Bất ngờ với tác dụng của kỹ thuật thở 4-7-8
Không thể phủ nhận vai trò của các phương pháp hít thở trong cuộc sống cũng như tập luyện, đặc biệt là kỹ thuật thở 4-7-8 mà ít ai biết tới.
Kỹ thuật thở 4-7-8 nhằm giảm lo lắng hoặc giúp mọi người dễ ngủ. Một số người thực hiện cho rằng phương pháp này giúp họ ngủ trong vòng 1 phút. Có những nghiên cứu khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng cho điều này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng LEEP.APP xem xét kỹ cách thực hiện phương pháp này và lợi ích của nó nhé.
Kỹ thuật thở 4-7-8 là gì?
Kỹ thuật thở 4-7-8 là một kiểu thở được phát triển bởi tiến sĩ Andrew Weil. Nó dựa trên một kỹ thuật yoga cổ xưa gọi là pranayama, giúp bạn kiểm soát hơi thở. Nếu bạn thực hiện kỹ thuật này thường xuyên, nó giúp bạn dễ ngủ hơn rất nhiều.
Kỹ thuật 4-7-8 hoạt động như thế nào?
Các kỹ thuật thở được tạo lập để đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn sâu. Các mô hình cụ thể liên quan đến việc giữ hơi thở trong một khoảng thời gian cho phép cơ thể bạn bổ sung oxy. Từ phổi hướng ra, các kỹ thuật như 4-7-8 có thể giúp các cơ quan và mô của bạn tăng cường lượng oxy cần thiết.
Thực hành thư giãn cũng giúp cơ thể bạn cân bằng trở lại và điều chỉnh phản ứng chiến-đấu-hay-trốn-chạy khi bạn căng thẳng. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang mắc phải tình trạng mất ngủ do lo lắng về những điều đã hoặc sẽ xảy ra. Những suy nghĩ và mối quan tâm xoay vòng có thể khiến bạn không thể nghỉ ngơi.
Kỹ thuật thở 4-7-8 buộc tâm trí và cơ thể tập trung vào việc điều hòa hơi thở, thay vì lo lắng mỗi khi bạn nằm xuống.
Những người thực hiện thấy rằng nó có thể giúp tim bớt đập nhanh hoặc làm dịu các dây thần kinh bị rối loạn. Dr. Weil thậm chí đã mô tả nó như một loại thuốc an thần tự nhiên cho hệ thống thần kinh.
Kỹ thuật thở 4-7-8 có thể được so sánh với các phương pháp:
- Kỹ thuật thở luân phiên bằng mũi bao gồm thở ra và hít vào qua một bên mũi trong khi giữ lỗ mũi bên kia.
- Thiền định tâm trí khuyến khích hơi thở tập trung trong khi hướng mọi sự chú ý vào thời điểm hiện tại.
- Sự hình dung tập trung tâm trí vào hơi thở tự nhiên.
- Hình ảnh hướng dẫn khuyến khích bạn tập trung vào một ký ức hoặc câu chuyện vui vẻ, đưa bạn thoát khỏi những lo lắng khi bạn thở.
Những người bị rối loạn giấc ngủ nhẹ, lo lắng và căng thẳng có thể thấy kỹ thuật thở 4-7-8 hữu ích để vượt qua sự phân tâm và thư giãn.
Theo thời gian và luyện tập lặp đi lặp lại, những người thực hiện phương pháp này cho rằng nó trở nên mạnh mẽ hơn. Đầu tiên, tác dụng của nó không rõ ràng. Bạn có thể cảm thấy một chút lâng lâng khi mới thực hiện.
Kỹ thuật này nên được thực hiện khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng
Cách thực hiện kỹ thuật 4-7-8
Để thực hiện kỹ thuật thở 4-7-8, hãy tìm một chỗ ngồi hoặc nằm thoải mái. Hãy chắc chắn rằng bạn thực hiện đúng tư thể, đặc biệt là khi bắt đầu. Nếu bạn sử dụng kỹ thuật này để ngủ dễ hơn thì nằm xuống là cách tốt nhất.
Chuẩn bị cho việc tập luyện bằng cách đặt đầu lưỡi vào gạc trên, ngay sau răng cửa bên trên. Bạn cần phải giữ cho lưỡi của bạn ở đúng vị trí đó trong suốt quá trình thực hiện hít thở. Cần tránh di chuyển lưỡi khi thở ra. Thở ra trong kỹ thuật 4-7-8 có thể dễ dàng hơn nếu bạn co môi lại.
Tất cả các bước sau đây nên được thực hiện theo chu kỳ của một hơi thở trọn vẹn:
- Đầu tiên, hãy để môi hờ. Thở ra bằng miệng, tạo âm thanh huýt sáo.
- Tiếp theo, hãy khép môi lại, hít vào qua mũi đồng thời nhẩm đếm 4 nhịp.
- Giữ hơi thở trong 7 giây.
- Lại thở ra bằng miệng trong 8 giây như huýt sáo.
Khi bạn hít vào lại, bạn lại bắt đầu một chu kỳ mới của hơi thở. Hãy thực hiện kiểu hít thở này trong 4 hơi thở đầy đủ.
Giữ hơi thở trong vòng 7 giây là phần quan trọng nhất của phương pháp này. Bạn chỉ nên thực hiện kỹ thuật thở 4-7-8 trong 4 nhịp thở khi bạn mới bắt đầu. Bạn có thể dần dần thực hiện lên đến 8 hơi thở đầy đủ.
Kỹ thuật thở này không nên thực hiện ở vị trí mà bạn không cảm thấy thoải mái hoàn toàn. Phương pháp này khiến người tập rơi vào trạng thái thư giãn sâu.
Đặt lưỡi lên gạc trên khi thực hiện kỹ thuật này
Hy vọng bạn đọc có thể thực hiện kỹ thuật trên hiệu quả và trải nghiệm lợi ích của nó nhé. Nếu bạn đọc thấy đau đầu hay choáng váng khi thực hiện kỹ thuật này thì nên dừng lại nghỉ ngơi nhé.
Nguồn tham khảo
What Is the 4-7-8 Breathing Technique? https://www.healthline.com/health/4-7-8-breathing#1 Ngày truy cập: 18/7/2020