6 bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường đơn giản tại nhà
Chữa bệnh tiểu đường từ các bài tập yoga? Thực tế, yoga chỉ hỗ trợ bạn cải thiện những triệu chứng gây hại cho cơ thể từ căn bệnh này. Thế nhưng, sự cải thiện tưởng chừng nhỏ này lại tạo ra những hiệu quả vô cùng lớn trong hành trình cải thiện sức khoẻ của bạn. 6 bài tập yoga dưới đây sẽ là minh chứng “hùng hồn” cho lý thuyết trên đấy!
Trong những năm gần đây, tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh tiểu đường cần kết hợp phương pháp tập luyện khác như thiền, yoga, thái cực quyền không chỉ mang lại lợi ích tương tự vận động thể lực, mà còn giúp giảm stress, oxy hóa trong tiểu đường – nguyên nhân gây đề kháng insulin và rối loạn tế bào beta của tuyến tụy.
Yoga ảnh hưởng tích cực đến người tiểu đường như thế nào?
Ngày nay, với việc xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có thói quen sử dụng ăn uống nhiều đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường, có hại cho sức khỏe. Mặc dù đồ ngọt và thức uống giải khát không phải là những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tiểu đường nhưng đa số các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều do hậu quả của thói quen ăn uống dùng nhiều đồ ngọt.
Tiểu đường xảy ra khi các tế bào máu không đáp ứng đủ lượng insulin được sản xuất trong cơ thể. Khi luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể bắt đầu phản ứng với insulin, hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu.
Tập yoga giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát bệnh và biến chứng từ bệnh
Một trong những bộ môn thể thao được giới thiệu tới người bệnh là luyện tập yoga. Đây là bộ môn kết hợp giữa động tác và hơi thở có nguồn gốc từ Ấn Độ. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, tập yoga giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát bệnh và biến chứng từ bệnh. Bên cạnh đó, yoga còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần lẫn thể chất cho bạn.
Thực hành yoga thường xuyên giúp giảm mức độ đường trong máu, hạ huyết áp, làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh. Nó cũng làm giảm khả năng biến chứng của bệnh. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về những bài tập yoga giúp chữa bệnh tiểu đường nhé!
6 bài tập yoga hỗ trợ chữa tiểu đường hiệu quả tại nhà
1. Bài tập thở kapalbhati
Kapalbhati là bài tập thở mạnh. Sự vận động dạ dày trong tư thế yoga chữa bệnh tiểu đường này sẽ kích thích tuyến tụy hoạt động tốt.
Cách thực hiện
- Ngồi thẳng lưng trên thảm tập, hai chân đan chéo vào nhau. Hai tay thả lỏng và đặt trên đầu gối. Tư thế này cần giữ ổn định cột sống, lưng và đầu của bạn.
- Bắt đầu hít thở đều sao cho thư giãn các cơ dạ dày của bạn và đẩy mạnh không khí thông qua mũi một cách thoải mái nhất. Điều này sẽ khiến các cơ bụng co bóp mạnh và nên ép bụng vào bên trong về phía cột sống.
- Hít vào mà không cần bất kỳ bổ sung nỗ lực nào.
- Ngay sau khi hít vào một cách thụ động, thở ra một lần nữa một cách mạnh mẽ và tiếp tục lặp lại đều đặn. Làm 10 lần mỗi lần lặp lại 20 – 25 nhịp.
2. Bài tập rắn hổ mang
Ngay cả người mới bắt đầu có thể nhận được kết quả tốt từ yoga chữa bệnh tiểu đường đơn giản này. Bên cạnh đó, tư thế này còn giúp làm săn chắc mông và cơ bụng.
Cách thực hiện
- Nằm sấp, duỗi thẳng tự nhiên, 2 tay chống xuống sàn cạnh ngực, mắt nhìn thẳng và giữ cổ thẳng với thân người.
- Chụm gót và mũi 2 chân vào nhau, duỗi thẳng.
- Khép 2 khuỷu tay chạm người, xoay vai và ngước lên.
- Hít sâu, dồn trọng lượng cơ thể lên hai lòng bàn tay, chống bàn tay xuống sàn nhà, uốn cong lưng, nâng ngực và mắt hướng nhìn lên trần nhà.
- Kéo căng vai ra sau, mở rộng khoang ngực.
- Hít thở sâu và giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 – 30 giây.
- Sau đó thở nhẹ từ từ và dần hạ ngực xuống, trở về tư thế ban đầu, lặp lại động tác 4 – 5 lần.
3. Bài tập kim cương vajrasana
Tư thế yoga chữa bệnh tiểu đường này giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày, qua đó giúp kích thích tuyến tụy hoạt động hiệu quả.
