4 điều có thể bạn chưa từng biết về rau răm
Rau răm không chỉ đơn thuần là một loại thực phẩm phổ biến trong bếp người Việt. Nó còn được dùng như một loại thuốc chữa bệnh.
Để biết rõ những lợi ích sức khỏe của rau răm, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Thông tin tổng quan về rau răm
Rau răm (tên khoa học là persicaria odorata) là một loại cây thân cỏ, có mùi thơm đặc trưng. Lá của nó được sử dụng phổ biến trong các món ăn ở Đông Nam Á. Loại rau này không liên quan đến bạc hà nhưng hình dạng chung và mùi thơm của nó gợi nhớ đến các loại bạc hà.
Rau răm có nguồn gốc từ Đông Dương. Nó còn được sử dụng nhiều phương thuốc. Lá non dùng để ăn sống hoặc nấu chín như một hương liệu như các món hầm, món nấu và salad.
Cây phát triển tốt nhất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện ấm áp và ẩm. Nó có thể cao tới 15-30cm nhưng đã được công bố có thể phát triển tới 80cm trong điều kiện lý tưởng.
2. Thành phần dinh dưỡng
Rau răm chứa các hợp chất sau đây:
- Decanal
- Dodecanol
- Decanol
- Alpha humulene
- Beta Caryophyllene
3. Lợi ích sức khỏe của rau răm
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe phổ biến của rau răm:
Điều trị chứng đầy hơi và chướng bụng
Đặc tính nóng của rau răm giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nếu bạn gặp phải những vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi hoặc chướng bụng, bạn hãy thử giải quyết chúng bằng loại thảo dược này. Nghiền rau răm ra nước rồi dùng nước đó uống. Phần bã còn lại, bạn dùng để xoa quanh rốn. Bạn sẽ thấy thay đổi tích cực sau đó một lúc.
Điều trị cảm cúm
Rau răm được coi như một phương thuốc lý tưởng cho những người bị cảm. Nếu bạn bị cảm cúm nặng vào nửa đêm khi không có hiệu thuốc nào mở cửa thì hãy thử dùng loại rau này nhé.
Cách làm: Lấy một nắm lá rửa sạch, giã nhuyễn với gừng tươi, cho thêm một ít nước rồi lọc lấy hỗn hợp làm thuốc uống.
Trị vết rắn cắn
Nếu vô tình bị rắn cắn, đừng hoảng sợ nhé! Nghiền nát rau răm rồi uống phần nước đã chiết xuất và đắp phần bã lên vết cắn.
Điều trị tiêu chảy do nhiễm lạnh
Bạn đã từng cảm thấy đau bụng dữ dội và sau đó bị tiêu chảy ngay sau khi thức dậy và bụng bạn bị lạnh lúc sáng sớm không? Nếu bị như vậy, hãy thử dùng rau răm nhé.
Đun 16g rau răm, 16g kinh giới, 12g bạch truật, 12g riềng, 10g quế và 4g gừng nướng với 2 bát nước. Đun cho đến khi cạn còn 1 bát. Chia phần hỗn hợp này thành 2 phần để dùng hằng ngày.
Trị nấm giữa các ngón chân
Rau răm cũng có tác dụng trị nấm giữa các kẽ ngón chân. Tình trạng này là hậu quả của việc bạn để chân tiếp xúc với nước bẩn trong một thời gian dài. Ngoài ra, nó cũng có thể xảy ra với những người phải đi giày cả ngày, đặc biệt là dân văn phòng.
Rửa sạch lá rồi nghiền ra nước để đắp lên vùng bị nấm. Hoặc bạn có thể dùng bã của nó để đắp. Và nhớ đừng để chúng tiếp xúc với nước.
