Karate Kyokushin: Lưu phái Karate “nặng đô” nhất
Nếu bạn không phải “dân trong nghề”, bạn sẽ khó phân biệt được Karate Kyokushin với những hệ phái khác. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu nhé!
Có nhiều lý do khiến cho lưu phái Karate Kyokushin được xem là lưu phái “khó nhằn” nhất. Nếu không hiểu rõ, bạn sẽ nghĩ đây là một lối tập Karate tàn bạo. Sự thật thì khác, có nhiều vẻ đẹp độc nhất và tiềm ẩn đằng sau chúng một khi bạn bắt đầu tìm hiểu. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn, đa chiều hơn về hệ phái này.
Lịch sự hình thành và phát triển của Karate Kyokushin
Vào năm 1923, Masutatsu Oyama được sinh ra gần Seoul, Hàn Quốc. Sau đó ông chuyển đến Nhật Bản vào năm 1938. Ban đầu ông theo học Judo, sau đó chuyển sang Karate và trở thành học trò của Gichin Funakoshi – người lập ra phái Karate Shotokan. Oyama tiến bộ nhanh đến mức ông dành được Đai đen Nhị đẳng vào năm 17 tuổi. Sau đó, ông tiếp tục theo học hệ phái Goju-ryu Karate. Năm 1947, ông tiếp tục chứng tỏ khả năng bằng việc vô địch Giải Karate toàn Nhật Bản.
Những năm tiếp theo, ông đã sống ẩn dật khỏi xã hội tại các ngôi đền trên núi, chịu sự khắc nghiệt về thể chất của việc luyện tập võ thuật vào ban đêm.
Masutatsu Oyama cũng thiền định để tìm kiếm sự giác ngộ
Vào năm 1951, ông trở lại và nhanh chóng được nhiều người biết đến nhờ vào võ thuật cao cường. Năm 1952, Oyama đã đi lưu diễn ở Hoa Kỳ, đảm nhận tất cả các trận đấu và thắng khi so tài với các võ sĩ và đô vật chuyên nghiệp.
Sau hàng loạt thành công, ông đã thành lập nhiều võ đường tại Nhật Bản. Mọi người được biết đến chúng là Oyama Karate. Nhưng chỉ tới năm 1964, Kyokushin mới được chính thức thành lập tại Tokyo.
Ý nghĩa đằng sau cái tên Karate Kyokushin
Từ “Kyokushin” được dịch theo nghĩa đen là “con đường của sự thật cuối cùng”. Ngày nay có rất nhiều cách khác nhau giải thích về cái tên này. Nhưng về cơ bản, nó có nghĩa là khi bạn càng đi sâu vào con đường Kyokushin Karate, bạn càng hiểu hơn về bản thân mình.
Kyokushin Karate là dạng Karate chiến đấu, không phải Karate thể thao. Chúng mang tính thiết thực và dễ áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một lưu phái nổi tiếng về sức mạnh, hiệu quả và được cả thế giới biết đến với cái tên “lưu phái Karate mạnh nhất”.
Kyokushin Karate tập trung phát triển tinh thần thông qua đào tạo chuyên sâu ở mức độ cao. Tinh thần chiến đấu sẽ cho phép bạn tiếp tục tiến lên ngay cả khi bạn nghĩ bản thân không thể làm được gì nữa. Trong quá trình rèn luyện, tinh thần chiến đấu này sẽ được kiểm tra thường xuyên.
Nét đặc trưng của phái Karate Kyokushin
Lưu phái này cho phép chiến đấu tiếp xúc hoàn toàn và môn sinh không sử dụng bất kỳ đồ bảo hộ nào. Họ thậm chí không sử dụng găng tay hoặc mũ bảo hộ trong các sự kiện hoặc giải đấu. Việc chiến đấu không có vũ khí thể hiện tinh thần “chiến đấu thực sự”. Lưu phái này có câu: “Trái tim cốt lõi của Karate là chiến đấu thực sự. Nếu không chiến đấu thực sự, sẽ không có bằng chứng. Nếu không có bằng chứng, sẽ không có sự tin tưởng. Nếu không có sự tin tưởng, sẽ không có sự tôn trọng. Đây là một quy luật trong giới võ thuật”
Một trận thi đấu Kyokushin điển hình
Karate Kyokushin không cho phép môn sinh thực hiện các đòn tay vào phần đầu – mặt của đối thủ, nhưng lại cho phép thực hiện các đòn đá. Môn sinh Kyokushin thường sử dụng tay – chân gạt, đỡ, chặn các đòn tấn công rất tốt, cộng thêm những cú đá bất ngờ và khó đoán.
