Hướng dẫn tập thể dục cho người mắc bệnh suy thận mãn tính
Chứng suy thận mãn tính khiến nhiều người hạn chế, thậm chí loại bỏ việc tập thể dục do nghĩ nó có tác động xấu.
Bệnh thận mãn tính còn được gọi là suy thận mãn tính mô tả sự mất dần chức năng của thận. Khi căn bệnh này chuyển sang giai đoạn cuối, lượng chất lỏng, chất điện giải và chất thải nguy hiểm có thể tích tụ trong cơ thể. Liệu tập thể dục có thể có tác động tích cực tới những người mắc căn bệnh này không? Và tập luyện như thế nào là phù hợp? Hãy cùng LEEP.APP đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Tác dụng của tập thể dục với chứng suy thận mãn tính
Những người bị bệnh suy thận mãn tính (CKD) có thể có được lợi ích từ việc tập thể dục thường xuyên giống như những người không mắc bệnh. Chất lượng sức khỏe của bạn có thể cải thiện nếu bạn tham gia các hoạt động tăng cường cơ bắp, xương và khớp trong cơ thể. Điều này có thể cải thiện sự cân bằng và phối hợp của cơ thể. Điều này giúp bạn không bị ngã và đảm bảo sự tự lập của bạn khi bạn có tuổi hơn.
Các lợi ích khác từ hoạt động thể chất bao gồm cải thiện huyết áp và kiểm soát bệnh tiểu đường. Đôi khi những bệnh này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thận bị tổn thương. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp hạ huyết áp và thận không bị tổn thương thêm. Theo cách tương tự, việc tập luyện cũng giúp hạ lượng đường huyết và gây ít căng thẳng cho thận hơn.
Tập thể dục cải thiện tình trạng sức khỏe nói chung và bệnh thận nói riêng
Bạn nên tập luyện với cường độ như thế nào?
Nếu bạn không quen tập thể dục thường xuyên, hãy bắt đầu từ từ và tập luyện với mức độ mà bạn cảm thấy thoải mái. Bạn có thể thực hiện những bài tập aerobic, tăng cường sức mạnh hoặc bài tập uốn dẻo 5 lần/ tuần. Nếu bạn có thể tập thể dục vào cùng một thời điểm mỗi ngày, bạn sẽ tạo và duy trì được thói quen sống khỏe.
Ví dụ: bắt đầu và kết thúc buổi tập luyện với các bài tập giãn cơ và thực hiện một hoạt động aerobic như đi bộ hoặc rèn luyện sức mạnh như tập tạ tay. Kết hợp các hoạt động sử dụng các nhóm cơ khác nhau mỗi ngày như thân trên 1 ngày và thân dưới vào ngày khác sẽ cải thiện sức khỏe của bạn theo thời gian.
Các loại hình tập luyện phù hợp khi suy thận mãn tính
Các hoạt động được tạo lập bao gồm aerobic, sức mạnh và các hoạt động uốn dẻo. Các hoạt động aerobic là bài tập bạn sử dụng một lượng oxy lớn. Các loại bài tập này bao gồm đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, bơi lội, đi bộ và tập aerobic dưới nước, làm vườn, nhảy, đạp xe và các bài tập trên ghế. Các loại bài tập aerobic khác có thể được thực hiện trên máy tập như máy chạy bộ, đạp xe tại chỗ. Rèn luyện sức mạnh bao gồm việc sử dụng các cơ lớn của cơ thể để thực hiện các bài tập. Ví dụ như các bài tập tạ tay, free weight, dây kháng lực, pilates và bóng thuốc hỗ trợ các hoạt động tăng cường sức mạnh. Các hoạt động đòi hỏi tính dẻo dai vận động khớp của bạn thông qua toàn bộ phạm vi chuyển động của chúng và giúp giảm thiểu nguy cơ bị thương khi thực hiện các hoạt động thể chất. Bạn có thể thử giãn cơ, yoga và thái cực quyền.
Aerobic
Thiết lập thói quen đi bộ:
- Bắt đầu đi bộ với tốc độ chậm và chắc chắn khoảng 10 phút mỗi ngày.
- Khi đã cảm thấy thoải mái với thói quen đi bộ 10 phút, sau đó tăng lên 20 phút mỗi ngày với tốc độ nhanh hơn.
- Sau 1 tháng, bạn có thể tăng lên 30 phút mỗi ngày.
Rèn luyện sức mạnh là bài tập không thể thiếu khi suy thận mãn tính
Nhón gót chân
- Đứng thẳng với tay thả lỏng 2 bên. Từ từ nhấc gót chân lên và đếm đến 2.
- Sau đó, hạ gót xuống sàn. Lặp đi lặp lại điều này khoảng 8 – 12 lần.
Nâng chân
- Ngồi trên ghế với lưng thẳng và đầu gối gập và bàn chân để phẳng trên sàn. Nâng và duỗi thẳng chân phải và giữ vài giây. Hạ chân về vị trí ban đầu.
- Lặp lại với chân trái. Thực hiện 8 – 12 lần mỗi chân.
Bài tập giãn cơ
Các bài tập giãn cơ giúp kéo dài và thả lỏng các cơ bắp và khớp nối. Thực hiện các bài tập dưới đây như bài tập khởi động và hạ nhiệt trong một buổi tập.
Xoay vai
- Đứng hoặc ngồi, di chuyển phần chỏm vai phải về phía trước theo chuyển động tròn 15-30 giây.
- Lặp lại với vai trái.
Giãn cơ chân
- Khi nằm ngửa, uốn cong chân phải và giữ chân trái thẳng.
- Với 2 tay đặt sau chân phải, đưa chân về phía ngực và giữ 15 – 30 giây.
- Lặp lại với chân trái.
Lưu ý khi tập luyện
Điều quan trọng cần nhớ khi tập luyện là lắng nghe cơ thể của bạn. Hãy nhớ rằng tập thể dục thường xuyên rất có lợi. Nhưng nếu bạn nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, hãy tạm dừng những điều đang làm và tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
- Chuột rút cơ hoặc đau khớp
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Đau ở phần trên của cơ thể bao gồm mặt và hàm
- Khó thở
- Bất ngờ đau đầu, cảm giác chóng mặt, lâng lâng
- Chân tay yếu ớt
Bạn không nên để bệnh suy thận mãn tính cản trở cuộc sống của mình. Bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè trong quá trình tập luyện của mình. Có thể bạn cần sự khích lệ từ người khác để bạn có thể tiếp tục và đi theo đúng lộ trình nên đừng ngần ngại nhờ những người thân thiết nhé.
Để có lộ trình tập luyện cụ thể và hiệu quả hơn, bạn đọc đừng quên cập nhật thông tin trên ứng dụng LEEP.APP nhé.
Nguồn tham khảo
Exercise Guidelines for Chronic Kidney Disease Patients https://www.jrnjournal.org/article/S1051-2276(16)00050-9/pdf Ngày 8/9/2020