Điểm qua 7 loại tạ đòn thông dụng trong 2022

Điểm qua 7 loại tạ đòn thông dụng trong 2022

Tạ đòn không đơn giản chỉ là một thanh kim loại với hai đầu nặng. Nếu đang có nhu cầu sử dụng dụng cụ này, bạn không thể bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây.

Khi vào bất kỳ phòng gym nào, bạn cũng sẽ thấy sự xuất hiện của nhưng thanh tạ đòn. Dụng cụ này sẽ chuyên dùng cho các bài tập từ ngực, lưng đến deadlift (một dạng bài tập phức hợp). Từ lâu, loại tạ này đã khẳng định giá trị của mình qua thời gian.

Bởi đây là một trong những dụng cụ tập xuất hiện sớm nhất và vẫn tồn tại tới ngày nay. Trong quá trình phát triển của mình, tạ đòn biến đổi đa dạng tùy vào mục đích luyện tập của người dùng. LEEP.APP sẽ cùng bạn điểm qua danh sách các loại tạ đòn cơ bản hiện nay.

1. Tạ đòn chuẩn

Nếu bạn hay đến phòng gym thì đây là loại đòn rất quen thuộc vì tính phổ biến của chúng. Thông thường, một thanh đòn sẽ dài khoảng 2.1m và sẽ hơi cong nếu tải trọng nặng. Dụng cụ này có thể được phân loại nhờ vào chất lượng cũng như số cân nặng mà chúng có thể gánh.

Phần lớn đều được làm từ thép không gỉ. Chất lượng thép là điều quyết định một thanh đòn có chất lượng tốt hay không. Trong đó, một số loại thép có khả năng uốn cong và thẳng lại như cũ, có tính “đàn hồi”.

loại chuẩn

Chất liệu thép sẽ quyết định chất lượng của tạ đòn

Mỗi thanh đòn đều có những phần nhám để tăng độ bám. Với các thanh đòn giá rẻ, phần nhám thường sẽ ít sần sùi hơn và hầu như không có tác dụng.

Phần lớn các thanh đòn đều sẽ chịu được cân nặng khoảng 270kg. Dụng cụ này phù hợp với các bài cơ bản như đẩy tạ, squat, deadlift… Tùy vào độ dày, độ đàn hồi và độ nhám của loại tạ này, bạn càng nâng nặng thì những đặc điểm này càng quan trọng.

  • Với bài squat: Những thanh đòn có phần nhám ở giữa sẽ hợp với squat, do phần nhám đó sẽ giúp cố định thanh đòn trên lưng bạn. Thêm vào đó, đường kính của dụng cụ này cũng lớn hơn để hạn chế hiện tượng cong.
  • Với bài deadlift: Thanh đòn chuyên dùng cho deadlift sẽ có một độ cong nhỏ để người tập có thể nhấc tạ lên nhanh hơn. Đường kính nhỏ và độ nhám cao còn bổ trợ thêm cho sức nắm của người tập.
  • Với bài đẩy tạ: Để đảm bảo độ ổn định cho những lần đẩy, thanh đòn gần như không có độ cong và đường kính lớn giúp cố định thanh đòn trên cổ tay người tập.

2. Tạ đòn Olympic

Đây là loại đòn dùng trong thể thao chuyên nghiệp, vốn được thiết kế để tăng tính trình diễn và hạn chế chấn thương. Về ngoại hình, dụng cụ này được thiết kế như tạ đòn chuẩn. Tuy nhiên, loại tạ này được làm từ chất liệu thép đặc biệt, cho phép chúng có độ cong hơn hẳn các loại tạ đòn khác.

loại olympic

Chất thép đặc biệt giúp loại tạ này có độ cong tốt hơn

Phần nhám cũng không đáng kể do thanh đòn phải tì vào phần cổ. Bạc đạn ở hai đầu còn giúp giảm áp lực lên cánh tay và cổ tay cho người tập.

