5 quy luật tập cơ bản khi học võ Karate mà ai cũng cần biết
Tương tự các loại hình luyện tập khác, Karate cũng có những quy luật cơ bản dành riêng cho môn võ thuật này. Tuy nhiên, đây lại là điều bị khá nhiều người tập ngó lơ. Vì thế, bạn hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Karate tuy là một môn võ thuật dùng sức mạnh. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm vì những đòn tấn công sẽ không là điều duy nhất mà mình được học. Bởi môn võ này không chỉ giúp người tập phát triển về thể chất mà còn hỗ trợ hoàn thiện về mặt tinh thần thông qua những quy tắc cơ bản khi luyện tập.
Quy luật học Karate ai cũng cần nắm rõ
1. Học võ Karate một cách tôn trọng
Một trong những câu nói bạn sẽ thường xuyên nghe thấy tại các phòng tập Karate là “Karate bắt đầu và kết thúc với sự tôn trọng”. Với trẻ em khi bắt đầu học Karate, bài học đầu tiên của các bé không phải là về kỹ năng ra đòn mà là về sự tôn trọng và kiểm soát chính bản thân mình.
Việc tôn trọng các quy tắc võ thuật mang yếu tố quan trọng với bất kỳ người tập nào. Điều này đồng nghĩa với việc khám phá kiến thức về lịch sử, ý nghĩa của bộ môn võ này. Để qua đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn để dễ dàng tuân theo các quy tắc.
Sự kết nối giữa thầy và trò là một yếu tố không thể thiếu trong Karate. Thể hiện sự tôn trọng với những người sẵn sàng dạy bạn, cũng như những người đồng hành với bạn là giá trị cốt lõi mà Karate muốn hướng đến.
Sự kết nối giữa thầy và trò là một yếu tố không thể thiếu trong Karate
2. Áp dụng Karate thật khôn ngoan
Áp dụng Karate trong cuộc sống một cách khôn ngoan có thể hiểu theo hai nghĩa. Với ý nghĩa thứ nhất, những động tác ra đòn được học từ Karate có khả năng làm tổn thương người khác nếu sử dụng sai.
Điều này có nghĩa những động tác này chỉ nên được thực hiện trong trường hợp phòng vệ bản thân. Bạn không được sử dụng chúng vì tức giận hoặc trả tư thù. Bởi hành động này sẽ đi ngược lại với mọi quy tắc cơ bản của Karate.
Với ý nghĩa thứ hai, khi tập luyện, bạn phải cẩn thận và lường trước những cú ra đòn của chính mình. Kiểm soát lực trong từng động tác, đặc biệt khi bạn thực hiện nó với đồng đội hoặc đối thủ. Điều quan trọng là bạn hãy đảm bảo giữ an toàn cho bản thân và cả những người xung quanh.
Karate vốn là môn võ được sinh ra không nhằm mục đích gây hại đến người khác. Vì thế, người tập nên cẩn thận và áp dụng môn võ này một cách khôn ngoan, ngay cả khi chỉ là tập luyện nhé.
Quy luật này dựa trên niềm tin rằng Karate chỉ nên được dùng trong các trường hợp cấp thiết. Đây là cũng niềm tin chung trong giới võ thuật. Bởi với bất kỳ môn võ thuật nào, bạn chỉ nên áp dụng những chiêu thức khi tự vệ.
Vì thế, các học viên Karate không nên tấn công tước và chỉ ra đòn khi không còn biện pháp nào khác. Sự lựa chọn tốt nhất là giữ bình tĩnh và trốn khỏi cuộc tấn công trước khi bạn bị ép buộc phải dùng Karate.
Để bổ sung cho quy luật này, những ai học môn võ này đều không được cho phép bản thân bắt đầu một cuộc xung đột hoặc tấn công, đặc biệt là việc sử dụng các động tác được học trong Karate. Thay vào đó, bạn nên cố gắng giữ bản thân bình tĩnh với thế trung lập trong các tình huống tranh cãi.
Người tập nên cẩn thận và áp dụng môn võ này một cách khôn ngoan, ngay cả khi chỉ là tập luyện nhé
3. Tìm kiếm sự hoàn hảo trong tính cách
Phát triển tính cách bản thân là một trong những bài học quan trọng được truyền tải từ võ sư tới học viên. Võ sư dạy môn võ này sẽ trau dồi sức mạnh tinh thần với mức độ ngang bằng các kỹ thuật thể chất.
Karate thường bị hiểu lầm là chỉ tập trung vào sức mạnh thể chất và kỹ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, môn võ này là sự kết hợp tuyệt vời giữa sức mạnh thể chất và tinh thần. Điều này sẽ thúc đẩy bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Karate luôn trân trọng những đức tính của con người như chân thật, tự tin, có tinh thần kỷ luật và kiểm soát bản thân. Môn võ này sẽ dùng việc phát triển bản thân để dạy học viên bài học có thể áp dụng vào đời sống ngoài võ thuật.
Như Gichin Funakoshi – người sáng tạo ra Karate hiện đại – đã nói: “Mục đích lớn nhất của Karate không nằm trong chiến thắng hay thất bại. Thay vào đó, môn võ này lại chú trọng vào sự hoàn hảo về nhân cách của chính người thực hiện.”
4. Nỗ lực hết mình trong cách học võ Karate
Các võ sư Karate luôn mong đợi học viên của mình nỗ lực hết mình khi theo đuổi bộ môn này. Nếu học viên không tập trung vào việc cố gắng hết sức, điều này có nghĩa là họ chưa đủ quyết tâm để thuần thục môn võ này.
