Karate Shotokan: Lưu phái Karate “anh cả”

Karate Shotokan: Lưu phái Karate “anh cả”

Cho đến nay, Karate Shotokan được biến đến là lưu phái Karate phổ biến, thông dụng nhất trên toàn thế giới. Cùng LEEP.APP tìm hiểu nhé!

Karate Shotokan (phiên âm: 松濤 館, Shōtōkan) là một lưu phái Karate. Được phát triển từ nhiều môn võ thuật khác nhau bởi Gichin Funakoshi (1868–1957). Phong cách Karate này cho phép học viên thực hiện các cú đánh ấn tượng một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách sử dụng nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Karate Shotokan, lưu phái Karate lớn nhất trên toàn thế giới.

Lịch sử hình thành và phát triển của Karate Shotokan

Gichin Funakoshi – người lập ra Karate Shotokan – đã từng luyện tập 2 phái võ Karate nổi tiếng nhất vùng Okinawa thời đó là Shorei-ryu và Shorin-ryu. Qua nhiều năm tập luyện, Funakoshi đã tạo ra một phong cách Karate là sự kết hợp của cả hai phái trên. Lúc này, ông chưa đặt tên chính thức mà chỉ gọi đơn giản là Karate.

Lịch sử hình thành và phát triển của karate shotokan

Hình ảnh được phục chế của Gichin Funakoshi (1868–1957)

Sau đó, với sự trợ giúp của con trai ông – Gigo (Yoshitaka) Funakoshi – Karate đã được giới thiệu đến công chúng và phổ biến rộng rãi tại nhiều trường đại học. Thông qua đó, ông thu nạp được nhiều học viên là sinh viên trường Đại học.

Năm 1936, Gichin Funakoshi chính thức lập ra võ đường đầu tiên mang tên Shotokan tại Mejiro, Toshima, Tokyo.

Ý nghĩa tên gọi “Shotokan”

Shoto (松濤, Shōtō), có nghĩa là “sóng thông” (chuyển động của những lá thông khi gió thổi qua). Đây là bút hiệu mà Funakoshi đã sử dụng trong các tác phẩm thơ ca và gửi thông điệp tới các học trò. Chữ kan trong tiếng Nhật (館, kan) có nghĩa là “nhà” hoặc “hội trường”. Đến năm 1945, do chiến tranh thế giới nên võ đường đã bị tàn phá. Gichin Funakoshi vẫn tiếp tục giảng dạy Karate cho đến khi ông mất vào năm 1957. Để vinh danh người thầy, các học viên của Funakoshi đã tạo ra tên gọi Shōtō-kan, đặt làm bảng hiệu trên lối vào của hội trường tại võ đường. Trên thực tế, Gichin Funakoshi chưa bao giờ đặt tên cho lưu phái này, chỉ đơn giản gọi nó là Karate.

Nét đặc trưng của phái Karate Shotokan

Về cơ bản, Karate Shotokan được chia làm ba phần: kihon, kata và kumite. Kihon là những bài quyền tập kỹ thuật cơ bản của Karate. Kata chú trọng tối đa hóa sức mạnh các đòn đánh, đòn cước. Và kumite là việc áp dụng các kỹ thuật của kata trong thi đấu.

Shotokan sử dụng các thế đứng rộng và phương pháp tuyến tính, hình thức này cho phép học viên thực hiện các cú đánh ấn tượng một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách sử dụng bàn tay, khuỷu tay, đầu gối và bàn chân

Nét đặc trưng của phái karate shotokan

Gichin Funakoshi luôn được học viên kính trọng nhờ vào cách giảng dạy và lối sống của ông

Thứ hạng trong Karate Shotokan

Thứ hạng được sử dụng trong Karate để biểu thị kinh nghiệm, chuyên môn và thâm niên tập luyện. Cũng như nhiều môn võ khác, shotokan sử dụng màu đai để chỉ cấp bậc riêng biệt. Hầu hết các võ đường Shotokan đều sử dụng hệ thống cấp/đẳng (kyu/dan) nhưng một số có thể có thêm màu đai khác.

Mặc dù, thứ tự màu sắc đai có thể khác nhau giữa các võ đường. Nhưng màu đai đa phần đều trở nên đậm màu hơn khi học sinh đến gần Đẳng cuối cùng.

Hệ thống cấp sẽ có nhiều màu đai khác nhau. Ví dụ như:

  • Đai Nâu (Brown) – Dùng cho cấp 1, 2, 3
  • Đai Xanh da trời đậm (Dark Blue) – Dùng cho cấp 4 & cấp 5
  • Đai Xanh lá (Green) – Dùng cho cấp 6
  • Đai Xanh da trời nhạt (Light Blue) – Dùng cho cấp 7
  • Đai Vàng (Yellow) – Dùng cho cấp 8
  • Đai Trắng (White) – Dùng cho cấp 9 & cấp 10

Khi kết thúc cấp, bạn sẽ được thi lên Đẳng. Nếu bạn thi đỗ, bạn sẽ được cấp đai đen. Các võ đường thường sử dụng sọc để thể hiện cấp đai đen khác nhau.

