Karate và Judo: Điểm khác biệt là gì mà sao dễ bị nhầm lẫn?

Karate và Judo: Điểm khác biệt là gì mà sao dễ bị nhầm lẫn?

Nếu chưa quen thuộc với hai bộ võ Karate và Judo, bạn sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn giữa chúng. Hãy cùng LEEP.APP khám phá những điểm khác nhau cơ bản để cùng phân loại chính xác nhé! 

Nhìn chung, Karate và Judo là hai môn võ có nhiều điểm tương đồng và đều thu hút nhiều sự chú ý của nhiều người trên thế giới. Nhân dịp Karate trở thành bộ môn Olympic vào năm 2020, bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt Karate và Judo thông qua những điểm khác nhau cơ bản.

1. Lịch sử hình thành

Karate có khởi nguồn từ đảo Okinawa nằm giữa lục địa Nhật Bản và miền nam Trung Quốc. Trước khi Nhật xâm lược và sáp nhập Okinawa, Karate có ảnh hưởng lớn từ võ thuật Trung Quốc và võ thuật của người dân Okinawa.

Về sau, Karate chính thức được đưa vào Nhật Bản đầu thế kỷ 20. Khi đó, môn võ này được chính thức hóa như một môn võ thuật vào năm 1935. Karate phiên âm tiếng Nhật có nghĩa “empty hand-bàn tay trắng”, ngụ ý đây là môn võ thuật chỉ dùng tay, không dùng các loại vũ khí khác.

Khác với Karate, Judo có nguồn gốc từ Nhật Bản, được phát triển bởi Jigoro Kano vào năm 1882. Đây được xem như một môn võ kết hợp các yếu tố thể chất, tinh thần và đạo đức.

Jigoro Kano đã nghiên cứu, tích hợp những yếu tố võ thuật tốt nhất và tạo ra bộ môn Judo. Sau đó, Judo chính thức ra mắt Olympic tại Tokyo năm 1964.

Ý nghĩa đằng sau cái tên Judo, “Ju” nghĩa là khéo léo, uyển chuyển, “Do” là đạo. Judo nhắm đến “lấy nhu thắng cương”, bỏ bớt yếu tố bạo lực mà mang tinh thần thể thao nhiều hơn.

2. Khác biệt trong kỹ thuật tập luyện

Sự khác biệt rõ nhất ở chỗ: Karate là võ thuật cứng, chủ yếu nhấn mạnh các đòn tấn công đối thủ sử dụng đòn tay như đấm, đá, đòn đầu gối và cùi chỏ. Judo là võ thuật mềm, mục tiêu của Judo là ném hoặc hạ gục đối thủ xuống đất. Cách khuất phục đối phương chính là bằng động tác khóa khớp hoặc giữ chặt đối thủ.

Học viên Karate sẽ sử dụng năng lượng của mình để “chống trả” đối thủ qua các đòn tấn công/phản công. Đây là một loại hình võ thuật được sử dụng nhiều trong phim ảnh bởi khả năng kịch tính, các pha tấn công ngoạn mục mà nó mang lại. Ví dụ điển hình nhất ta có thể thấy là loạt phim The Karate Kid nổi tiếng một thời.

Karate tập trung chủ yếu ra đòn tấn công đối thủ

Karate tập trung chủ yếu ra đòn tấn công đối thủ

Trái ngược với Karate, Judo ít được đưa lên màn ảnh. Bởi bộ môn này được xem là một môn võ thuật thiên về phòng thủ. Học viên Judo sẽ tập trung vào điểm yếu ở đối thủ để vật lộn và hạ gục đối thủ.

Trong Judo, các đòn đánh bằng tay hoặc chân, vũ khí chỉ được phép sử dụng ở các hình thức tập luyện được sắp đặt trước (kata), tuyệt đối không được phép sử dụng trong thi đấu hoặc luyện tập tự do.

Judo ngược lại tập trung vào khống chế sức mạnh của đối thủ

Judo ngược lại tập trung vào khống chế sức mạnh của đối thủ

3. Đồng phục của Karate và Judo

Đồng phục Karate

Đồng phục của Karate gọi là Karate Gi, bao gồm một chiếc áo nhìn tương tự Kimono, một chiếc quần ống rộng và thắt lưng (gọi chung là Obi). Karate có nhiều chất liệu và màu sắc khác nhau, phụ thuộc vào sở thích, mục tiêu tập luyện của học viên karate. Màu trắng là sự lựa chọn phổ biến nhất đối với Karate Gi.