Cách thực hiện
- Ngồi quỳ trên thảm, mông nằm trên gót chân, đùi trên bắp chân, 2 ngón chân cái đặt chéo trên nhau.
- Đặt hai tay lên hai đầu gối, thẳng lưng, mắt nhìn về phía trước.
- Hít vào rồi chầm chậm thở ra. Nhận thức rõ và tập trung hoàn toàn vào phần hơi thở của bạn.
- Lặp lại điều này tối thiểu từ 5 – 10 phút nếu bạn là một người mới bắt đầu.
4. Bài tập cánh cung
Nhằm tăng cường sức mạnh cho cột sống, giảm căng thẳng, mệt mỏi; làm giảm đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt hay bị táo bón.
Cách thực hiện
- Nằm sấp, hai tay duỗi dọc theo cơ thể.
- Từ từ gập hai đầu gối. Hai tay đưa về phía sau, kéo lấy cổ chân đồng thời hít vào, ngực nâng lên khỏi mặt đất. Mặt hướng về phía trước, thư giãn cơ mặt.
- Siết cơ chân, kéo chân lên.. Hai tay giữ chặt lấy cổ chân sẽ kéo ngực lên, tạo thế thăng bằng, toàn cơ thể uốn cong và căng như cây cung. Tiếp tục hít thở sâu trong khi thư giãn với tư thế này.
- Giữ tư thế lâu ở mức độ thoải mái trong vòng 15 – 20 giây, sau đó thở ra, từ từ trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 4 – 5 lần.
5. Bài tập đứng bằng vai
Bài tập này giúp tuyến giáp được kích thích, khiến cho một lượng máu chảy vào nơi này nhiều hơn. Tăng lượng máu cung cấp cho cột sống, kéo giãn cột sống.
Cách thực hiện
- Nằm ngửa trên thảm tập , hai chân mở rộng hướng ra phía ngoài. Lòng bàn tay úp xuống.
- Hít vào, từ từ nâng chân và gập đầu gối hoặc nâng thẳng làm cách bạn thấy thoải mái
- Giữ cột sống thẳng, cổ thả lỏng.
- Dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên vai. Hãy luôn thở chậm và gập cằm vào lồng ngực.
- Khuỷu tay chạm sàn để hỗ trợ lưng. Giữ tư thế này càng lâu càng tốt
- Từ từ thở ra, co hai đầu gối về phía trước, cuộn đầu thấp xuống, hai bàn tay vẫn đỡ lưng. Hạ xuống, vào tư thế ngồi gập người về phía trước.
- Khi thấy mỏi hoặc đau hãy trở về tư thế chuẩn bị, nằm nghỉ trên sàn tập một lúc.
6. Tư thế vươn một bên
Tư thế này giúp kéo giãn toàn cơ thể, đầu gối, mắt cá, chân, hỗ trợ mở rộng khớp, ngực, phổi, vai. Bên cạnh đó, các cơ quan nội tạng được kích thích, tăng cường sức chịu đựng.
Tư thế này cũng giúp chữa trị táo bón, vô sinh, đau thắt lưng, loãng xương, đau thần kinh tọa và những triệu chứng kinh nguyệt khó chịu.
Cách thực hiện
- Đứng thẳng trên bề dài của thảm. 2 chân cách xa nhau khoảng 1 – 1,2m.
- Từ từ quay bàn chân phải ra ngoài 1 góc 45 độ
- Gập chân phải sao cho đùi phải song song với sàn nhà, đầu gối phải thẳng trên các ngón chân. Bàn chân ấn xuống
- Hít sâu, siết cơ bụng. Đồng thời nâng hai tay lên ngang vai, lòng bàn tay úp xuống.
- Thở ra, vươn dài cơ thể qua chân phải, sau đó đưa tay phải xuống.
- Duỗi tay trái lên khỏi đầu, sao cho giữ cho vai trái về phía sau.
- Giữ cột sống, cổ bạn thẳng và vươn dài. Mắt nhìn về phía cánh tay trái
- Xoay lồng ngực lên đối diện với sàn nhà. Giữ ổn định cả cơ thể, thư giãn
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 đến 20 giây. Hít thở đều, sau khoảng 30 giây thì trở về vị trí ban đầu và lặp lại tương tự với bên còn lại.
Nguồn tham khảo
Yoga for Diabetes: Everything You Wish to Know About https://www.siddhiyoga.com/yoga-diabetes Ngày truy cập: 19/2/2020
How can yoga help with diabetes? https://www.medicalnewstoday.com Ngày truy cập: 19/2/2020