Điểm danh 15 công dụng của chùm ngây đối với sức khỏe

Điểm danh 15 công dụng của chùm ngây đối với sức khỏe

Chùm ngây là loại thảo dược có tính ứng dụng cao, không chỉ trong y học mà còn trong ngành công nghiệp thực phẩm và làm đẹp. 

Để hiểu rõ hơn về loài cây này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết thành phần dinh dưỡng và lợi ích của nó với sức khỏe qua bài viết sau nhé!

Thông tin tổng quan về chùm ngây

Chùm ngây là một loại cây có nguồn gốc từ một số vùng thuộc Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Afghanistan. Sau này, nó bắt đầu được trồng nhiều tại các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Đây là loài cây đặc biệt có ích khi cả lá, vỏ, hoa, quả, hạt và rễ đều được dùng làm thuốc. Cây này rất dễ trồng nên giá thành của nó cũng tương đối rẻ. Sau khi thu hoạch, phần vỏ sẽ được sơ chế tương tự như đậu xanh, phần hạt và lá được phơi khô, có thể tán thành bột để làm gia vị.

thông tin tổng quan về chùm ngây

Lá chùm ngây được tán nhuyễn thành dạng bột

Thành phần dinh dưỡng trong chùm ngây

Không phải ngẫu nhiên loài thảo dược này lại có tính ứng dụng cao đến thế. Chùm ngây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hữu hiệu trong việc làm đẹp nhờ sở hữu nhiều vitamin như vitamin A, vitamin B1 (thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B6, folate và axit ascorbic (vitamin C). Ngoài ra, một số khoáng chất cần thiết cũng được tìm thấy ở chùm ngây như canxi, kali, sắt, magie, phốt pho, kẽm,… Loài cây này còn đặc biệt ít chất béo và không chứa cholesterol xấu, là loại thảo dược phù hợp cho việc bảo vệ sức khỏe.

giá trị dinh dưỡng của chùm ngây

Chùm ngây có nhiều dưỡng chất hơn bạn nghĩ

Công dụng của cây chùm ngây đối với đời sống

Lợi ích đối với làn da và mái tóc

Phần dầu chiết xuất từ hạt chùm ngây thường được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm làm đẹp bởi khả năng bảo vệ tóc và da chống lại các gốc tự do – một trong những tác nhân gây lão hóa. Ngoài ra, những sản phẩm chăm sóc tóc từ hạt này còn có tác dụng trong việc giữ cho tóc sạch gàu, bóng mượt và khỏe mạnh.

công dụng của chùm ngây

Chùm ngây được ứng dụng nhiều trong việc làm đẹp

Hàm lượng protein trong chùm ngây không chỉ có tác dụng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hư hại mà còn có chức năng dưỡng ẩm hiệu quả. Ngoài ra, khi sử dụng các sản phẩm từ loại cây này, làn da sẽ được giải độc thường xuyên, đào thải hết bụi bẩn, bã nhờn bám sâu trong lỗ chân lông. Bên cạnh đó, những vùng da bị tổn thương do nhiễm trùng hay bị loét còn nhanh chóng tái tạo lại và hồi phục nhờ những dưỡng chất có trong chùm ngây.

Lợi ích đối với sức khỏe

Có thể bạn chưa tin nhưng loại thảo dược này đặc biệt mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, cùng điểm danh 15 tác dụng tuyệt vời của loài cây này nhé:

  • Trị phù nề: Đặc tính chống viêm của chùm ngây có hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng phù nề phát triển.
  • Bảo vệ gan: Loài cây này giúp gan tránh được tổn thương do một số loại thuốc điều trị chuyên biệt như thuốc chống lao gây nên.
  • Phòng ngừa và điều trị ung thư: Chiết xuất từ ​​cây chùm ngây chứa các đặc tính có thể giúp ngăn ngừa ung thư phát triển, đồng thời niazimicin trong chùm ngây cũng ức chế được sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Điều trị các vấn đề về dạ dày: Các đặc tính kháng sinh và kháng khuẩn của cây chùm ngây có thể ức chế sự phát triển của các mầm bệnh khác nhau. Ngoài ra, các vấn đề như táo bón, viêm dạ dày hay viêm loét đại tràng cũng có thể được ngăn chặn.