Đôi lúc, quá trình tập luyện Karate có thể sẽ gây khó khăn, kiệt sức và đòi hỏi người học phải quyết tâm hết mình. Thực tế, môn võ này không phải là hình thức để chứng tỏ khả năng với người khác mà là về việc đạt được giới hạn, bước ra khỏi vùng an toàn của mỗi cá nhân tập luyện.
>>> Xem thêm: Bật mí 6 lợi ích bất ngờ của việc học Karate đối với sức khỏe
Các võ sư Karate luôn mong đợi học viên của mình nỗ lực hết mình khi theo đuổi bộ môn này
Cách học võ karate tại nhà đơn giản và chuẩn kỹ thuật
1. Thiền (5 phút)
- Hãy gạt bỏ mọi suy nghĩ trong đầu của bạn rồi tập trung vào hơi thở, hít vào bằng mũi, thở ra qua miệng
- Giữ hơi thở ổn định và tâm trí trong sáng là bước chuẩn bị để học Karate.
- Thiền tối thiểu 5 phút là đủ để gạt bỏ mọi tạp niệm và giúp bạn tập trung tinh thần.
2. Làm ấm cơ thể (10 phút)
Bạn có thể bắt đầu với bài tập chạy bộ tại chỗ hoặc quanh khu nhà khoảng 5 phút. Nếu không thích chạy bộ, người tập có thể thay thế bằng việc thực hiện 20 nhịp cho mỗi bài tập khởi động như chống đẩy, gập bụng, nâng chân và chống đẩy ngược.
3. Giãn cơ
Giãn tất cả các nhóm cơ chính trước khi tập là điều rất quan trọng. Bởi khâu chuẩn bị học Karate này sẽ giúp cơ thể của bạn thả lỏng và linh hoạt hơn, đồng thời ngăn ngừa chấn thương rất hiệu quả.
Bạn hãy thực hiện giãn cơ sau khi làm ấm cơ thể. Bởi khi cơ đã ấm lên, chúng ta mới dễ dàng tiếp nhận lực kéo giãn nhất. Đồng thời, đây cũng là thời điểm giúp việc kéo giãn được thực hiện an toàn và hiệu quả nhất đấy!
4. Học các thế đứng và nâng cao khả năng giữ thăng bằng
Khi học Karrate, bạn sẽ nhận thấy một số thế đứng sẽ tùy thuộc vào trường phái karate mình đang học. Phần lớn các trường phái Karate đều có ba thế đứng sau đây với một ít sự khác biệt
- Thế đứng tự nhiên (shizentai-dachi): Đây tư thế mà bàn chân trước về phía trước, bàn chân sau mở một góc 45° chỉ về phía sau. Hai bàn chân cách nhau một đoạn tự nhiên như khi bước đi.
- Thế tấn trước (zenkutsu-dachi): Đât là thế đứng tự nhiên. Thế nhưng, hai bàn chân cách xa hơn và trọng lượng cơ thể chủ yếu dồn vào chân trước.
- Thế tấn chân mèo (nekoashi-dachi): Vị trí đặt bàn chân giống thế đứng tự nhiên. Tuy nhiên, trọng lượng cơ thể của người tập sẽ chủ yếu dồn lên chân sau.
5. Thực hiện một số động tác cơ bản
Tập các đòn tay và phòng thủ (15 phút)
Khi học võ Karate, một số đòn tay quan trọng mà bạn nên học để nâng cao hiệu quả tấn công của mình. Một số đòn tay cần thiết như đấm thẳng, đấm móc lên, đánh cạnh tay, đánh tay xiên, đánh trỏ và đấm sau. Bạn hãy thực hiện những đòn này theo thứ tự và luân phiên hai tay nhé.
Tập đá (15 phút)
Người tập nên thực hiện tư thế đá tự do khoảng 10 cái là để phát triển sức mạnh chân, đồng thời nâng cao mục tiêu để tăng tối đa sức mạnh. Lưu ý rằng bạn cần tập đá với chuyển động liên tục nhằm tạo sự trơn tru giữa các động tác.
- Đá trước: Về cơ bản, người tập hãy tưởng tượng bàn chân mình vụt ra phía trước như đang giật chiếc khăn tắm. Trong thế đứng tự nhiên, bạn thu bàn chân sau lại, gập đầu gối và đá. Lưu ý rằng đầu bàn chân của bạn khi đó sẽ hướng về trước, ngay sau đó thu chân về vị trí cũ.
- Đá ngang: Giống như đá trước. Thế đá này chỉ có một điểm khác biệt là hướng sang một bên.
- Đá tống ngang. Nâng bàn chân đá tới ngang tầm đầu gối đối diện, đá với xoay hông về phía trước. Trong đòn đá ngang thông thường, thân trên của người tập nên được giữ thẳng. Đối với đòn đá tống ngang, thân trên đổ gần như thẳng hàng với chân đá, dồn sức mạnh đẩy chân đá lên cao.
- Đá tống sau: Tương tự đá tống ngang, chỉ khác là bạn nhìn ra phía sau rồi đá theo hướng đang nhìn.
- Đá vòng cầu: Trong thế tấn chân mèo, vung chân đá về phía khuỷu tay sao cho cùng hướng với chân đá. Đẩy hông về phía trước và xoay người đá chân theo đường “vòng cầu”, sau đó thu chân về càng nhanh càng tốt.
Cho dù bạn thành công hay thất bại, bạn không có gì để hối tiếc một khi đã cố gắng hết sức mình. Vì thế, bất kỳ người tập nào cũng có thể lấy điều này làm động lực để tiếp tục cố gắng. Vì khi càng nỗ lực, bạn càng bức phá giới hạn bản thân.
Nguồn tham khảo
Karate Rules https://www.rulesofsport.com/sports/karate.html Ngày truy cập: 11/10/2020