Thịt vịt bao nhiêu calorie có phải lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe?

Author picture

Thịt vịt bao nhiêu calorie có phải lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe?

Thịt vịt, mặc dù thường có hàm lượng chất béo cao, nhưng lại giàu chất dinh dưỡng hơn bạn tưởng. Đó là một nguồn tuyệt vời của protein và chất béo lành mạnh cũng như các vi chất dinh dưỡng bao gồm selen, sắt và niacin. Tuy nhiên, vịt có phải là lựa chọn lành mạnh hay tốt nhất là nên tránh?

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về giá trị dinh dinh dưỡng, lợi ích và tiêu cực tiềm ẩn của thịt vịt.

Những điều thú vị về vịt

Vịt là một loại gia cầm và nó đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc, quê hương của món vịt quay Bắc Kinh. Vịt quay Bắc Kinh cũng là món thịt vịt nổi tiếng nhất thế giới. Cho đến nay, Trung Quốc là nhà sản xuất thịt vịt lớn nhất thế giới và sản xuất khoảng 65% tổng sản lượng toàn cầu. Sau Trung Quốc, Pháp là nhà sản xuất lớn thứ hai và Hoa Kỳ ở vị trí thứ chín.

Mặc dù vịt không phải là một trong những loại thịt phổ biến ở thế giới phương Tây, nhưng lượng tiêu thụ đã tăng lên trong những năm gần đây. Dữ liệu cho thấy sản xuất đã tăng khoảng 20% ở Hoa Kỳ từ năm 2010 đến năm 2016.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thịt vịt được phân loại là thịt trắng. Gia cầm, bao gồm các động vật hai chân như gà, gà tây và vịt, được coi là thịt trắng. Gia súc, chẳng hạn như bò bốn chân, lợn và cừu, được khoa học phân loại là thịt đỏ. Mặc dù thịt vịt được xếp cùng nhóm với thịt gà và gà tây, nhưng nó có xu hướng có nhiều myoglobin hơn và có màu sẫm hơn. Điều này là do vịt có thể bay và vận động cơ ức, trong khi gà và gà tây không bay.

Theo truyền thống ẩm thực, thịt vẫn sẫm màu khi nấu chín được coi là thịt đỏ. Theo nghĩa này, vịt có thể được coi là thịt đỏ trong nhà bếp. Trên thực tế, tương tự như thịt bò, thịt vịt thường được chế biến và phục vụ với phần thịt còn đỏ hồng bên trong ở các nhà hàng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là USDA khuyến nghị nên nấu vịt ở nhiệt độ bên trong tương tự như gà 74°C

Vì việc phân loại vịt không dựa trên cơ sở khoa học và phụ thuộc vào màu sắc của nó trong quá trình nấu nướng và phục vụ, nên không phải ai cũng có thể xếp nó vào loại thịt đỏ theo nghĩa ẩm thực.

Những điều thú vị về vịt

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ăn thịt vịt đã được nấu chín kỹ hơn là vịt còn đỏ hồng bên trong 

Thịt vịt bao nhiêu calorie?

Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trung bình một miếng ức vịt không da nặng khoảng 85g có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 119 calorie và rất nhiều chất dinh dưỡng khác như:

  • Chất béo: 2g
  • Natri: 89mg
  • Carbohydrate: 0g. Vịt không chứa bất kỳ carbohydrate nào (có nghĩa là nó không có bất kỳ chất xơ hoặc đường nào).
  • Chất xơ: 0g
  • Đường: 0g
  • Chất đạm: 23,5g

Vịt chứa nhiều chất béo giữa da và thịt, nhưng nó không có lớp vân cẩm thạch khắp cơ như thịt bò. Tuy nhiên, lượng chất béo tổng thể sẽ thay đổi đáng kể tùy thuộc vào việc vịt được nấu chín và tiêu thụ khi bỏ da hay không.

Thực tế, không có da và mỡ lộ rõ, thịt vịt có ít mỡ hơn ức gà nướng không da. Ví dụ, ức vịt không da chỉ cung cấp tổng số 2g chất béo (0,5g là chất béo bão hòa) cho mỗi phần 85g. Một phần ức gà nướng không da với trọng lượng tương tự cung cấp 3g chất béo tổng số (1g trong đó là chất béo bão hòa).

Thịt vịt có bao nhiêu calo

Thịt vịt có bao nhiêu calo là vấn đề được nhiều người quan tâm 

So với thịt gà, chân và đùi vịt có tổng lượng chất béo cao hơn một chút. Trung bình 85g của chân vịt không da chứa tổng lượng chất béo là 5 g, nhưng chân vịt vẫn chứa ít chất béo hơn so với đùi gà không da. Hơn nữa, phần lớn chất béo trong thịt vịt là chất béo không bão hòa lành mạnh, bao gồm một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn và sự kết hợp của axit béo omega-3 và omega-6.

