Hạt sen có những bí ẩn gì mà làm nhiều người yêu thích?
Sen là vị thuốc quý, là món ăn bổ dưỡng từ ngàn xưa của với người Việt. Trong đó, hạt sen được nhiều nghiên cứu chứng minh là chứa hàm lượng lớn chất dinh dưỡng có tác dụng an thần và kích thích tiêu hóa.
Hạt sen là món ăn vặt gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Thế nhưng, ít ai biết rằng món ăn dân giã này lại là một vị thuốc quý với vô vàn những lợi ích dành cho sức khỏe. Bạn thường xuyên thêm loại hạt này vào chế độ ăn nhưng chưa thật hiểu rõ về nó? Dành ngày vài phút xem ngay những chia sẻ dưới đây của LEEP.APP để hiểu hơn về công dụng cũng như cách sử dụng và bảo quản hạt sen nhé.
Tổng quan về hạt sen
Sen là loại cây nước ngọt được trồng ở Đông Nam Á và Địa Trung Hải hơn 5000 năm. Tất cả các bộ phận của sen đều được dùng làm thuốc, trong đó cánh hoa được dùng làm gia vị cho nhiều món ăn và để pha trà, còn hạt sen (nằm trong đài sen) thường được chế biến theo nhiều cách.
Hạt sen hay còn gọi là liên nhục, có hình trái xoan, ghép lại từ 2 mảnh, bên trong chứa tim sen. Hạt liên nhục tươi có vỏ màu xanh, bên trong hạt có màu trắng ngà, khi phơi và sấy khô sẽ chuyển sang màu vàng và có 1 đầu núm màu nâu.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, hạt sen là vị thuốc quen thuộc trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Loại hạt này chứa ít chất béo bão hòa, natri, cholesterol nhưng chứa nhiều những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp như magie kali, thiamine và phốt pho.
Dưỡng chất đáng quý có trong 100g hạt sen
Dưới đây thành phần dinh dưỡng có trong 100g:
- Nước – 77g
- Năng lượng – 89kcal
- Chất đạm – 4,13g
- Chất béo – 0,53g
- Carbohydrate – 17,28g
- Canxi – 44mg
- Sắt – 0,95mg
- Magie – 56mg
- Phốt pho – 168mg
- Kali – 367mg
- Natri – 1mg
- Kẽm – 0,28mg
- Đồng – 0,094mg
- Mangan – 0,621mg
- Vitamin C – 0mg
- Thiamin – 0,171mg
- Riboflavin – 0,04mg
- Niacin – 0,429mg
- Axit pantothenic – 0,228mg
- Vitamin B6 – 0,168mg
- Axit folic – 28µg
- Axit béo bão hòa – 0,088g
- Axit béo không bão hòa đơn – 0,104g
- Axit béo không bão hòa đa – 0,312g
- Cholesterol – 0mg
- Tryptophan – 0,059g
- Threonine – 0,2g
- Isoleucine – 0,205g
- Leucine – 0,326g
- Lysine – 0,264g
- Methionin – 0,072g
- Cystine – 0,054g
- Phenylalanin – 0,206g
- Tyrosine – 0,1g
- Valine – 0,266g
- Arginine – 0,338g
- Histidine – 0,115g
- Alanin – 0,239g
- Axit aspartic – 0,505g
- Axit glutamic – 0,957g
- Glyxin – 0,221g
- Proline – 0,344g
- Serine – 0,252g
Lợi ích sức khỏe của hạt sen
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh liên nhịc có thể mang đến vô vàn những lợi ích về sức khỏe. Hạt sen chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại quá trình viêm nhiễm, lão hóa. Ngoài ra, nếu sử dụng thường xuyên, bạn còn nhận được những lợi ích về sức khỏe như:
Điều trị chứng mất ngủ
Mất ngủ, ngủ không ngon là những vấn đề phổ biến mà hầu như ai cũng gặp phải và nguyên nhân thường là do căng thẳng. Nếu để lâu, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Với đặc tính an thần thần tự nhiên, hạt sen được xem là vị thuốc thần kỳ để giảm căng thẳng, lo lắng, bồn chồn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Hạt sen có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu chất xơ, có thể giúp hạ đường huyết. Do đó, người bị đái tháo đường ăn loại hạt này thường xuyên sẽ rất có lợi.
Chống lão hóa
Hạt sen chứa nhiều enzym có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và sửa chữa các protein bị hư hỏng. Sử dụng loại hạt này có thể giúp bạn lưu giữ nét xuân mà không cần sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào.
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy
Theo y học Trung Quốc, liên nhục có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ kiện tỳ, do đó thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị tiêu chảy nói riêng và kích thích tiêu hóa nói chung. Không những vậy, loại hạt này cũng rất tốt cho sức khỏe lá lách.
Giảm huyết áp
Bên trong liên nhục có chứa tim sen, rất tốt cho tim với vị đắng và tính mát. Nguyên nhân khiến tim sen có vị đắng là do chất isoquinoline alkaloids, một chất có tác dụng làm dịu và chống co thắt, giúp giãn mạch và giảm huyết áp.
