Tiết lộ 3 sự thật cực kỳ thú vị đằng sau môn võ Karate

Tiết lộ 3 sự thật cực kỳ thú vị đằng sau môn võ Karate

Võ Karate xuất phát từ đất nước nào? Karate có nghĩa là gì? Karate bao gồm mấy loại? Hãy để LEEP.APP giải đáp toàn bộ những câu hỏi trên thông qua bài viết sau đây nhé!

Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với môn võ Karate vì mức độ phổ biến và thông dụng của chúng. Thế nhưng, bạn đã hiểu rõ những sự thật nằm sau môn võ này chưa? Sau đây là 3 sự thật thú vị sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ môn Karate.

Nguồn gốc hình thành môn võ Karate

Vào thế kỷ 14, do sự giao lưu văn hóa ngày càng tăng cao giữa Trung Quốc và vương quốc Ryukyu (Okinawa, Nhật Bản ngày nay), môn võ Karate lần đầu xuất với tên gọi Tode (唐 手), lúc bấy giờ là sự kết hợp giữa võ thuật Trung Quốc và các môn võ biến thể tại địa phương.

Trong khoảng thời gian trở về sau, Trung Quốc tìm cách duy trì mối quan hệ với vương quốc Ryukyu bằng cách cho các nhóm gia đình nhập cư đến Ryukyu, trong đó có một số chuyên gia võ thuật Kungfu Trung Quốc.

Bên cạnh đó, vua của vương quốc RyuKyu thường cử các thành viên của tầng lớp thượng lưu đến Trung Quốc để học các môn phái chính phủ, nghệ thuật và võ thuật và mang về cho quê hương những kiến ​​thức võ thuật quý báu.

Người dân Ryukyu (Okinawa) tập luyện võ thuật

Người dân Ryukyu (Okinawa) tập luyện võ thuật

Tuy nhiên, vào năm 1609, gia tộc Satsuma của Nhật Bản tiến hành xâm lược vương quốc Ryukyu . Hai thế kỷ sau, vào năm 1879, Nhật Bản chính thức sáp nhập vương quốc Ryukyu, sau này trở thành quận Okinawa.

Vào đầu thế kỷ 20, Karate đã chính thức được đưa vào lục địa Nhật Bản khi mà mọi thứ ở Okinawa đều được coi là kỳ lạ và mới mẻ đối với Nhật Bản.

Nhìn chung, có thể nói Karate không hoàn toàn của Nhật Bản, cũng không hoàn toàn của Trung Quốc. Thay vào đó, Karate là sự kết hợp của môn võ thuật có nguồn gốc từ Trung Quốc, được phát triển ở Vương quốc Ryukyu và phát triển mạnh mẽ ở Okinawa, Nhật Bản.

Ý nghĩa tên gọi đằng sau môn võ “Karate”

Karate ban đầu được viết là 唐 手 (Tode), được hiểu là “Chinese hand – bàn tay Trung Quốc”. Về sau, Karate được đổi thành 空手, nghĩa đen là “Empty hand – bàn tay trắng”. Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ một kỹ thuật cổ xưa của Nhật Bản bao gồm việc chiến đấu bằng tay không và không sử dụng vũ khí.

Nguồn gốc của việc đổi tên phải kể đến Gichin Funakoshi, người được coi là “cha đẻ” chính của Karate hiện đại. Ông đã có nhiều nỗ lực trong việc giới thiệu võ thuật từ Okinawa đến Nhật Bản, từ đó lan rộng ra phần còn lại của thế giới.

Khi ở đại lục Nhật Bản, ông đã thay đổi các chữ viết của Karate thành “bàn tay trắng” (空手) thay vì “bàn tay Trung Quốc” (唐 手) để làm hài lòng người Nhật bằng cách giảm thiểu sự liên quan của Karate với võ thuật Trung Quốc.

Ngoài ra, bạn có thể bắt gặp cụm từ Karatedo, thể hiện cho sự phát triển của từ Karate. Dō (道) được thêm vào cuối từ Karate, với nhiều nghĩa khác nhau bao gồm đường, con đường và lộ trình, nhằm ngụ ý rằng võ thuật không chỉ về chiến đấu mà còn chứa các yếu tố tinh thần ẩn trong các bài học.

>>> Xem thêm: Kumite Karate: Khi võ thuật lên sàn thi đấu

Các lưu phái chính trong môn võ Karate

Ngày nay, Karate bao gồm 4 lưu phái chính là Goju-ryu, Shotokan-ryu, Wado-ryu và Shito-ryu.

Goju-ryu

Goju-ryu là một lưu phái Karate được thành lập bởi Chojun Miyagi vào năm 1930. Goju-ryu kết hợp các động tác kỹ thuật mang cả tính cương và nhu, tấn công cũng như đón đỡ, khống chế đối thủ.

Khi tập luyện Goji-ryu, học viên được yêu cầu phải sử dụng đúng hơi thở. Sanchin (thở nhanh, mạnh) và Tensho kata (thở nhẹ, tự nhiên) là hai bài kata cơ bản để luyện khí công trong Goju Ryu.

Chojun Miyagi - người sáng lập ra Goju-ryu

Chojun Miyagi – người sáng lập ra Goju-ryu

Shotokan-ryu

Shotokan-ryu là một phong cách do chính Gichin Funakoshi sáng tạo ra và được đặt tên theo bút danh mà ông dùng để làm thơ. Sau khi học ở Okinawa, ông chuyển đến Tokyo và thành lập phong cách này vào năm 1938.

Được áp dụng các thế đứng rộng và phương pháp tuyến tính, hình thức này cho phép học viên thực hiện các cú đánh ấn tượng một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách sử dụng bàn tay, khuỷu tay, đầu gối và bàn chân. Cho đến nay, Shotokan là lưu phái Karate phổ biến, thông dụng nhất trên toàn thế giới.

Gichin Funakoshi - cha đẻ của Karate hiện đại (đứng giữa)

Gichin Funakoshi – cha đẻ của Karate hiện đại (đứng giữa)

Wado-ryu

Lưu phái Wado-ryu là một nhánh của Shotokan-ryu. Đây là sự hài hòa giữa các chuyển động, có nhiều điểm giống bộ môn võ thuật Jujitsu. Hidenori Otsuka đã tạo ra phong cách Karate này vào năm 1939. Thay vì tập trung vào việc ra đòn, Wado-ryu dạy học sinh cách di chuyển cơ thể để tránh các cuộc tấn công.

Shito-ryu

Lưu phái cuối cùng được gọi là Shito-ryu. Lưu phái này được tạo ra vào năm 1928 bởi Kenwa Mabuni. Đây là một phong cách kết hợp các nguồn gốc đa dạng của karate.

Shito-ryu có sức mạnh thể chất, các thế đứng dài mạnh mẽ bắt nguồn từ Shotokan và có các chuyển động tròn, mềm của Goju-ryu. Các động tác trong Shito-ryu tuy rất nhanh nhưng vẫn mang tính nghệ thuật và mạnh mẽ.

Kenwa Mabuni - người lập nên lưu phái Shito-ryu

Kenwa Mabuni – người lập nên lưu phái Shito-ryu

>>> Xem thêm: Karate Kyokushin: Lưu phái Karate “nặng đô” nhất

Nguồn tham khảo

Karate_https://vi.wikipedia.org/wiki/Karate_Ngày truy cập: 5/10/2020


Chủ đề: ,