3. Tạ đòn lục giác (trap bar)

Hình dáng lục giác giúp người tập đặt mình vào đúng tư thế của bài tập deadlift, tức là trung tâm của trọng lực. Nhờ vào vị trí đặt tay đó, khi thực hiện các bài deadlift với khối lượng tạ lớn, tư thế của người tập sẽ chuẩn hơn. Điều này sẽ giảm bớt áp lực lên các khớp so với những tạ đòn thẳng.

tạ lục giác

Loại tạ này giúp giảm bớt áp lực lên các khớp

4. Tạ đòn chuyên dụng cho squat

Đây là một loại tạ đòn đặc biệt, cho phép người dùng có chỗ đặt tay thoải mái và cố định dụng cụ này trên vai người tập dễ dàng hơn. Nếu bị đau cổ do gánh tạ khi tập squat, đây chính là giải pháp cho bạn. Với phần đệm dày ở giữa thanh đòn, người tập sẽ không cảm nhận được thanh kim loại tì vào cổ như trước nữa.

tạ đòn 5

Tạ đòn này sẽ khắc phục tình trạng đau cổ do gánh tạ

Loại tạ này còn kích thích cơ đùi sau, cơ lưng và cơ mông nhiều hơn khi squat. Hơn thế nữa, tập luyện với tạ đòn chuyên dụng này còn hỗ trợ tăng lực bám cho tay. Từ đó, người tập có thể sử dụng để khởi động trước khi đến với các bài nâng cao.

5. Tạ đòn vồng (cambered bar)

Tạ đòn vồng là một lựa chọn khác cho các bài squat. Bởi dụng cụ này có khả năng kích thích các nhóm cơ tương tự như loại chuyên dụng cho squat với mức độ cao hơn.

tạ đòn 6

Tạ đòn vồng chỉ dành cho người muốn nâng cao độ khó khi tập squat

Tạ đòn vồng còn thử thách khả năng giữ thăng bằng của người tập. Bởi nếu đứng không vững, các đĩa nặng sẽ lắc lư khiến bài tập của bạn bị gián đoạn. Với tính chất như vậy, dụng cụ này chỉ dành cho những người đã thành thục động tác squat muốn nâng độ khó của bài tập.

6. Tạ Thụy Sĩ (Swiss bar)

Tạ đòn Thụy Sĩ thường dùng cho các bài tập thân trên như ngực, vai, tay trước, tay sau. Với nhiều thanh nắm, người tập có thể chọn độ rộng phù hợp cho từng bài tập của mình, thích hợp cho những người có vấn đề về vai cũng như người đang trị liệu sau chấn thương.

tạ đòn 7

Phù hợp cho người bị đau vai hoặc trị liệu sau chấn thương

7. Tạ cong (curl bar)

Dụng cụ này giúp bạn thực hiện bài tập tay trước một cách thoải mái hơn vì cổ tay không cần ngửa ra hoàn toàn như trước. Loại tạ này cũng được dùng rộng rãi trong các bài tập tay sau.

tạ đòn cong

Tạ này hỗ trợ bài tập tay trước và tay sau rất tốt

Để chọn được tạ đòn thích hợp, bạn nên xem xét mục đích luyện tập, kinh nghiệm và thể trạng bản thân. Khi đã chọn đúng loại, các bài tập sẽ thú vị và hiệu quả hơn nhiều, đồng thời còn hạn chế nguy cơ chấn thương. Dấu hiệu để bạn nhận biết mình đang tập đúng đó là hiện tượng đau cơ khi tập gym. Đó là khi các cơ bắp bị xé trong quá trình tập và sẽ săn chắc, khỏe hơn sau khi phục hồi.

Nguồn tham khảo

7 different types of weight lifting bars https://www.builtlean.com/2013/12/04/weight-lifting-bars/ Ngày truy cập: 10/03/2020