Bạn chưa biết làm gì khi bị bầm tím? Hãy thử ngay phương pháp này nhé!
Những người yêu thích tập gym có thể từng bị bầm tím trong quá trình tập luyện. Nếu vết thương nhẹ bạn không cần lo lắng vì nó sẽ tự hết sau vài ngày nhưng với vết bầm nghiêm trọng, bạn sẽ làm gì? Bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.
Bầm tím được coi là một tác dụng phụ của các hoạt động thể chất. Vết bầm tím là hiện tượng khối máu tụ dưới da sau một chấn thương mô mềm và khiến da đổi màu (thường là đen và xanh). Tổn thương này phát triển khi các mạch máu nhỏ dưới da vỡ và máu rò rỉ vào các mô mềm.
Mặc dù đây là hiện tượng phổ biến và dễ dàng chữa trị nhưng nếu không thực hiện đúng cách, tình trạng bầm tím có thể tồi tệ hơn. LEEP.APP sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để chữa đúng cách tại nhà.
Hiện tượng bầm tím sau khi tập luyện
Bầm tím được phân thành ba loại là vết bầm dưới da, trong cơ và bầm ở xương. Cả bầm tím bên trong cơ và ở xương đều có thể xảy ra khi bạn tập thể dục, tập gym. Vết bầm có thể xảy ra đột ngột và kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.
Vết bầm thường gây đau sưng trên vùng da chuyển màu xanh đen. Khi lành, vết thương này thường thay đổi từ màu xanh và đen sang xanh nhạt và vàng. Bầm tím nhẹ có thể lành trong khoảng 5 ngày.
Bầm tím do nâng tạ
Khi tập tạ hoặc tập luyện những bài tập sức mạnh, cơ bắp của bạn sẽ phải chịu áp lực. Điều này dẫn đến sự phát triển một loạt những vết nứt nhỏ. Khi những vết nứt này đã lành, cơ bắp sẽ trở nên mạnh mẽ và to hơn.
Đây có lẽ là một điều bình thường của quá trình tập luyện sức mạnh. Thế nhưng, với những người tập tạ nặng, họ có khả năng phải đối mặt với nguy cơ phát triển các vết bầm tím trong cơ do các sợi cơ bị căng thẳng quá mức.
Trên thực tế, tập luyện sức mạnh với cường độ cao có thể dẫn đến chấn thương cho các sợi cơ và khiến một lượng máu nhỏ rò rỉ vào các mô gần đó. Powerlifting và thực hiện nâng tạ với chỉ số luyện tập tối đa là ví dụ điển hình của các bài tập có thể dẫn đến vết bầm bên trong cơ.
Powerlifting và nâng tạ là các bài tập có khả năng gây bầm tím cơ
Bầm tím sau khi tập aerobic
Nếu thấy vết bầm sau khi tập aerobic, bạn có thể bị bầm tím dưới da hoặc ở màng xương. Trong khi vết bầm dưới da thường là kết quả của những chấn thương như ngã xe, bầm tím màng xương có thể là dấu hiệu của chấn thương nghiêm trọng hơn.
Trong thực tế, nguyên nhân xuất hiện các vết bầm ở xương có thể là do mệt mỏi và căng thẳng, thường phổ biến ở các vận động viên sức bền. Các vết bầm xương không chỉ mang lại cảm giác đau “bậc nhất” mà còn mất nhiều thời gian để chữa lành.
Phương pháp điều trị vết bầm tím
Cách tốt nhất để điều trị vết bầm cũng tương tự như các phương pháp được sử dụng cho các mô mềm khác. Công thức điều trị bầm tím dễ dàng tại nhà chính là phương pháp R.I.C.E (viết tắt cho nghỉ ngơi, chườm đá, băng nén, nâng cao).
Nghỉ ngơi (Rest)
Nghỉ ngơi là một phần rất quan trọng của việc hồi phục bất kể chấn thương nào xảy ra với cơ, gân, dây chằng hay xương. Khi đã bị thương, hoạt động tiếp theo phải được dừng lại cho đến khi hồi phục để tránh gây áp lực cho vết thương.
Thời gian hồi phục khác nhau tùy theo loại chấn thương. Dù vậy, bạn nên đảm bảo cơ thể có nhiều thời gian để bình phục sau khi bị thương.
Chườm đá (Ice)
Chườm đá giúp giảm đau trong thời gian ngắn và cũng có tác dụng hạn chế sưng bằng cách giảm lượng máu đến vùng bị thương của cơ thể. Bạn cần chườm đá đúng cách, không được chườm trực tiếp lên da. Thay vào đó, hãy bọc đá vào một chiếc khăn trước khi chườm.
Chườm đá là một trong những cách giúp giảm vết bầm tím
Băng nén (Compression)
Băng nén là một phần quan trọng để điều trị sau vết thương. Băng nén giúp giảm và hạn chế sưng tổng thể. Quấn băng quanh vùng bị thương là cách tạo lực nén phù hợp cho khu vực này, đồng thời có thể giúp vết bầm nhanh chóng lành hơn.
Nâng cao vùng bị thương (Elevation)
Việc nâng cao vùng bị thương cũng có thể giúp kiểm soát mức độ sưng tổng thể. Hiệu quả nhất là khi vết thương được nâng cao hơn vị trí của tim. Điều này giúp kiểm soát lượng máu đến khu vực đó và làm giảm sưng cho vết bầm.
Bạn nhớ dùng băng nén và nâng cao khu vực bị bầm tím
Lưu ý: Hầu hết các vết bầm tím có thể tự chữa lành. Thế nhưng, các trường hợp nghiêm trọng như bầm tím cơ hoặc xương thì cần điều trị y tế. Bạn nên tham khảo ý kiến huấn luyện viên hoặc bác sĩ nếu bị bầm tím sau khi tập thể dục mà không có dấu hiệu lành lại sau một tuần.
Tập luyện an toàn và hiệu quả cùng huấn luyện viên của LEEP.APP
Bạn có thể yên tâm về độ an toàn khi tập luyện cùng huấn luyện viên công nghệ 4.0 của LEEP.APP. Huấn luyện viên sẽ giúp bạn tập luyện bài bản và tránh bị chấn thương, bầm tím. Nếu muốn tìm kiếm các huấn luyện viên cá nhân, bạn có thể tải ngay LEEP.APP tại đây.
Nguồn tham khảo
Bruising After Exercise https://www.livestrong.com/article/487093-bruising-after-exercise/ Ngày truy cập: 24/3/2020
How to Treat and Heal a Bruise https://www.verywellfit.com/bruise-contusion-causes-and-treatment-3120382 Ngày truy cập: 24/3/2020