Một sự thật thú vị liên quan đến thứ hạn là bản thân Gichin Funakoshi chưa bao giờ trao học viên thứ hạng Karate cao hơn Đai đen 5 đẳng (Godan).

>>> Xem thêm: Sắc màu từ đai Karate thể hiện đẳng cấp của bạn ra sao?

Hai mươi giới luật của Karate

Hai mươi giới luật của karate

Funakoshi là người đã đặt ra Hai mươi giới luật của Karate

Nhằm nhắc nhở các học viên không ngừng hoàn thiện nhân cách, trung thành, tôn trọng người khác, không ngừng nỗ lực và không dùng bạo lực. Hai mươi giới luật này thường được viết và treo trên tường ở mọi võ đường Shotokan với nội dung như sau

一、空手道は礼に始まり礼に終る事を忘るな

Tạm dịch: Đừng quên trong Karate bắt đầu và kết thúc bằng cảm ơn

一、空手に先手なし

Tạm dịch: Trong Karate, không có gì gọi là “tấn công trước”

一、空手は義の補け

Tạm dịch: Karate đứng về phía của công lý

一、先づ自己を知れ而して他を知れ

Tạm dịch: Biết rõ bản thân trước khi biết rõ người khác

一、技術より心術

Tạm dịch: Tinh thần quan trọng hơn kỹ thuật

一、心は放たん事を要す

Tạm dịch: Trái tim phải được “thả tự do”

一、禍は懈怠に生ず

Tạm dịch: Tai họa xuất phát từ sự bất cẩn

一、道場のみの空手と思ふな

Tạm dịch: Karate không chỉ gói gọn trong võ đường

一、空手の修業は一生である

Tạm dịch: Karate là quá trình kéo dài cả đời

一、凡ゆるものを空手化せよ其処に妙味あり

Tạm dịch: Áp dụng Karate vào đời sống thường ngày sẽ bộc lộ vẻ đẹp thực sự của nó

一、空手は湯の如し絶えず熱度を与えざれば元の水に還る

Tạm dịch: Karate giống như việc đun nước, nếu không có nhiệt độ, nó cũng chỉ là nước bình thường

一、勝つ考は持つな負けぬ考は必要

Tạm dịch: Đừng nghĩa bản thân phải thắng. Hãy nghĩ, bản thân không được thua

一、敵に因って轉化せよ

Tạm dịch: Biết điều chỉnh bản thân tùy vào đối thủ

一、戦は虚実の操縦如何に在り

Tạm dịch: Kết quả của trận đấu sẽ phụ thuộc vào cách bạn sử dụng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

一、人の手足を剣と思へ

Tạm dịch: Hãy xem tay và chân như thanh kiếm

一、男子門を出づれば百万の敵あり

Tạm dịch: Khi bạn bước ra khỏi vùng an toàn, bạn sẽ phải đối mặt với hàng ngàn đối thủ

一、構は初心者に後は自然体

Tạm dịch: Tập đúng kỹ thuật dành cho người mới bắt đầu, sau đó, mọi thứ sẽ trở nên tự nhiên

一、形は正しく実戦は別物

Tạm dịch: Tập luyện bao gồm những bài quyền chính xác, nhưng thực chiến sẽ là một vấn đề khác

一、力の強弱体の伸縮技の緩急を忘るな

Tạm dịch: Đừng quên vận dụng độ dẻo dai và tốc độ của cơ thể

一、常に思念工夫せよ

Tạm dịch: Luôn luôn công phu tâm niệm

Ngoài Karate, còn có nhiều bộ môn võ thuật thú vị khác như boxing, kickboxing, Muay Thái, MMA… Hãy tải ngay ứng dụng luyện tập thông minh LEEP.APP về điện thoại và đặt lịch tập cùng các huấn luyện viên chuyên nghiệp có thể hướng dẫn bạn tập luyện các bộ môn này chỉ với 1 “chạm”. Hoặc bạn cũng có thể tham gia các lớp học tại các câu lạc bộ võ thuật nằm trong mạng lưới liên kết với LEEP.APP.

Nguồn tham khảo

Shotokan https://www.wikiwand.com/en/Shotokan#/Philosophy Ngày truy cập: 19/02/2021

Twenty precepts of karate (niju kun) https://www.themartialway.com.au/twenty-precepts-of-karate-niju-kun/ Ngày truy cập: 19/02/2021