Rối loạn dung nạp glucose là gì và cách phòng tránh
Rối loạn dung nạp glucose là gì? Cách nào để phòng tránh tình trạng này? Nếu còn chưa tìm được lời giải đáp, bạn hãy cùng LEEP.APP khám những thông tin hữu ích trong bài viết này nhé.
Nghiệm pháp dung nạp glucose thường được bác sĩ áp dụng để chẩn đoán tình trạng tiền đái tháo đường. Nhờ đó, người bệnh có thể biết được rõ tình trạng sức khỏe của mình hiện tại. Khi đó, họ sẽ những biện pháp chữa trị và ngăn ngừa rủi ro hiệu quả hơn.
Rối loạn dung nạp glucose là gì?
Rối loạn dung nạp glucose là tình trạng đường glucose trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường, tuy nhiên lại chưa cao như người mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng này là sự kết hợp của quá trình rối loạn sản sinh insulin và giảm độ nhạy của insulin.
Chỉ số glucose trong máu cao dễ tăng nguy cơ tiểu đường
Trong đó, trường hợp mắc chứng rối loạn dung nạp glucose sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan tim mạch như bệnh động mạch ngoài, tai biến, đột quỵ… Nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể ngăn cản hay làm chậm quá trình phát triển của bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch khác.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này
Thủ phạm gây ra tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết cũng tương tự như bệnh tiểu đường loại 2 như sau:
- Nguy cơ cao với các trường hợp thừa cân hay béo phì.
- Yếu tố di truyền: Gia đình có người bị mắc bệnh tiểu đường.
- Lối sống thụ động: Không thường xuyên rèn luyện cơ thể, lười vận động.
Thừa cân khiến nguy cơ rối loạn dung nạp glucose tăng cao
Một số yếu tố khác tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn dung nạp đường huyết là rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, mắc hội chứng buồng trứng đa nang, tiểu đường thai kỳ…
Dấu hiệu của chứng rối loạn đường huyết
Thông thường, người mắc chứng rối loạn dung nạp glucose sẽ không xuất hiện triệu chứng rõ rệt. Phần lớn trường hợp phát hiện tình trạng này thông qua việc tình cờ thử máu trong đợt kiểm tra sức khỏe hoặc nghi ngờ nhiễm một loại bệnh nào khác.
Rối loạn dung nạp đường huyết thường phát hiện từ xét nghiệm máu
Khi tiến hành thử nghiệm, nếu bác sĩ nhận thấy bạn có nguy cơ tiền đái tháo đường hoặc bệnh tiểu đường, họ sẽ đề nghị xét nghiệm máu sàng lọc lượng đường trong máu. Với các trường hợp thừa cân, cholesterol cao, huyết áp cao, từng trải qua cơn đau tim, đột quỵ, bác sĩ sẽ nhanh chóng đề nghị bạn xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu.
Nếu có bất kỳ triệu chứng của bệnh tiểu đường, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh này là sụt cân đột ngột, khát nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi…
Thực tế, những triệu chứng này thường phát triển tương đối chậm, có thể là trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, chứng rối loạn dung nạp glucose không hẳn là không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Những dấu hiệu của chúng thường rất kín đáo, không nghiêm trọng nên nhiều người sẽ lầm tưởng với các loại bệnh khác.
Ví dụ như mệt mỏi bất thường, tổn thương trên da chậm lành, tay chân mất sức, da khô ngứa… Đối với trường hợp thừa cân hay mang thai, khi xuất hiện các nếp gấp sạm màu trên da, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra đường huyết.
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose
Xét nghiệm rối loạn dung nạp đường huyết và HbA1c có khả năng được dùng để chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose. Xét nghiệm rối loạn dung nạp glucose (OGTT) thường được tiến hành vào buổi sáng sau một đêm không ăn. Sau đó, bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm một lần nữa sau 2 tiếng uống một dung dịch chứa đường glucose.
Đây là dung dịch được sử dụng chuyên biệt cho nghiệm pháp dung nạp glucose. Với người bình thường, đường huyết sau khi uống đường 2 giờ sẽ dưới 7,8mmol/L (140mg/dL).
Trường hợp chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose là khi đường máu lúc đói nhỏ hơn 7 mmol/L. Đường máu khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2 giờ từ 7,8 mmol/L đến 11,1 mmol/L.
Hơn thế nữa, chỉ số HbA1c cũng có thể được dùng để đánh giá về tình trạng rối loạn dung nạp glucose. Nếu có chỉ số HbA1c từ 42 đến 47 mmol/mol(6,0 – 6,5%), bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.
Gợi ý cách phòng ngừa hiệu quả
Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên tham khảo những bí quyết ngăn ngừa chứng rối loạn dung nạp glucose dưới đây.
- Nếu được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có khả năng ngăn cản hay làm chậm sự phát triển của bệnh tiểu đường và tim mạch.
- Chủ động thay đổi lối sống sinh hoạt: Đây chính là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự phát triển của chứng rối loạn dung nạp đường huyết thành bệnh tiểu đường.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn các chế độ ăn uống cân bằng và khoa học phù hợp.
- Giảm cân khi đang thừa cân: Nếu thừa cân hoặc béo phì, bên cạnh việc tránh những bệnh khác, bạn nên tiến hành giảm cân càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp giảm mức đường glucose trong máu.
- Duy trì tham gia hoạt động thể chất ít nhất 30 phút/ngày, năm ngày một tuần như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi… Lối sống năng động sẽ giúp giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch hay đột quỵ.
- Từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích.
Thường xuyên rèn luyện cơ thể để ngăn ngừa bệnh tật
Chứng rối loạn dung nạp glucose nếu được phát hiện sớm sẽ giúp bạn ngăn chặn tình trạng chuyển xấu thành bệnh đái tháo đường. Vì thế, bạn nên thường xuyên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để loại bỏ những rủi ro về sức khỏe.
Nguồn tham khảo
Impaired Glucose Tolerance and Impaired Fasting Glucose https://www.aafp.org/afp/2004/0415/p1961.html Ngày truy cập: 25/10/2020
Preventing Progression From Impaired Glucose Tolerance to Diabetes https://www.medscape.com/viewarticle/548625 Ngày truy cập: 25/10/2020