Ngay cả khi bạn ăn cả da, hàm lượng chất béo của vịt sẽ khác nhau tùy thuộc vào lượng mỡ tiết ra trong quá trình nấu. Ví dụ, một miếng ức vịt áp chảo trong 13 phút và sau đó nướng sẽ có ít chất béo hơn so với cùng một miếng vịt được ướp trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Thịt vịt cung cấp protein chất lượng cao với nhiều loại axít amin không thiết yếu và thiết yếu. Vịt chứa nhiều loại vi chất dinh dưỡng, bao gồm sắt, selen và một lượng nhỏ vitamin C. Nó chứa nhiều loại vitamin B nhưng đặc biệt cao về niacin và B-12. Giống như các loại vitamin B khác, niacin đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi carbohydrate thành glucose và chuyển hóa chất béo và protein. B-12 cần thiết cho chức năng thần kinh, hình thành hồng cầu và tổng hợp DNA.

Lợi ích sức khỏe mà thịt vịt mang lại

Vịt chứa một số chất dinh dưỡng có lợi phổ biến giống thịt đỏ nhưng lại không có nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ. Chính vì vậy, thịt vịt đáng được cân nhắc để thêm vào một chế độ ăn lành mạnh. Hơn nữa, khi ăn thịt vịt, bạn còn được hưởng nhiều lợi ích sau:

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vịt là một nguồn cung cấp selen dồi dào, một chất chống oxy hóa quan trọng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và chống viêm, cả hai đều hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp

Tiêu thụ đủ lượng selen cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Một phần 85g thịt vịt Pekin cung cấp hơn 50% giá trị selen hàng ngày.

Bảo vệ xương

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ protein động vật bao gồm cả thịt vịt, trong điều kiện cung cấp đủ lượng canxi, có thể cải thiện mật độ và sức mạnh của xương.

Giảm nguy cơ bệnh tim

Trong khi cá được coi là nguồn cung cấp axít béo omega-3 hàng đầu, thì thịt vịt cũng chứa các axít có lợi cho tim này. Ăn vịt thay cho beefsteak và các loại thịt khác có nhiều chất béo bão hòa cũng có khả năng mang đến một số kết quả sức khỏe tích cực liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thêm vào đó, thịt vịt cung cấp lượng sắt ngang với thịt đỏ, nhiều hơn đáng kể so với thịt gà.

Chất thay thế cho bơ và các loại mỡ động vật khác

So với dầu ô liu hoặc các chất béo từ thực vật, mỡ vịt có thể không tốt bằng. Mỡ vịt chứa tỷ lệ chất béo không bão hòa cao, nhưng vẫn chứa nhiều chất béo bão hòa hơn dầu ô liu. Tuy nhiên, xét về chất béo bão hòa, mỡ vịt tốt cho sức khỏe hơn bơ, mỡ lợn (mỡ lợn), hoặc mỡ bò (mỡ động vật) và có thể được sử dụng trong nhiều món ăn.

Lợi ích sức khoẻ của vịt

Vịt nhiều chất béo hơn gà và có hàm lượng sắt ngang với nhiều loại thịt đỏ

Lưu ý khi bảo quản và chế biến thịt vịt

Trong khi nhiều đầu bếp thích phục vụ vịt hơi tái, USDA khuyến nghị nên nấu vịt ở nhiệt độ bên trong 165 độ F, như cách bạn làm với bất kỳ loại gia cầm nào.

Nếu bạn làm mỡ vịt, hãy lọc qua vải thưa để lọc bỏ những phần tử có thể dính vào thịt. Để nguội và sau đó bảo quản trong hộp kín, trong tủ lạnh đến 6 tháng hoặc trong ngăn đá lên đến một năm.

Vịt có hương vị đậm đà, độc đáo là sự kết hợp của mặn và ngọt. Nó có một số hương vị tương tự như thịt gà hoặc gà tây thịt sẫm, nhưng thực sự có hương vị gần với thịt đỏ hơn và có kết cấu và hình thức giống với beefsteak hơn.

Có vô số cách chế biến vịt bao gồm vịt quay nguyên con, ức vịt nướng áp chảo và vịt quay, chân vịt truyền thống (nơi chân vịt được nấu ít và chậm trong mỡ vịt), xúc xích vịt, và thậm chí cả thịt ba chỉ vịt. Thịt vịt đặc biệt hợp với các loại trái cây và rau củ có vị ngọt tự nhiên như quả anh đào, quả lựu và quả mơ cũng như bí đông và khoai lang. Hương vị của nó rất đa dạng và vịt cũng rất hợp với nhiều món mặn khác.