Lợi ích đối với sức khỏe

Món canh chùm ngây tốt cho sức khỏe dạ dày

  • Chống lại các bệnh do vi khuẩn, virus: Chất chiết xuất từ ​​cây chùm ngây có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng do Salmonella, Rhizopus và E. coli gây ra.
  • Giúp xương khỏe mạnh hơn: Canxi và phốt pho giúp cho xương khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, đặc tính chống viêm của loại thảo dược này còn có thể giúp điều trị các bệnh viêm khớp và nhanh chóng hồi phục những vùng xương đang tổn thương.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về tâm lý: Cụ thể là các triệu chứng liên quan đến rối loạn cảm xúc và các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu.
  • Bảo vệ hệ tim mạch: Các chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong chiết xuất chùm ngây có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tim và duy trì một trái tim khỏe mạnh.
  • Giúp vết thương mau lành, nhanh lên da non và liền sẹo.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Giảm lượng glucose trong máu và lượng đường cùng protein trong nước tiểu.
  • Trị bệnh hen suyễn: Loài cây này có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của cơn hen suyễn và bảo vệ phế quản khỏi chứng co thắt, đồng thời hỗ trợ toàn diện cho hoạt động của phổi và hệ hô hấp.
  • Ngăn ngừa rối loạn ở thận: Nghiên cứu cho thấy những người bổ sung dinh dưỡng từ chùm ngây có thể ít bị sỏi thận hơn. Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong loại cây này cũng giảm thiểu số lượng tế bào có hại trong thận.
  • Duy trì huyết áp ổn định: Isothiocyanate và niaziminin trong chùm ngây có thể kiểm soát huyết áp ở mức an toàn nhờ khả năng ngăn chặn động mạch dày lên.
  • Cải thiện sức khỏe thị lực: Chùm ngây có thể ngăn chặn sự giãn nở của các mạch võng mạc, ngăn ngừa sự dày lên của màng mao mạch và ức chế rối loạn chức năng võng mạc.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu: Thảo dược này có thể giúp cơ thể hấp thụ nhiều sắt hơn, từ đó tăng số lượng hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu đáng kể.

Lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây

Để hạn chế những rủi ro như tác dụng phụ xảy ra, những đối tượng sau không nên sử dụng cây chùm ngây:

  • Phụ nữ mang thai: Rễ, vỏ hoặc hoa cây chùm ngây có thể chứa những hóa chất gây co thắt tử cung, dẫn đến nguy cơ động thai hoặc dọa sảy.
  • Phụ nữ cho con bú: Người mẹ mới sinh nên hạn chế bổ sung dinh dưỡng từ chùm ngây bởi cả mẹ và con lúc này đều có sức đề kháng chưa đủ tốt. Do vậy, việc hạn chế các thực phẩm lạ sẽ giúp sức khỏe ổn định hơn.
  • Trẻ em: Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được độ an toàn tuyệt đối của loại cây này với sức khỏe của trẻ nên bố mẹ cần lưu ý để hạn chế rủi ro sức khỏe cho con.

Mặc dù là một thảo dược tốt nhưng bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng

Mặc dù là một thảo dược tốt nhưng bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng

Không thể phủ nhận rằng, chùm ngây đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy vậy, chúng ta không nên vì thế mà bất cẩn khi sử dụng loại thảo dược này nhé. 

Nguồn tham khảo

15 Best Health Benefits of Drumstick Leaves http://the-benefits.com/drumstick-leaves/ Ngày truy cập 10/03/2021

6 Science-Based Health Benefits of Moringa oleifera https://www.healthline.com/nutrition/6-benefits-of-moringa-oleifera Ngày truy cập 10/03/2021