Sen là vị thuốc quý, là thức ăn bổ dưỡng từ ngàn xưa của người Việt
Điều trị vấn đề tiết niệu
Hạt sen được xem là phương pháp giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về tiết niệu. Đôi khi, loại hạt này còn được sử dụng kết hợp với thảo dược khác để hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm tuyến tiền liệt hay các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về nướu
Những người đang mắc các bệnh về nướu nên ăn liên nhục thường xuyên vì trong loại hạt này có chứa các thành phần có thể hỗ trợ điều trị.
Cung cấp năng lượng tức thì
Hạt sen rất giàu protein, magiê, kali và phốt pho. Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn nhẹ lành mạnh thì hạt sen là sự lựa chọn tuyệt vời. Món ăn này sẽ gúp nạp năng lượng tức thì, đồng thời nó cũng ngon và bổ dưỡng.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Hạt sen là nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp kích thích sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Đây là lý do tại sao hạt sen thường được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai.
Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ
Mỡ có thể tích tụ trong nhiều bộ phận của cơ thể, đặc biệt là gan do căng thẳng và lo lắng. Lượng mỡ tích tụ này được gọi là tạng mỡ và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Liên nhục có các đặc tính làm giảm mỡ máu và hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Kiểm soát chảy máu quá nhiều
Hạt sen có chứa các chất dạng flavonoid như quercetin có tác dụng chống xuất huyết, tránh chảy máu quá nhiều bằng cách cải thiện độ bền vững của thành mao mạch.
Ngăn ngừa bệnh tim
Cả hạt sen sấy khô và tươi đều mang đến những lợi ích rất lớn cho sức khỏe tim mạch. Với hàm lượng natri thấp, hàm lượng magiê cao, ăn nhiều liên nhục sẽ giúp tim khỏe mạnh, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường và béo phì.
Kích thích vị giác
Ngoài những lợi ích sức khỏe kể trên, liên nhục còn có tác dụng kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn và cải thiện tình trạng đắng miệng sau khi ốm. Để tăng vị giác, bạn có thể chế biến liên nhục với các thực phẩm giàu dinh dưỡng như nhãn nhục, đậu xanh, các loại rau củ…
Hướng dẫn sử dụng, chế biến và bảo quản hạt sen
Hạt sen có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng
Cách sử dụng:
- Hạt sen có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, phổ biến nhất là ở dạng bột để làm các món bánh trong ẩm thực Trung Quốc và các món tráng miệng của Nhật Bản.
- Hạt sen khô phải ngâm nước qua đêm trước khi dùng. Sau đó, bạn có thể thêm trực tiếp vào súp, cháo và các món ăn khác.
- Bạn cũng có thể sử dụng hạt sen tươi như một món ăn vặt bằng tách hạt ra khỏi đài sen và bóc vỏ.
- Ngoài ra, hạt sen cũng có thể được dùng để làm mứt trong những dịp lễ tết.
Cách bảo quản:
Hạt sen khô rất dễ bảo quản, bạn có thể cho vào hộp nhựa, đóng kín và để ở nơi khô mát. Hạt sen tươi có thể được bảo quản trong túi khóa zip và đặt trong tủ lạnh với thời gian hơn một tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua hạt sen tươi, rửa sạch, bóc vỏ màu xanh và tách riêng tim sen, chỉ giữ lại phần hạt màu trắng, sau đó, đem phơi dưới ánh nắng khoảng 3 – 5 ngày hoặc sấy khô rất cất vào lọ kín và dùng dần dần.
Lưu ý khi sử dụng hạt sen
Khi thêm hạt sen vào chế độ ăn, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Một số người có thể bị dị ứng với hạt sen, do đó, nếu sau khi ăn, bạn thấy có triệu chứng bất thường, hãy đi khám.
- Người bị đái tháo đường nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì hạt sen có xu hướng làm giảm lượng đường trong máu.
- Hạt sen lành tính, không độc nhưng không nên ăn khi đang bị đầy bụng, khó tiêu bởi hạt sen có tác dụng chữa tiêu chảy, nếu đang bị táo bón mà ăn sẽ khiến tình trạng táo bón càng nặng hơn.
- Do hạt sen rất giàu dinh dưỡng nên bạn cũng đừng quá nhiều vì như vậy sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Tốt nhất, mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn khoảng 28g.
- Tránh ăn quá nhiều tim sen vì như vậy sẽ gây mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, suy giảm trí nhớ, suy giảm ham muốn tình dục. Người bị bệnh tim không nên ăn tim sen.
- Bạn chỉ nên dùng 1 – 2g tim sen mỗi ngày và không dùng quá 7 ngày. Bạn chỉ nên dùng vài ngày rồi ngưng để cơ thể có thời gian hấp thụ và bài tiết.
- Trước khi dùng tim sen cần chế biến bởi ăn tim sen tươi quá nhiều cùng một lúc sẽ có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Nếu dùng để uống trà thì tim sen cần được rang vàng.
Nguồn tham khảo
Lotus seeds facts and health benefits https://www.healthbenefitstimes.com/lotus-seeds/ Ngày truy cập: 25/12/2020