Một số món vịt quen thuộc và ngon mà bạn có thể tự làm

Thịt vịt om sấu

Nguyên liệu

  • 1 con vịt đã được làm sạch
  • 10 trái sấu xanh
  • Nửa kg khoai sọ loại nhỏ
  • Hành khô
  • Ngò gai
  • Tỏi
  • Sả

Thực hiện

  • Lấy gừng trộn muối rồi xoa lên con vịt đã làm sạch để khử mùi. Sau đó rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
  • Cho muối, hạt tiêu, hạt nêm và một ít hành, tỏi, sả vào ướp vịt trong 30 phút cho thịt ngấm gia vị.
  • Phi thơm hành, tỏi, sả, ớt trên bếp, sau đó cho vịt vào xào săn.
  • Tiếp tục cho sấu đã cạo vỏ và đã ngâm qua với nước lạnh vào.
  • Đổ nước ngập vịt. Bạn có thể dùng nước lạnh hoặc dùng nước dừa.
  • Khi thịt vịt mềm, bạn cho khoai sọ vào để nấu cùng đến khi khoai mềm vừa phải.
  • Sấu dằm đến độ chua vừa miệng, sau đó nêm nếm lại gia vị vừa ăn.

Thịt vịt kho gừng

Nguyên liệu

  • Nửa con vịt
  • Gừng, ớt, tỏi, hành khô
  • Nước màu
  • Nước mắm

Thực hiện

  • Vịt rửa với rượu trắng và chà với gừng để mất mùi hôi sau đó chặt thành từng miếng vừa ăn.
  •  Băm nhỏ hành, tỏi, thêm gừng cắt lát, nước mắm, đường để ướp vịt.
  • Phi thơm tỏi, sau đó cho gừng vào xào. Khi gừng vàng, cho thịt vịt vào xào cho thịt săn lại thì thêm nước màu, nước mắm, đường và hạt nêm sao cho vừa ăn.
  • Thêm nước xâm xấp, ớt vào nồi kho với lửa nhỏ riu riu để vịt mềm và thấm vị. Khi nước cạn lại, nêm nếm lại rồi tắt bếp.

Cách nấu thịt vịt giả cầy

Nguyên liệu

  • 1/2 con vịt
  • 1 củ riềng
  • 1 củ tỏi
  • 1 củ gừng
  • 3 muỗng mẻ
  • Gia vị bao gồm bột nghệ, mắm tôm, đường, nước mắm, muối, hạt nêm

Thực hiện

  • Vịt sau khi đã làm sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn sau đó ướp với 1 muỗng riềng giã nhỏ, nửa muỗng tỏi băm, 3 muỗng mẻ, 1 muỗng muối, 1 muỗng mắm tôm, 1 muỗng bột nghệ và 3 muỗng hạt nêm. Bạn có thể để thịt khoảng 30 phút để thịt ngấm vị.
  • Phi thơm tỏi sau đó cho vịt vào xào đến khi thịt săn lại, đổ nước xâm xấp nấu với lửa nhỏ để thịt chín mềm.
  • Khi nước hơi cạn, bạn nêm nếm gia vị vừa ăn rồi thêm 1 muỗng riềng băm và nửa muỗng đường vào trộn đều. Thịt vịt nấu giả cầy sau khi hoàn thành có thể ăn kèm cơm hoặc bún đều rất ngon.

Với hàm lượng dinh dưỡng cao mà thịt vịt mang lại, bạn hoàn toàn có thể thêm vịt vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Với những người bị dị ứng thịt đỏ, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thịt vịt để nhận được các dưỡng chất tốt cho sức khoẻ. Ngoài việc ăn uống, bạn cũng đừng quên một chế độ tập luyện phù hợp để duy trì một cơ thể săn chắc, khoẻ mạnh nhé!

Nguồn tham khảo

Duck Nutrition Facts and Health Benefits https://www.verywellfit.com/duck-nutrition-facts-4770569 Ngày truy cập: 23/02/2021

Duck Meat: Is It a Healthy Choice? (and Full Nutrition Facts) https://www.nutritionadvance.com/duck-meat-nutrition/ Ngày truy cập: 23/02/2021

Is Duck Considered Red Meat? https://www.healthline.com/nutrition/is-duck-red-meat#culinary-classification Ngày truy cập: 23/02/2021