Tập yoga cho bà bầu: Đáp chính xác vạn nghi vấn của mẹ
Tập yoga cho bà bầu có phải là điều hoàn toàn được các chuyên gia khuyến khích? Nếu chọn loại hình tập này, mẹ cần lưu ý những điều gì để đảm bảo an toan cho mẹ và bé? Và còn hàng vạn câu hỏi nữa mà nhiều mẹ vẫn còn chưa tỏ tường, đúng không nào! Đừng quá lo lắng nhé, bởi mọi nghi vấn của bạn sẽ được giải đáp một cách chính xác ngay trong bài viết này đấy.
Yoga là bộ môn quen thuộc và đang nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Tập yoga rất tốt cho sức khỏe, bộ môn này không chỉ giúp cải thiện vóc dáng mà còn giúp bạn thư giãn tinh thần. Đối với bà bầu, yoga là cách để bà bầu học được cách hít thở, giảm các cơn đau nhức thai kỳ và hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ.
Dù bạn là người mới tập hay đã tập lâu năm, việc tập yoga trong thai kỳ cũng đem lại những băn khoăn nhất định. Nắm bắt được tâm lý này, LEEP. APP đã sưu tầm và giải đáp một số thắc mắc phổ biến của các mẹ. Hãy cùng xem tiếp, biết đâu đây là những thông tin bạn đang cần đấy!
1. Tập yoga cho bà bầu cần kiêng kỵ gì?
Bà bầu tập yoga cần lưu ý một số điều sau:
- Tránh các tư thế vặn xoắn phần hông: Khi mang thai, bạn phải đảm bảo cung cấp đủ không gian cho bé phát triển. Các động tác vặn xoắn hông sẽ làm giảm không gian phát của bé. Ngoài ra, các tư thế này còn có thể ảnh hưởng xấu đến việc lưu thông máu đến thai nhi.
- Hạn chế thực hiện các tư thế nằm sấp: Sau tam cá nguyệt đầu tiên, việc nằm sấp không chỉ khiến bạn thấy không thoải mái mà nó còn không an toàn cho bé cưng.
- Không đưa đầu gối cao hơn xương chậu: Đưa đầu gối lên cao hơn xương chậu khi thực hiện các động tác này sẽ khiến thai nhi nằm sai vị trí và cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé.
- Không cuộn tròn: Các động tác cuộn tròn có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi bởi sự tác động trực tiếp của nó đến bụng của mẹ bầu. Đó là lý do mà bạn cần hạn chế việc thực hiện các động tác lăn, cuộn tròn hay gập bụng.
- Không thực hiện các tư thế quá nặng: Bà bầu nên tập các tư thế yoga nhẹ để tăng thể lực và sức mạnh của cơ thể. Ngoài ra, các tư thế này cũng sẽ tác động trực tiếp lên xương chậu và hỗ trợ quá trình chuyển dạ. Mỗi ngày, bà bầu chỉ nên tập yoga từ 30 – 45 phút. Sau khi tập xong, bạn nên nằm hít thở thả lỏng cơ thể, tránh ăn uống ngay sau khi vừa tập xong.
2. Bà bầu chưa biết gì về yoga thì có thể tập được không?
Đừng lo lắng, không bao giờ là quá muộn để làm quen với yoga, ngay cả khi bạn chưa từng nghe và chưa biết về nó. Bởi yoga chỉ đơn giản là các bài tập giúp cải thiện thể chất, tinh thần, tình cảm và tâm linh dành cho tất cả mọi người.
Bộ môn này nhấn mạnh việc điều hòa hơi thở và cân bằng cơ thể với những tư thế từ đơn giản đến phức tạp. Vì thế, yoga phù hợp với mọi người ở mọi lứa tuổi với nhiều mục đích khác nhau.
3. Lớp yoga cho bà bầu khác với lớp yoga bình thường?
Điểm khác biệt đầu tiên đó là trong lớp học sẽ toàn là những phụ nữ mang thai giống như bạn. Giáo viên hướng dẫn cũng sẽ được trang bị kiến thức và hiểu rõ các tư thế yoga nào tốt và an toàn cho phụ nữ mang thai.