Trị hắc lào và ghẻ
Đây là loại thảo dược có thể điều trị cả hắc lào và ghẻ. Cả 2 đều gây ngứa trên da. Những người bị ghẻ có thể bị nổi những nốt đỏ nhỏ. Để loại bỏ những nốt ngứa này, hãy ngâm cả cây rau răm vào rượu trắng. Sau đó, lấy rượu bôi lên vùng bị hắc lào (hoặc ghẻ) hoặc giác nát cây, đắp lên vùng cần điều trị rồi dùng khăn băng lại.
Điều trị vết bầm tím và sưng tấy
Vết thương luôn cần thời gian để hồi phục hoàn toàn. Nếu bạn cảm thấy đau khi bị bầm tím và sưng lên, loại rau này có thể giúp bạn giảm đau.
Rửa một nắm rau răm rồi xay nhuyễn nó với long não. Sau đó, thoa hỗn hợp lên vết thương và cố định bằng băng sạch.
Điều trị các vấn đề về da
Nhờ đặc tính chống viêm và thải độc, rau răm được coi là một phương pháp tự nhiên lý tưởng để loại bỏ mụn nhọt cũng như se khít lỗ chân lông. Giã nát rau răm đã rửa sạch sau đó trộn với một ít muối. Đối với mụn nhọt, hãy dùng bã đắp rồi băng cố định lại. Bạn nên thay bã một lần một ngày.
Để se khít lỗ chân lông, bạn hãy rửa mặt bằng nước ấm rồi thoa chiết xuất đó lên và rửa lại bằng nước lạnh sau 2 tiếng.
Trị lang ben ở trẻ sơ sinh
Bệnh này thường bắt gặp ở trẻ sơ sinh. Nó gây ra màu da khác lạ ở nhiều vùng trên cơ thể như ngực, cổ, lưng và cánh tay. Rau răm có thể giúp chữa khỏi căn bệnh đáng lo ngại này.
Giã nhỏ lá rau và cho một ít rượu vào. Sau đó, dùng bông thoa hỗn hợp một cách nhẹ nhàng và đều trên cùng da bị tổn thương. Áp dụng phương pháp này trong 2-3 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
Lưu ý: Loại thảo mộc này tương đối nóng nên có thể gây kích ứng da. Khi bạn thấy vùng da của con được xoa hỗn hợp đổi sang màu đỏ, hãy ngừng sử dụng phương pháp này ngay lập tức.
Điều trị cơn đau tim đột ngột
Có rất nhiều bệnh có thể gặp khi về già như bệnh tiểu đường, loãng xương, huyết áp cao, đau tim và nhiều bệnh khác. Nếu bạn thường phải đối mặt với những cơn đau tim bất ngờ, loại thảo mộc này có thể mang lại cho bạn giấc ngủ ngon hơn.
Cách làm: Sử dụng phần chiết từ 50g lá rau răm. Uống cùng với 1 ly rượu trắng.
Có đặc tính chống vi khuẩn
Dầu được chiết xuất từ lá rau răm được sử dụng vì khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Đây là một trong những loại thảo mộc có thể sử dụng để phòng chống vi khuẩn E.coli.
4. Hướng dẫn kết hợp rau răm với món ăn
- Rau răm thường được ăn với trứng vịt lộn.
- Cá kèo kho rau răm
- Được ăn kèm với gỏi
- Được sử dụng để nấu cùng các loại cá và động vật có vỏ như trai, sò, hến, các món có rùa và ếch.
Qua bài viết này, LEEP hy vọng bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về rau răm, đặc biệt là những lợi ích sức khỏe của nó. Vậy hãy thêm rau này vào khẩu phần ăn của mình khi có thể bạn nhé.
Nguồn tham khảo
Health Benefits of Vietnamese Coriander https://www.healthbenefitstimes.com/vietnamese-coriander/ Ngày truy cập: 4/2/2021
VIETNAMESE CORIANDER https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1532/vietnamese-coriander Ngày truy cập: 4/2/2021
Health Benefits of Vietnamese Coriander https://ayushology.com/health-benefits-of-herbs/health-benefits-of-vietnamese-coriander/ Ngày truy cập: 4/2/2021