỉ ngơi và giảm bớt cường độ.

Tập yoga

Bạn cần tránh điều gì?

Bạn có thể tiếp tục thực hiện thói quen tập thể dục bình thường với một số điều chỉnh nhỏ. Bạn cần giảm áp lực và cường độ luyện tập. Điều này không có nghĩa là bỏ tập luyện mà cắt giảm một chút để phù hợp với tình trạng cơ thể bạn khi đến kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khác thường, bạn có thể cắt giảm bài tập tim mạnh với cường độ mạnh hoặc những bài tập sức bền.

Bạn luôn cần có biện pháp tập thể dục an toàn. Điều này có thể bao gồm cả mặc thiết bị bảo vệ và hạn chế nâng tạ quá nặng mà không có hỗ trợ.

Nhìn chung, cách tốt nhất là lắng nghe cơ thể của bạn. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy giảm cường độ tập thể dục để ngăn ngừa mệt mỏi quá mức.

Việc tập luyện quá sức có thể khiến bạn rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Các vận động viên sức bền và hiệu suất cao có thể được bỏ qua do thay đổi nội tiết tố và cơ thể. Nếu bạn bắt đầu một thói quen tập luyện với cường độ cao và bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, hãy nói chuyện ngay với bác sĩ nhé.

Có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thường là một dấu hiệu của sức khỏe tốt.

Không nên tập quá sức

Không nên tập quá sức

Tập thể dục trong khoảng thời gian này có thể giúp giảm các triệu chứng cũng như có lợi cho sức khỏe tổng thể. Mọi người không cần phải hạn chế hoạt động thể chất khi đến kỳ trừ khi bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu. Để có thêm tin tức và kiến thức tập luyện, bạn đọc đừng quên thường xuyên theo dõi ứng dụng LEEP.APP nhé. 

>>> Xem thêm: Tập thể dục có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn như thế nào?

Nguồn tham khảo

Should you exercise during your period? https://www.medicalnewstoday.com/articles/326364 Ngày truy cập: 25/11/2020

Can You Exercise on Your Period? https://www.healthline.com/health/exercise-during-period Ngày truy cập: 25/11/2020