5 bí kíp đánh bay sự căng thẳng khi tập gym
Bạn cảm thấy áp lực trong lúc tập luyện cũng như chán nản trong hoặc sau khi tập luyện? Cùng khám phá 5 cách giảm bớt căng thẳng khi tập gym chỉ có tại LEEP.APP nhé.
Căng thẳng tập gym luôn là vấn đề gây đau đầu với người tập thể hình. Nỗi ám ảnh này có thể khiến bạn từ bỏ việc tập luyện. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề bạn có khả năng khắc phục một cách hiệu quả và triệt để.
1. Khởi đầu nhẹ nhàng để giảm bớt nỗi lo khi đi gym
Theo một nghiên cứu vào năm 2016, chuyển từ lối sống thụ động sang năng động có thể giúp kéo dài tuổi thọ. Vì vậy, việc bạn ý thức được tình hình sức khỏe và bắt đầu tập luyện đã là một thành công lớn. Tuy nhiên, ở những buổi đầu của hành trình cải thiện sức khỏe, đừng để áp lực tập gym lấn át bạn.
Bạn nên chọn những bài tập nhẹ và đơn giản trong buổi tập đầu
Bạn không cần phải ép bản thân để tập luyện quá sức. Thay vào đó, người tập nên thực hiện những động tác nhẹ và đơn giản ở buổi đầu tiên.
Bạn hãy cố gắng duy trì việc tập luyện ở mức độ thường xuyên, ít nhất là 3 buổi một tuần. Để tránh nhàm chán cho những buổi đi gym, người tập vẫn có rất nhiều bài tập để lựa chọn. Tuy nhiên, khi cơ thể chưa quen với việc vận động, bạn nên thực hiện các bài cardio hoặc đạp xe, chạy bộ với cường độ nhẹ.
2. Quan niệm đúng về cường độ tập
Một số người quan niệm rằng tập thể hình là phải mệt mỏi rã rời sau mỗi buổi tập mới là hiệu quả. Thực tế, đây lại vô tình tạo nên một cảm giác căng thẳng cho việc tập gym lên tinh thần của bạn.
Đau, nhức mỏi cơ là một dấu hiệu cho thấy các sợi cơ bị “xé” trong quá trình luyện tập. Điều này xảy ra nhằm sẵn sàng cho việc hồi phục và tăng trưởng cả về kích thước lẫn sức mạnh của cơ bắp.
Bạn sẽ có rất nhiều chế độ tập khác nhau. Điều quan trọng là chọn bài tập đúng lúc, đúng thời điểm để đạt được mục đích tối ưu nhất.
Tập luyện quá sức không chỉ làm giảm hiệu quả mà còn rất dễ gây chấn thương
Ví dụ, khi tập để đốt mỡ và giảm cân, người tập chỉ cần duy trì nhịp tim ở mức xấp xỉ 70% so với nhịp tim tối đa. Việc duy trì cường độ tập này không chỉ không khiến bạn cảm thấy mệt nhừ mà còn đạt được những lợi ích trong quá trình đốt mỡ.
Với lý do này, người tập nên thường xuyên điều chỉnh chế độ tập. Caesar Barajas, huấn luyện viên ở Aaptiv, phát biểu thêm: “Tại sao bạn phải tập đến lúc mệt nhoài đến mức đi không nổi sau khi tập? Bạn vẫn còn cuộc sống cá nhân bên ngoài phòng gym. Vì vậy, không có lý do gì phải vắt kiệt sức mình và mỗi ngày và đâu!”.
Những lần tập gần như hết sức vẫn cần thiết, nhưng không cần phải thực hiện mỗi ngày khi đến phòng gym. Nếu quá chú trọng vào việc tập luyện nặng trong thời gian dài, bạn sẽ có cảm giác căng thẳng cho mỗi buổi tập và kết quả sẽ không khả quan hơn được. Bạn cũng có thể vận động nhiều hơn trong sinh hoạt hàng ngày để đốt nhiều calorie hơn, chứ không nhất thiết phải tới phòng gym mới vận động.
3. Đổ mồ hôi là tốt nhưng không phải tất cả
Sau khi tập hot yoga hoặc HIIT, cơ thể của bạn sẽ ngập tràn mồ hôi. Tuy nhiên, cũng có những bộ môn ra ít mồ hôi khi tập nhưng vẫn đạt được hiệu quả mong muốn như yoga hoặc tập thể lực.
Khi thân nhiệt tăng, nhiều người sẽ cảm thấy hài lòng và thoải mái hơn. Tuy nhiên, điều này liên quan đến tinh thần hoặc cảm giác nhiều hơn. Về mặt sinh học, việc đổ mồ hôi sẽ giúp các khớp và cơ mềm ra, nhờ đó tăng độ linh hoạt, hỗ trợ việc vận động trơn tru hơn.
4. Hãy để hơi thở dẫn dắt mình
Nếu không chắc cường độ tập luyện của mình đã hợp lý chưa, hãy để nhịp thở của bạn dẫn lối. Bạn nên tập ở mức hơi thở vẫn được duy trì đều đặn nhưng không thể nói chuyện một cách bình thường.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ nói chuyện theo kiểu ngắt quãng, không thể phát âm ra một câu dài. Tùy theo bài tập, người tập có thể đạt được mức độ này sau khi tập từ 10 – 15 phút.
Hơi thở là điều cần lưu ý khi tập luyện
Do cơ địa từng người khác nhau nên cường độ tập sẽ khác biệt. Thế nhưng, bạn vẫn có thể theo dõi sát sao quá trình tập luyện thông qua nhịp thở.
Nếu bạn cảm thấy thở không đều, ngắt quãng, khó hoặc thậm chí không thể nói chuyện dù chỉ là những từ đơn, đó là dấu hiệu cho thấy việc tập đang quá sức. Lúc này, bạn nên từ từ giảm cường độ luyện tập của mình. Nếu sau 20 phút tập, người tập vẫn chưa rơi miếng mồ hôi nào thì đã đến lúc tăng tốc rồi đấy!
5. Đa dạng hóa bài tập
Nếu có một kế hoạch tập gym dài hạn nhưng tuần nào cũng tương tự về thời lượng và thời điểm, bạn nên nghĩ tới việc đa dạng hóa bài tập ngay lập tức. Khi cơ thể cứ lặp đi lặp lại một chương trình tập luyện từ năm này qua tháng nọ, bạn sẽ trở thành một hệ thống được lập trình sẵn và mất đi cảm hứng luyện tập.
Hãy thường xuyên thay đổi bài tập để tạo hứng thú cho chính mình
Kết quả là người tập sẽ “giậm chân tại chỗ”, dễ từ bỏ. Mục đích của việc luyện tập là làm cơ thể cảm thấy “bất ngờ”. Nếu không thể thay đổi mỗi ngày, điều chỉnh chương trình tập mỗi tuần một lần để cơ thể phải thích nghi liên tục là giải pháp tuyệt vời cho bạn.
Việc tập luyện đa dạng không chỉ có tác dụng chuyên môn mà còn có hiệu quả về mặt tinh thần. Khi việc tập luyện trở nên thú vị hơn, chắc chắn phòng tập sẽ không còn là nơi ám ảnh bạn.
Nguồn tham khảo
6 reasons you shouldn’t count out moderate fitness https://aaptiv.com/magazine/moderate-fitness Ngày truy cập: 24/7/2020