Màu thực phẩm thật sự có hại không?
Màu thực phẩm có tác dụng làm màu cho kẹo, nước uống tăng lực và bánh nướng. Chúng thậm chí còn được sử dụng trong một số thương hiệu cá hồi hun khói, nước sốt salad và các loại thuốc.
Nhưng màu thực phẩm có lợi hay có hại? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Màu thực phẩm là gì?
Màu thực phẩm là các chất hóa học được dùng để tạo màu nhân tạo cho thực phẩm. Nó đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ nhưng chất tạo màu đầu tiên được tạo ra từ nhựa than đá năm 1856.
Ngày này, màu thực phẩm được làm từ dầu mỏ. Phần lớn các loại thuốc bị phát hiện độc hại. Chỉ có một số ít màu vẫn được sử dụng.
Các nhà sản xuất thực phẩm thường thích màu nhuộm hơn chất tạo màu tự nhiên như beta carotene và chiết xuất củ cải đường vì chúng tạo màu sắc rực rỡ hơn.
Tất cả các loại màu nhân tạo đang được sử dụng đều đã qua kiểm tra độc tính trong các nghiên cứu trên động vật.
Các cơ quan quản lý như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) đã kết luận rằng màu không gây rủi ro sức khỏe đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về kết luận này.
Các loại màu thực phẩm
Các loại màu sau đây được EFSA và FDA chấp thuận sử dụng:
- Màu xanh số 1: Màu xanh lục lam được sử dụng trong các loại kem, đậu Hà Lan đóng hộp, súp đóng hộp.
- Màu xanh số 2: Màu xanh được dùng để làm kẹo, kem, ngũ cốc và đồ ăn nhẹ.
- Màu đỏ số 3: Màu đỏ anh đào thường được sử dụng trong kẹo, kem que và gel trang trí bánh.
- Màu vàng số 5: Màu vàng được tìm thấy trong kẹo, nước ngọt, khoai tây chiên, bỏng ngô và ngũ cốc.
- Màu vàng số 6: Màu vàng cam được sử dụng trong kẹo, nước sốt, bánh nướng và hoa quả được bảo quản.
- Màu đỏ số 40: Màu đỏ sẫm được sử dụng trong đồ uống tăng lực, kẹo, gia vị và ngũ cốc.
Màu thực phẩm phổ biến nhất là đỏ 40, vàng 5 và vàng 6. Ba loại này chiếm 90% tổng số màu được sử dụng tại Hoa Kỳ.
Một số loại được chấp thuận ở quốc gia này nhưng lại bị cấm ở những quốc gia khác. Màu xanh lá cây số 3 được FDA chấp thuận nhưng bị cấm ở châu Âu.
Quinoline yellow, Carmoisine và Ponceau là những chất được EU cho phép nhưng bị cấm ở Mỹ.
Ảnh hưởng của màu thực phẩm đến sức khỏe
Có thể gây tăng động ở trẻ em nhạy cảm
Năm 1973, một nhà nghiên cứu dị ứng nhi khoa cho rằng chứng tăng động và các vấn đề học tập ở trẻ em là do chất tạo màu và chất bảo quản thực phẩm.
Dù thời điểm đó, phát hiện này ít được ủng hộ nhưng nhiều bậc phụ huynh đã chấp nhận quan điểm này. Bác sĩ đã đưa ra chế độ ăn kiêng như một phương pháp điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Chế độ ăn này cần loại bỏ tất cả các chất tạo màu cùng với một số thành phần nhân tạo khác.
Từ đó, một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan nhỏ giữa việc sử dụng màu và chứng tăng động ở trẻ em.
Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc loại bỏ màu cùng với một chất bảo quản tên natri benzoat làm giảm đáng kể các triệu chứng hiếu động.
Mặc dù vậy nhưng cả FDA và EFSA đều công bố rằng hiện tại chưa đủ bằng chứng để kết luận màu thực phẩm không an toàn.
Màu này có gây ung thư không?
Tính an toàn của màu còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá mức độ an toàn của màu nhuộm thực phẩm được thực hiện trên động vật trong thời gian dài.
Các nghiên cứu sử dụng màu xanh số 1, màu đỏ số 40, màu vàng số 5 và màu vàng số 6 không tìm thấy bằng chứng về tác động gây ung thư.
Tuy nhiên, các loại màu khác có thể được quan tâm nhiều hơn.
