Củ cải đỏ có bí ẩn gì đằng sau “sức mạnh” cải thiện sức khỏe?
Bảo quản và chế biến đúng cách, bạn sẽ tận dụng được mọi lợi ích đến từ củ cải đỏ. Nhưng chỉ với một sai lầm, chúng sẽ có tác hại không ngờ.
Củ cải đỏ thường được ưu chuộng để chế biến món ăn vì chúng có vị ngọt mát, thanh đạm. Không những thế, chúng còn chứa lượng lớn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: sắt, khoáng chất và chất xơ. Nếu bạn hiểu được tác dụng đồng thời biết cách bảo quản, chế biến chúng, bạn sẽ tận dụng được tối đa loại củ này. Và bài viết này sẽ giúp bạn làm điều này!
Tìm hiểu thêm về củ cải đỏ
Củ cải đỏ là thuộc gia đình củ cải, họ Cải. Củ cải là một loại cũ ngon ngọt, đôi lúc có thể có mùi hăng. Củ cải có nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm trắng, đỏ, tím hoặc đen. Về hình dạng, chúng có thể thon dài, hình trụ, hoặc tròn vo. Trong số chúng, củ cải đỏ là loại phổ biến nhất. Củ cải đỏ còn được biết đến với cái tên củ cải đường.
Cho đến nay, chưa có bằng chứng về việc củ cải đường xuất hiện từ khi nào, ở vùng đất nào. Bằng chứng gần nhất mà các nhà khoa học tìm được là biến thể hoang dã của chúng xuất hiện ở Đông Nam Á. Các biến thể khác của chúng bắt đầu xuất hiện ở Ấn Độ, Trung Á và Trung Quốc. Các ghi chép đầu tiên có đề cập đến củ cải đường có từ thế kỷ 3 trước Công nguyên.
Củ có thể có hình cầu, thuôn nhọn hoặc hình trụ
Củ cải đường là một loại cây trồng hai năm một lần hoặc hàng năm. Vị ngọt nhưng có thể bị đắng nếu để lâu trên mặt đất. Ngoài ra, một số cây củ cải không được trồng để lấy củ. Một số được trồng để lấy hạt từ đó chiết suất ra tinh dầu củ cải.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong củ cải đỏ
Theo USDA, với 100g củ cải đỏ tươi, bạn sẽ nhận được:
- 16 calorie
- 4g carbohydrate
- 68g protein
- 1g chất béo
- 7IU vitamin A
- 8mg vitamin C
- 25mg canxi
- 05mg đồng
- 34mg sắt
- 10mg magiê
- 069mg mangan
- 28mg kẽm
- 254mg niacin
- 233mg kali
Lợi ích sức khỏe của củ cải đỏ
Hỗ trợ tiêu hóa
Củ cải đường rất giàu chất xơ. Chúng có thể bổ sung lượng lớn chất xơ và liên tục cho ruột, giúp làm giảm các triệu chứng táo bón. Hơn nữa, củ cải đường còn được biết là có tác dụng thúc đẩy sản xuất mật, giúp tiêu hóa tốt.
Giảm nguy cơ rối loạn đường tiết niệu
Củ cải đường ăn trực tiếp có khả năng làm tăng lượng nước tiểu thải ra khỏi cơ thể. Nước ép củ cải cũng giúp giảm viêm và giảm cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Củ cải đường cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng ở thận và hệ tiết niệu dư thừa chất độc trong cơ thể.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Củ cải đường là một nguồn anthocyanin tuyệt vời, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Anthocyanin luôn là chủ đề được quan tâm trong nhiều nghiên cứu y học. Và kết quả nghiên cứu đa phần đều cho thấy sự liên quan tích cực giữa hợp chất này với sự giảm xuống của bệnh tim mạch.
