Tần dày lá – gia vị phổ biến với những lợi ích sức khỏe không ngờ
Tần dày lá được biết đến là loại gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho mọi món ăn. Nhưng với LEEP.APP đây còn là thực phẩn đem đến nhiều lợi ích.
Tần dày lá hay húng chanh là một trong những gia vị phổ biến tại Việt Nam. Các đặc tính y học của thực vật có được nhờ vào sự hiện diện của một số chất phytochemical có trong chúng. Chúng đem đến rất nhiều lợi ích sức khỏe như khả năng cải thiện làn da, giải độc cơ thể, chống ho, giảm đau viêm khớp…
Cây tần dày lá là gì?
Tần dày lá có tên khoa học là Plectranthus amboinicus, từng được biết đến với cái tên Coleus amboinicus. Đây là một loài thực vật lâu năm bán mọng nước trong họ Lamiaceae. Họ này gồm các loại thảo mộc phổ biến như húng quế, bạc hà, oregano, xô thơm, hương thảo và cỏ xạ hương.
Cây tần dày lá là một loại thảo mộc lâu năm thường xanh có mùi thơm hấp dẫn, có màu sắc rực rỡ và hơi mọng nước. Cây mọc cao khoảng 1m. Loài này chịu được bóng râm, ưa đất màu mỡ và thoát nước tốt. Cây có rễ dạng sợi. Thân có nhiều thịt, dài khoảng 30–90cm. Thân cây được bao phủ dày đặc bởi các lông mềm, ngắn và dựng đứng. Thân già thường nhẵn.
Lá không phân chia, hình trứng rộng với đầu thuôn nhọn và rất dày. Chúng dài 5–7 cm và rộng 4–6 cm. Mặt trên của lá có nhiều lông dày với bề mặt dưới có nhiều lông tuyến nhất, tạo nên vẻ ngoài mờ sương. Cuống lá dài 2– 4,5cm. Hương vị của lá này thơm dễ chịu với mùi dễ chịu và sảng khoái.
Giá trị dinh dưỡng
Tần dày lá có hồ sơ dinh dưỡng vô cùng ấn tượng với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Trong 100g húng chanh tươi gồm:
- Năng lượng: 21kcal
- Chất đạm: 1,8g
- Tổng chất béo: 0,7g
- Carbohydrate: 3.06g
- Canxi: 93mg
- Sắt: 3,3mg
- Magie: 52mg
- Phốt pho: 53mg
- Kali: 470mg
- Natri: 80mg
- Vitamin C: 35mg
- Vitamin B6: 0,08mg
- Folate: 13µg
Ngoài ra, trong tần dày lá cũng chứa hàm lượng vitamin A, thiamin, riboflavin, niacin… Cùng với đó là các khoáng chất như kẽm, đồng,, mangan, selen…
Lợi ích sức khỏe của cây tần dày lá
Loại gia vị phổ biến với nhiều lợi ích sức khỏe
Tần dày lá chứa hàm lượng lớn axit béo không bão hoà. Kết quả là, loại thảo mộc này có khả năng làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL). Đồng thời làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL). Kết quả ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch và cải thiện độ nhạy insulin.
Giảm các vấn đề về hô hấp
Nếu bạn đang bị cảm lạnh, viêm họng, tắc nghẽn, ngạt mũi hoặc xoang gây đau đớn, bạn có thể nhai lá cây tần dày lá. Các hợp chất có trong thảo mộc hoạt động như một chất long đờm mạnh mẽ. Nó giúp bạn loại bỏ chất nhầy và đờm từ đường hô hấp của bạn và làm sạch xoang. Điều này cũng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn .
Chăm sóc da
Một trong những công dụng phổ biến nhất của cây tần dày lá là điều trị da hiệu quả. Từ vết cắn và vết đốt cho đến bệnh chàm và bệnh vẩy nến, húng chanh có thể nhanh chóng làm giảm mẩn đỏ và sưng tấy. Đồng thời chúng cũng loại bỏ ngứa và kích ứng. Ngoài ra, dầu cây lưu ly giúp tăng cường tái tạo da và kích thích hoạt động của tế bào da. Sự hiện diện của axit gamma-linoleic hỗ trợ điều trị các rối loạn về da như dị ứng , viêm da , viêm và kích ứng.
Hàm lượng Omega-6
Nếu bạn chọn chiết xuất tinh dầu từ lá cây tần dày lá, các hợp chất dễ bay hơi trong chiết xuất đó bao gồm axit béo omega-6. Axit béo này có liên quan đến việc giảm viêm khớp bằng cách tăng tái tạo khớp. Điều này rất quan trọng đối với các vận động viên hoặc những người bị loãng xương. Đặc biệt là những người thường xuyên bị căng thẳng tác động lên khớp và xương của họ.