Các tư thế yoga cho bà bầu sẽ giúp tăng sức mạnh và kéo giãn các cơ để chuẩn bị cho việc chuyển dạ và sinh nở. Ngoài ra, trong lớp học cũng sẽ có những bài tập thiền để bạn thư giãn và giảm căng thẳng.
4. Bà bầu bắt đầu tập yoga khi nào là tốt nhất?
Bạn nên bắt đầu tập yoga sau ba tháng đầu, thường là sau 14 tuần. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể bạn đang điều chỉnh để thích ứng với một “sinh mệnh”mới.
Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Do đó tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi và thư giãn cho đến khi thai kỳ ổn định. Bạn có thể bắt đầu tập yoga bất cứ lúc nào trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
5. Nếu tham gia các lớp yoga thông thường, bà bầu cần lưu ý gì?
Bạn cần nhận rõ sự khác biệt trong cơ thể và hiểu rõ cảm giác mà mình đang trải qua trong quá trình luyện tập. Lời khuyên cho mẹ là hãy luôn cố gắng duy trì nhịp thở đều và tránh mọi tư thế khiến nhịp tim tăng nhanh. Cố gắng tránh tập yoga trong ba tháng đầu tiên vì tập trong lúc này sẽ khiến bạn dễ thấy mệt mỏi.
7. Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể tham gia lớp yoga bình thường thay vì lớp yoga bầu không?
Nếu là người tập yoga thường xuyên, bạn vẫn có thể tập ở các lớp yoga bình thường. Tuy nhiên, bạn cần nói rõ với giáo viên dạy yoga việc mình đang mang thai để họ có thể điều chỉnh các tư thế sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
7. Bà bầu có nên tập yoga nóng không?
Bạn không nên tập yoga nóng khi mang thai. Khi thực hiện các tư thế yoga trong môi trường có nhiệt độ cao, hơi nóng sẽ làm tăng áp lực lên cơ thể và trái tim.
Điều này sẽ khiến nhịp tim của mẹ tăng nhanh ngay cả khi thực hiện các tư thế đơn giản. Ngoài ra, bà bầu tập yoga nóng còn làm tăng nguy cơ bé bị dị tật ống thần kinh và các dị tật khác.
Bà bầu nên bắt đầu tập yoga sau ba tháng đầu, thường là sau 14 tuần
8. Bà bầu tập yoga sẽ có lợi như thế nào?
Bà bầu tập yoga thường xuyên sẽ:
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Giảm căng thẳng và lo lắng hàng ngày liên quan đến việc mang thai
- Tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt của cơ bắp
- Tăng sức chịu đựng cho cơ thể để vượt qua quá trình chuyển dạ và sinh nở dễ dàng
- Giảm các triệu chứng thai kỳ phổ biến như đau lưng dưới, đau đầu, buồn nôn…
>>> Xem thêm: 5 bài học thú vị bạn sẽ nhận được khi tập yoga bầu
9. Tập yoga cho bà bầu nên kết thúc khi nào?
Bạn có thể tập cho đến ngày chuyển dạ. Tuy nhiên, khi tập yoga 3 tháng cuối, bạn nên tập các tư thế nhẹ nhàng và tập trung vào việc phục hồi nhiều hơn.
10. Sau khi sinh, khi nào có thể bắt đầu tập yoga lại?
Nếu bạn sinh thường, hãy để cơ thể nghỉ ngơi ít nhất 6 tuần. Tuy nhiên, đừng quá ép buộc bản thân, hãy nhớ rằng cơ thể bạn đã trải qua rất nhiều thay đổi và nó cần thời gian để chữa lành, hồi phục.
Nếu bạn sinh mổ, cơ thể bạn sẽ cần nhiều thời gian để hồi phục hơn. Trong vài tháng đầu tiên sau sinh, bạn nên tránh các động tác quá mạnh. Thay vào đó, mẹ có thể tập các tư thế đơn giản như bài tập sàn chậu để tăng cường cơ bắp và bảo vệ phần lưng dưới.
>>> Xem thêm: Chạy bộ khi mang thai: Làm sao để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé?
Nguồn tham khảo
Yoga during Pregnancy – 10 common questions http://www.yogainc.sg/blog/yoga-during-pregnancy-10-common-questions Ngày truy cập: 2/3/2020