Đi tìm lời giải cho câu hỏi: “Tại sao tập thể thao có thể gây ho?”

Đi tìm lời giải cho câu hỏi: “Tại sao tập thể thao có thể gây ho?”

Bạn có bao giờ bị ho khi đang tập thể thao? Hãy cẩn thận vì đây là dấu hiệu của chứng bệnh EIB (cơn hen do gắng sức khi tập thể thao). Bạn cần hiểu rõ chứng bệnh này để biết cách xử lý khi gặp phải. 

Các cơn ho giữa lúc hoặc sau khi chạy bộ là một biểu hiện điển hình của chứng EIB. Chứng bệnh này xảy ra khi các đường dẫn khí trong cơ thể co lại đột ngột để phản ứng lại với bất cứ hoạt động thể chất nào làm tăng nhịp tim một cách đột ngột, làm hạn chế lượng không khí đến phổi một cách rõ rệt. Dù bạn không mắc các chứng bệnh về hô hấp thì vẫn có 15% khả năng bị ho (nghiêm trọng hơn là EIB) khi chạy hoặc tập các môn thể thao sức bền. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách xử lý các cơn ho để có những buổi tập chất lượng và an toàn hơn nhé. 

Làm sao để biết được tập thể thao là nguyên nhân dẫn đến ho?

Các triệu chứng của EIB không đặc thù, do đó rất dễ nhầm lẫn sang các loại bệnh thông thường khác như cảm, ho khan. Các triệu chứng phổ biến của EIB có thể kể đến như thở ngắt quãng, tức ngực, ho, co thắt ngực và khó đưa không khí vào phổi. Đôi khi người tập sẽ cảm thấy sức bền giảm rõ rệt hoặc khó chịu vùng bụng.

EIB khiến người tập gặp khó khăn khi vận động

Những triệu chứng này diễn ra rất nhẹ nhàng và hầu như không có gì đáng lo, vì đơn giản chỉ là một cơn nhói hoặc tức ngực thoáng qua. Nhưng trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, EIB có thể khiến người tập ngừng hẳn việc tập luyện để thở. Nguy hiểm nhất là các ca khó thở nặng, người tập phải được cấp cứu kịp thời mới có thể thở lại bình thường.

Tập luyện bao nhiêu có thể khiến các cơn ho xảy ra?

Thông thường, phải mất khoảng 10 hoặc 15 phút tập luyện cật lực thì các triệu chứng của EIB như ho hoặc khó thở mới có thể xảy ra. Bất cứ bài tập nào làm tăng nhịp tim đều có thể dẫn đến các cơn ho do EIB chứ không chỉ riêng chạy bộ. Tuy nhiên, khả năng của các môn sức bền như chạy, bơi và ba môn phối hợp sẽ cao hơn các bộ môn khác.

EIB cũng có thể xuất hiện sau khi tập các bộ môn nước rút hoặc circuit training mà không có thời gian nghỉ giữa các hiệp hợp lý.

Các lý do khác có thể gây ho khi tập luyện ngoài EIB

  • Không khí mà người tập hít vào trong lúc tập luyện cũng góp phần gây ra những con ho. Ví dụ, môi trường nhiều khói bụi hoặc lông động vật trong không khí là những nguyên nhân dễ dẫn đến ho.
  • Trong những ngày hanh khô, độ ẩm trong không khí thấp hơn bình thường cũng khiến người tập dễ bị ho nếu chạy nhanh. Lý do là vì phổi không thích không khí ẩm nên khí quản phải làm ẩm luồng khí trước khi đưa xuống phổi. Trong quá trình đó, khí quản sẽ dễ bị khô và mất nước. Khi bị khô, khí quản sẽ dễ gây cảm giác ngứa dẫn đến ho.

Chạy trong thời tiết hanh khô cũng là một nguyên nhân

Làm thế nào để người tập biết mình mắc chứng EIB?

Nếu có triệu chứng của EIB, dù nhẹ hay nặng, bạn đều cần phải đến phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán. Tại đây, bạn sẽ được kiểm tra chức năng phổi và có các biện pháp y tế nếu cần thiết.

Thông thường, hiệu năng của phổi sẽ được đo đạc khi bạn thư giãn và có nhịp thở bình thường. Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn tập các bài tập nhẹ như chạy bộ, đạp xe và tiến hành kiểm tra phổi lần nữa. Nếu chức năng phổi giảm sau khi tập, có nhiều khả năng bạn bị EIB.

Làm thế nào để xử lý các cơn ho khi tập luyện?

Sau khi được chẩn đoán, bạn có thể được chỉ định sử dụng thuốc xịt họng, giúp mở khí quản rộng hơn, tạo không gian cho không khí đến phổi nhiều hơn. Cách dùng thuốc xịt chuẩn nhất là xịt hai, ba lần trước mỗi buổi tập 15 đến 20 phút. Bạn không nên đợi đến khi các cơn ho xuất hiện mới sử dụng. Phương pháp này có thể giúp ngăn chặn các cơn ho ập đến bất chợt trong lúc tập luyện, nhưng để đảm bảo, bạn vẫn nên trang bị thêm bình xịt và mang theo trong lúc tập để đề phòng trường hợp xấu nhất.

Thuốc xịt chỉ có công dụng phòng tránh EIB xảy ra, chứ không có tác dụng trị bệnh. Người tập đợi đến khi ho mới dùng nên sản phẩm chỉ có tác dụng làm dịu. Đây cũng là loại thuốc hiệu quả khi có thể ngăn ngừa EIB cho 80 đến 90% người dùng.

Nếu các cơn ho vẫn kéo dài sau khi đã dùng bình xịt, bạn nên đến phòng khám để tìm hiểu thêm nguyên nhân của các cơn ho khi chạy bộ. Ho là một triệu chứng chung của các vấn đề như rối loạn chức năng thanh quản, các loại dị ứng hoặc trào ngược dạ dày (một chứng bệnh đòi hỏi phải kiêng thức ăn chua và caffeine trong quá trình điều trị).

Thuốc xịt họng là phương pháp phổ biến và hiệu quả

Thuốc xịt họng là phương pháp phổ biến và hiệu quả

Tuy nhiên, người tập có thể chủ động phòng ngừa bằng cách tăng cường độ tập luyện từ từ, vừa tốt cho các khớp vừa hạn chế việc phổi phải bất ngờ làm việc cật lực. Đối với bộ môn điền kinh, bạn có thể chạy hoặc đi bộ chậm rồi mới tăng tốc với phần tập chạy chính.

 

Nguồn tham khảo

Why exercise makes you cough https://www.menshealth.com/health/a19534227/exercise-induced-asthma-and-coughing/ Ngày truy cập: 23/06/2020