Các võ đường Kyokushin cố gắng tạo ra các trận đấu mô phỏng thực tế. Môn sinh sẽ tập đỡ đòn và ra đòn bằng cánh tay trần, nhằm giúp cơ thể linh hoạt, dẻo dai. Karate Kyokushin cũng nổi tiếng với phương pháp “100 Man Kumite”. Tức các môn sinh phải hoàn thành trận đấu với 100 đối thủ, mỗi trận không được kéo dài quá hai phút.
Thứ hạng trong Karate Kyokushin
Hệ thống đai Kyokushin bao gồm từ cấp sơ khai đai trắng (Mukyu) đến cấp cao nhất là đai đen (Đan) cấp 10. Môn sinh Kyokushin sẽ được trao cấp đai cao hơn sau khi vượt qua thành công các kỳ thi lên đai.
Các cấp độ đai Kyokushin được sắp xếp theo thứ tự như sau:
- Mukyu – Đai trắng
- Cấp 10 – Đai cam
- Cấp 9 – Đai cam sọc xanhe
- Cấp 8 – Đai xanh
- Cấp 7 – Đai xanh có sọc xanh
- Cấp 6 – Đai vàng
- Cấp 5 – Đai vàng sọc cam
- Cấp 4 – Đai xanh
- Cấp 3 – Đai xanh sọc nâu
- Cấp 2 – Đai nâu
- Cấp 1 – Đai nâu sọc đen
Sau khi hoàn thành các cấp, môn sinh sẽ thi lên Đẳng với thứ tự từ thấp đến cao như sau:
- Shodan – Đai đen Nhất đẳng – Đai đen có một sọc vàng
- Nidan – Đai đen Nhị đẳng – Đai đen có hai sọc vàng
- Sandan – Đai đen Tam đẳng – Đai đen có ba sọc vàng
- Yondan – Đai đen Tứ đẳng – Đai đen có bốn sọc vàng
- Godan – Đai đen Ngũ đẳng – Đai đen có năm sọc vàng
- Rokudan – Đai đen Lục đẳng – Đai đen có sáu sọc vàng
- Shichidan – Đai đen Thất đẳng – Đai đen có bảy sọc vàng
- Hachidan – Đai đen Bát đẳng – Đai đen có tám sọc vàng
- Kyūdan – Đai đen Cửu đẳng – Đai đen có chín sọc vàng
- Jūdan – Đai đen Thập đẳng – Đai đen có mười sọc vàng
Ngày nay, do sự mai một về lịch sử và không thống nhất nên hệ thống cấp, đẳng ở các võ đường Karate Kyokushin có thể khác nhau về màu đai.
Sự khác nhau giữa Karate Shotokan và Karate Kyushin
Hai lưu phái đều có những điểm mạnh riêng biệt, khiến cả hai đều thu về lượng môn sinh đông đảo trên toàn thế giới.
Lưu phái “anh cả” Karate Shotokan đối đầu với lưu phái “nặng đô” Karate Kyokushin
Nhìn chung, giữa hai lưu phái này sẽ có 3 điểm khác biệt nổi bật sau:
Karate Shotokan:
- Cho phép ra đòn đấm vào phần đầu, mặt
- Không cho phép sử dụng lực tối đa
- Không cho phép đá vào chân
Karate Kyokushin:
- Không cho phép ra đòn đấm vào phần đầu, mặt
- Cho phép sử dụng tối đa lực
- Cho phép đá vào toàn bộ mọi vùng trên cơ thể
Tuy khác nhau về cách thức luyện tập nhưng nhìn chung, cả hai đều giúp bạn tăng sự tự tin, tăng thể lực và khả năng tự vệ. Hệ phái nào cũng sẽ giúp bạn có được những giờ phút luyện tập vui vẻ và mang lại những bài học bổ ích.
Hãy dành thời gian tìm hiểu trước khi quyết định tham gia và đừng quên, ngoài Karate, còn có nhiều bộ môn võ thuật thú vị khác như boxing, kickboxing, Muay Thái, MMA… Hãy tải ngay ứng dụng luyện tập thông minh LEEP.APP về điện thoại và đặt lịch tập cùng các huấn luyện viên chuyên nghiệp có thể hướng dẫn bạn tập luyện các bộ môn này chỉ với 1 “chạm”. Hoặc bạn cũng có thể tham gia các lớp học tại các câu lạc bộ võ thuật nằm trong mạng lưới liên kết với LEEP.APP.
Nguồn tham khảo
Kyokushin Karate Training Methods https://www.sportsrec.com/4592262/kyokushin-karate-training-methods Ngày truy cập: 22/02/2021
Kyokushin Karate – A “Hard” Karate Style https://blackbeltwiki.com/kyokushin Ngày truy cập: 22/02/2021