Bệnh Bạch tạng (Leucoderma)
Tuy tính năng này còn khá mới mẻ. Nhưng các nghiên cứu sơ bộ đã chứng minh được đặc tính giải độc và chống ung thư của củ cải đường trong việc điều trị bệnh leucoderma. Việc đắp bột củ cải đường lên vùng da bị trắng có thể sẽ hữu ích với bệnh nhân mắc bệnh leucoderma.
Giảm rối loạn hô hấp
Củ cải là một chất chống sung huyết, làm dịu cơn đau họng và giảm tắc nghẽn mũi do cảm lạnh, nhiễm trùng hoặc dị ứng. Tại Trung Quốc, củ cải đường thường được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh lao phổi.
Kiểm soát mức đường trong máu
Nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước ép củ cải có tác động tích cực đến đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường. Chúng cũng có thể giúp điều chỉnh sự hấp thụ đường vào máu.
Củ cải đỏ từ lâu đã nổi tiếng là có chỉ số đường huyết thấp
Lợi ích cho người tập gym
Củ cải đường cũng đứng trong hàng ngũ những loại rau có hàm lượng carbohydrate thấp, không chứa tinh bột. Một khẩu phần củ cải đỏ nhỏ sẽ cung cấp phần lớn chất xơ và các hoạt chất dinh dưỡng khác.
Việc ăn củ cải đường sẽ khiến bạn thỏa mãn cơn đói mà không tăng lượng calorie nạp vào lên quá cao. Nhờ thế, chúng được xem là lựa chọn ăn kiêng cực kỳ tốt cho những bạn đang quyết tâm giảm cân. Và dĩ nhiên, lợi ích duy nhất mà bạn nhận được từ củ cải đường không chỉ riêng giảm cân. Mà còn hàng loạt lợi ích đã được LEEP.APP phân tích ở phía trên.
Hướng dẫn lựa chọn và bảo quản củ cải đỏ
Khi mua củ cải đường, bạn nên chọn củ có kích thước vừa phải hoặc nhỏ để có vị ngọt và tránh bị đắng.
Sau khi mua, bạn cắt bỏ phần ngọn của củ cải và bảo quản trong túi nhựa. Với cách này, chúng có thể để được đến hai tuần trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu bạn muốn bảo quản chúng trong thời gian dài hơn, bạn có thể dùng cát ẩm để chứa củ cải đường và đặt chúng vào nơi khô ráo, tránh ánh mặt trời trực tiếp.
Khi cầm trên tay, chúng cũng nên tạo cảm giác nặng, chắc tay thay vì nhẹ, rỗng
Chế biến củ cải đỏ đúng cách
Củ cải đường rất giàu dưỡng chất và ngon miệng. Chúng thường được dùng như một món salad, nhưng đó không phải là cách duy nhất để thưởng thức loại cây này. Lá của chúng có thể được dùng trong súp khoai tây hoặc như một món xào. Riêng phần củ, bạn có thể hấp chín hoặc ăn sống tùy ý thích. Ngoài ra, hạt của chúng có để được ép chiết xuất ra dầu hạt củ cải.
Bài viết vừa rồi đã giới thiệu tới bạn những thông tin khái quát về củ cải đỏ – món ăn mọi nhà. Nhưng một bài thôi sẽ chưa đủ để bạn hiểu sâu về món ăn bổ ích này. Bạn có tò mò về những công thức chế biến củ cải đỏ ngon, độc, lạ khác? Hoặc chúng không nên được dùng chung với những món nào? Hãy theo dõi LEEP.APP để đón đọc những bài viết thú vị khác về củ cải đỏ/củ cải đường nói riêng, và hàng tỷ món ăn khác nói chung nhé!
Nguồn tham khảo
Are Radishes Good for You? https://www.healthline.com/health/food-nutrition/the-benefits-of-radishes Ngày truy cập: 16/01/2021
Radish: Research-Backed Benefits & How To Use https://www.organicfacts.net/health-benefits/vegetable/health-benefits-of-radish.html Ngày truy cập: 16/01/2021