Đồng phục Judo

Tương tự Karate, đồng phục của Judo cũng bao gồm những món đồ tương tự, tổng thể được gọi là Judo Gi. Chúng cũng được làm từ nhiều chất liệu và màu sắc khác nhau.

Tuy nhiên, vì tính chất nắm lấy, hạ gục đối thủ của Judo nên trang phục sẽ được thiết kế rộng hơn và mềm hơn, giúp việc cầm nắm dễ dàng. Cổ áo của Judo Gi cũng dày hơn để vừa tạo độ bền vừa thuận tiện cho các kỹ thuật cầm nắm của Judo.

Nhìn thoáng qua, Karate Gi và Judo Gi có hình dáng tương tự nhau

Nhìn thoáng qua, Karate Gi và Judo Gi có hình dáng tương tự nhau

4. Hệ thống phân cấp bậc của Karate và Judo có gì khác?

Hệ thống cấp bậc của Karate được truyền cảm hứng từ Judo nên có nhiều điểm tương đồng giữa hai hệ thống. Đầu tiên, trình độ Karate của mỗi người được thể hiện qua Cấp hoặc Đẳng. Karate có 10 cấp, cấp 1 là thấp nhất và cấp 10 là cao nhất.

Để nhận biết Cấp của từng người, ta sẽ nhìn vào màu đai của họ. Tuy nhiên, có một số màu thể hiện cùng lúc cho nhiều cấp khác nhau. Vì thế, để tránh nhầm lẫn, bạn nên hỏi cụ thể Cấp của người sở hữu đai.

Sau đây là hệ  thống màu đai của võ thuật Karate phổ biến nhất tại Việt Nam tương ứng với các cấp:

  • Đai nâu: cấp 1, cấp 2, cấp 3.
  • Đai xanh da trời đậm: cấp 4 và cấp 5.
  • Đai xanh lá: cấp 6.
  • Đai xanh da trời nhạt: cấp 7.
  • Đai vàng: cấp 8..
  • Đai trắng: cấp 9 và cấp 10.

Khi kết thúc “cấp”, bạn có thể thi để lên “đẳng”. Nếu thi đỗ, bạn sẽ được cấp đai đen. Tương tự như cấp, đẳng có 10 đẳng từ thấp đến cao. Bạn sẽ cần phải nỗ lực hết mình để thăng đẳng.

Hệ thống cấp bậc trong Judo cũng được thể hiện qua cấp hoặc đẳng. Mỗi học viên có trình độ khác nhau sẽ đeo đai có màu sắc khác nhau, cụ thể là:

  • Đai nâu: cấp 1.
  • Đai xanh lam: cấp 2.
  • Đai xanh lá cây: cấp 3.
  • Đai cam: cấp 4.
  • Đai vàng: cấp 5.
  • Đai trắng: cấp 6.

Khi hết cấp, bạn sẽ thi để lên đẳng. Đẳng bên Judo cũng có 10 cấp, từ thấp đến cao thể hiện qua màu đai khác nhau:

  • Đai đen có vạch trắng: từ đẳng 1 đến đẳng 5.
  • Đai đỏ sọc trắng: từ đẳng 6 đến đẳng 8.
  • Đai đỏ: đẳng 9 và đẳng 10.

Từ đai vàng đến đai nâu, việc thăng cấp sẽ được võ sư trực tiếp hướng dẫn bạn quyết định thông qua cuộc thi tổ chức tại phòng tập. Từ đai nâu trở lên thì học viên phải thi đấu trước một hội đồng có uy tín để xác định việc thăng cấp, đẳng.

Nhìn chung, dù khác nhau nhưng Karate và Judo đều là những môn võ nổi tiếng và có chỗ đứng nhất định qua hàng ngàn năm lịch sử đến tận bây giờ. Môn võ nào cũng sẽ mang lại cho bạn những lợi ích về vật chất và cả tinh thần.

Để biết được những lợi ích này là gì, bạn hãy truy cập ngay website www.leep.app hoặc nhanh tay tải ứng dụng luyện tập thông minh LEEP.APP về điện thoại nhé.

Nguồn tham khảo

Difference between Karate and Judo_ http://www.differencebetween.info/difference-between-karate-and-judo  Ngày truy cập 6/10/2020