Vitamin C và A
Tần dày lá giúp hỗ trợ cải thiện chức năng mắt
Các hàm lượng cao của acid ascorbic tìm thấy trong tàn dày lá làm cho nó hoạt động như một chất tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, carotenoid và vitamin A có thể giúp cải thiện thị lực, giảm stress oxy hóa trong mắt. Vì vậy sử dụng loại thảo mộc này thậm chí có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
Giảm căng thẳng và lo lắng
Mặc dù đây là một trong những lợi ích ít được biết đến của cây tần dày lá. Nhưng một số hợp chất hữu cơ và khoáng chất trong loại thảo mộc này có tính chất an thần nhẹ. Trong y học dân gian, nó đã được sử dụng như một phương thuốc thảo dược, đặc biệt là dưới dạng trà – cho những người bị lo lắng cao độ. Nó cũng giúp giảm chứng căng thẳng mãn tính để tạo ra sự thư giãn, tĩnh tâm và giấc ngủ ngon, lành mạnh.
Tăng cường bài niệu
Cây húng chanh hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu rất hiệu quả. Điều đó nghĩa là nó có thể thải độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách kích thích đi tiểu. Hoạt động này cũng đồng thời làm giảm lượng muối, chất béo và nước dư thừa trong cơ thể. Từ đó giúp giữ cho thận và hệ thống bạch huyết hoạt động trơn tru.
Giảm sốt
Nếu bạn đang bị cảm lạnh hoặc cúm, một triệu chứng phổ biến là sốt . Cây tần dày lá với đặc tính hút ẩm giúp kích thích tiết mồ hôi, giúp thải độc tố qua da. Từ đó hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục. Hơn nữa, cây húng chanh còn được sử dụng ở Châu Á và Nam Mỹ để điều trị bệnh tả và viêm màng não . Nó cũng được sử dụng để điều trị các rối loạn cảm giác liên quan đến tai và mắt. Hội chứng ruột kích thích.
Lưu ý khi sử dụng
Lá và thân cây tần dày lá thường có nhiều lông. Chính vì vậy chúng có thể có thể gây viêm da tiếp xúc nhẹ cho những người có làn da nhạy cảm. Nhưng nhìn chung, loại thảo mộc này không có khả năng gây dị ứng.
Tuy nhiên, do hỗn hợp các hợp chất và hóa chất của nó tương đối mạnh. Bởi vậy, các bà mẹ mang thai và cho con bú không được khuyến khích sử dụng loại thảo mộc này.
Cách sử dụng cây tần dày lá
Tần dày lá là bài thuốc trị bệnh dân gian phổ biến
Lá của cây tần dày lá là bộ phận được tìm kiếm nhiều nhất và sử dụng phổ biến nhất. Chúng rất lý tưởng để tạo hương vị cho các món thịt và rau. Ngoài ra, sử dụng loại trà thảo mộc này có tác dụng điều trị một số bệnh phổ biến:
- Chữa ho và viêm họng: nhai một chiếc lá hoặc pha trà bằng cách đun sôi lá trong nước.
- Ngạt mũi: Xông hơi với lá cây húng chanh
- Vết bỏng, vết loét, vết côn trùng đốt và các bệnh ngoài da như chàm: Giã nát lá lấy bã, sau đó đắp làm thuốc đắp.
- Giảm căng thẳng và lo lắng: Uống chiết xuất lá hoặc trà xanh làm từ lá.
- Tiêu chảy/ khó tiêu: Lấy một ít lá và rửa sạch, nhai trong 5 phút. Uống nước ấm sau khi nhai và uống một lần một ngày.
- Đau đầu: Giã nát lá, trộn với bất kỳ loại dầu nào và xoa bóp lên da đầu.
- Hen suyễn/ Viêm phế quản: Uống 10ml nước sắc của cây tần dày lá mỗi ngày một lần.
Nhìn chung, tần dày lá là loại thảo mộc lành tính không có độc tố và chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy chẳng có lý do gì mà bạn không bổ sung loại thảo mộc này vào thực đơn hàng ngày để nhận được tất cả lợi ích tuyệt vời nhất.
Nguồn tham khảo
Health benefits of Indian Borage https://www.healthbenefitstimes.com/indian-borage/ Ngày truy cập 17/12/2020
8 Health Benefits Of Indian Borage (Mexican Mint) https://www.organicfacts.net/health-benefits/herbs-and-spices/indian-borage-mexican-mint.html Ngày truy cập 17/12/2020