Một số loại thuốc có thể chứa chất gây ung thư
Mặc dù hầu hết màu nhuộm không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào trong các nghiên cứu về độc tính nhưng vẫn có một số lo ngại về các chất gây ung thư có thể có trong màu thực phẩm.
Màu đỏ số 40, màu vàng số 5 và màu vàng số 6 có thể chứa các chất gây ung thư. Benzidine, 4-aminobiphenyl và 4-aminobiphenyl là những chất có khả năng gây ung thư đã được tìm thấy trong các loại màu.
Những chất này được cho phép vì chúng ở mức độ thấp và được cho là an toàn.
Màu thực phẩm có gây dị ứng không?
Một số màu có thể gây ra tình trạng dị ứng. Trong nhiều nghiên cứu, màu vàng số 5 (hay tartrazine) đã được chứng minh là gây phát ban và các triệu chứng hen suyễn.
Những người bị dị ứng với aspirin có nhiều khả năng bị dị ứng với màu vàng số 5. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở những người bị nổi mè đay hoặc sưng tấy mãn tính, 52% người tham gia có phản ứng bị dị ứng với màu thực phẩm.
Màu đỏ số 40, màu vàng số 5 và vàng số 6 là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất và là 3 loại thuốc có khả năng gây dị ứng cao nhất.
Có nên tránh dùng màu trong thực phẩm?
Điều đáng quan ngại nhất về màu thực phẩm là chúng gây ung thư. Tuy nhiên, bằng chứng cho tuyên bố này còn yếu. Dựa trên các nghiên cứu hiện có, không chắc rằng việc dùng các loại màu sẽ gây ung thư.
Một số loại gây nên tình trạng dị ứng nhưng nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng gì thì không có lí do gì để loại bỏ chúng khỏi bữa ăn.
Điều mà có cơ sở khoa học chứng minh nhiều nhất là mối quan hệ giữa các loại thuốc này và chứng tăng động ở trẻ em.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng màu làm tăng sự hiếu động ở trẻ có và không mắc ADHD mặc dù một số trẻ nhạy cảm hơn.
Nếu con bạn có biểu hiện quá hiếu động hoặc hung hăng thì có thể bạn nên loại bỏ các loại thực phẩm chứa phẩm màu.
Phẩm màu chỉ có tác dụng làm đồ ăn, thức uống trông hấp dẫn hơn và hoàn toàn không có lợi ích dinh dưỡng nào. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng để kết luận rằng tất cả mọi người nên tránh phẩm màu.
Các nguồn chứa nhiều phẩm màu nhất là thực phẩm được chế biến không lành mạnh và có tác động tiêu cực khác đến sức khỏe.
Việc loại bỏ các loại thực phẩm đã qua chế biến sẵn và tập trung vào thực phẩm tươi, lành mạnh sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và làm giảm đáng kể lượng phẩm màu được nào vào.
Thực phẩm lành mạnh không chứa màu
Không giống như thực phẩm đã qua chế biến, hầu hết thực phẩm tươi nguyên đều có giá trị dinh dưỡng cao.
Dưới đây là một số loại thực phẩm tự nhiên không chứa phẩm màu bạn có thể tham khảo:
- Sữa và trứng: Sữa, sữa chua nguyên chất, trứng, cottage cheese
- Thịt lợn và thịt gia cầm: Thịt gà, thịt bò, thịt lợn và cá tươi, không tẩm ướp
- Các loại hạt: Hạnh nhân không hương vị, hạt mắc ca, hạt điều, hồ đào, quả óc chó, hạt hướng dương.
- Trái cây và rau tươi: Tất cả trái cây và rau quả tươi
- Các loại ngũ cốc: Yến mạch, gạo lứt, quinoa, lúa mạch
- Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu gà, đậu tương, thiết đậu (đậu lăng)
Nếu bạn muốn tránh hoàn toàn các loại phẩm màu trong chế độ ăn uống, hãy giữ thói quen đọc nhãn thực phẩm trước khi ăn.
Bài viết vừa rồi đã chia sẻ tới bạn những thông tin về màu thực phẩm, giúp bạn hiểu hơn và sử dụng sản phẩm này an toàn hơn. Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc quan tâm đến dinh dưỡng bạn cũng nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao lành mạnh nữa nhé!
Nguồn tham khảo
Food Dyes: Harmless or Harmful? https://www.healthline.com/nutrition/food-dyes#TOC_TITLE_HDR_3 Ngày truy cập: 8/2/2021