8 thực phẩm dinh dưỡng giúp hỗ trợ yogi tập luyện

8 thực phẩm dinh dưỡng giúp hỗ trợ yogi tập luyện

Để có sức khỏe tốt, chỉ tập yoga là không đủ. Ngoài việc duy trì tập luyện đều đặn, bạn cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm dinh dưỡng vào chế độ ăn mỗi ngày để gặt hái được nhiều lợi ích nhất từ yoga.

Trong chế độ ăn theo yoga, các loại thực phẩm sẽ được phân loại dựa trên tác dụng của chúng đối với cơ thể và tâm trí. Thông thường, sẽ có 3 loại chính là rajasic, sattvic và tmasic, trong đó thực phẩm sattvic là tốt cho sức khỏe nhất với tác dụng thanh lọc cơ thể và làm dịu tâm trí. Không những vậy, những thực phẩm này còn rất dễ tiêu hóa. 

Sattvic: Thực phẩm nấu chín có thể được coi là thực phẩm sattvic nếu bạn ăn nó trong vòng 3 − 4 giờ sau khi nấu chín. Ngoài những thực phẩm này, thực phẩm sattvic còn bao gồm trái cây tươi, rau lá xanh, các loại hạt, ngũ cốc, thảo mộc…

Rajasic: Ngược lại với thực phẩm sattvic, thực phẩm rajasic có tác dụng kích thích cơ thể và tâm trí. Chúng không dễ tiêu hóa và nếu ăn nhiều, bạn có thể cảm thấy tăng động, khó chịu và tức giận. Thực phẩm rajasic sẽ bao gồm hành tây, tỏi, trà, cà phê, chocolate, rượu vang, đậu xanh và hạt tiêu đen.

Tamasic: Thực phẩm tamasic có tác dụng tiêu cực đến tâm trí và chúng rất khó tiêu hóa. Các loại thực phẩm có thể dẫn đến sự nhầm lẫn và mất phương hướng, bao gồm thực phẩm hâm đi hâm lại lần, thực phẩm đã cũ, thịt, cá, trứng, thực phẩm có đường và rượu.

Nhìn chung, các yogi sẽ được khuyến khích thực hiện chế độ ăn chay theo yoga với các thực phẩm ở dạng tự nhiên nhất để nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe. Nếu bạn chỉ mới làm quen với yoga và chưa biết nên thêm các loại thực phẩm nào chế độ ăn để tốt cho việc tập luyện, hãy chọn các thực phẩm sattvic tốt cho sức khỏe sau:

1. Hạnh nhân – Tốt cho sức khỏe tim mạch

Hạnh nhân có thể mang đến cho cơ thể vô vàn những lợi ích về sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ cần ăn 1 nắm hạnh nhân mỗi ngày lã đã có thể tăng cường và củng cố sức khỏe của tim. Nguyên nhân là do trong hạnh nhân chứa nhiều magiê và chất béo. Ngoài ra, loại hạt này cũng chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể như protein, chất xơ, chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin và riboflavin. Bạn có thể dùng hạnh nhân để chế biến món salad hoặc ăn trực tiếp với 1 ly sữa.

2. Táo – Đẩy lùi quá trình lão hóa

táo - thực phẩm dinh dưỡng đẩy lùi lão hóa

Táo là thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ và giảm cholesterol xấu (nhờ hàm lượng chất xơ cao). Các chất chống oxy hóa trong táo có thể chống lại các gốc tự do một cách hiệu quả, từ đó giúp trì hoãn quá trình lão hóa. Ngoài ra, trong táo còn có chứa quercetin, giúp ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp và axít ursolic (trong vỏ táo), giúp giảm nguy cơ béo phì. Cách đơn giản nhất để thêm táo vào chế độ ăn là chế biến thành nước ép, sinh tố hoặc salad.

3. Bơ – “Thần dược” ngăn ngừa ung thư

Bơ rất giàu vitamin A, C, E, B6 và đặc biệt là các chất phytonutrients, có tác dụng phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú rất hiệu quả. Ngoài ra, ăn nhiều bơ còn giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ do tỷ lệ axít folic cao. Đặc biệt, trong quả bơ có chứa các chất béo tốt – chất béo không bão hòa đơn – giúp giữ nồng độ cholesterol xấu ở mức thấp.

Nhờ hương vị thơm ngon, bơ có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn. Cụ thể, bạn có dùng bơ để chế biến các món salad, súp hoặc sinh tố.

4. Củ dền – Ngăn ngừa các bệnh thoái hóa

Củ dền - Ngăn ngừa các bệnh thoái hóa

Củ dền là loại củ có màu đỏ rất đặc trưng, thậm chí nếu bạn cắt củ dền mà bị dính vào tay, bạn sẽ rất khó rửa trôi. Nguyên nhân khiến củ dền có màu đỏ đặc trưng là do trong củ dền có chứa một lượng lớn betalain, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Ngoài đặc tính chống viêm, củ dền còn rất giàu vitamin A, B và C, có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng. Không những vậy, những chất này còn giúp cơ thể sản xuất đủ collagen để tóc và móng phát triển chắc khỏe.

Để thêm củ dền vào chế độ ăn, bạn có thể ép chung nó với một quả táo và một củ cà rốt. Hoặc bạn cũng có thể dùng củ dền để chế biến thành một món salad thơm ngon với mùi vị đặc trưng.

5. Quả việt quất – Hỗ trợ các chức năng của cơ thể

Tất cả các loại quả mọng đều có lợi cho sức khỏe, trong số, tiêu biểu nhất phải kể đến là quả việt quất. Đây là loại trái cây có hàm lượng calorie thấp nhưng lại chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và phytochemical. Tất cả những chất này có thể giúp cơ thể hoạt động đúng cách, ngăn ngừa bệnh tim và làm chậm quá trình lão hóa. Bạn có thể dùng quả việt quất để làm sinh tố, salad hoặc trộn chung với yến mạch để có một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng.

6. Bông cải xanh − Thực phẩm dinh dưỡng phòng ngừa ung thư vú

Bông cải xanh -  Phòng ngừa ung thư vú

Các loại rau họ cải, bao gồm bông cải xanh, cải bắp, cải xoăn, rau mầm, củ cải và súp lơ, đều chứa rất nhiều vitamin A, C và axít folic. Nhiều người trong chúng ta có thể không thích các loại rau củ này nhưng thực tế, việc kết hợp các loại rau này vào bữa ăn có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bông cải xanh là thực phẩm dinh dưỡng chứa rất ít calorie, nhưng lại chứa nhiều vitamin B, E, K, canxi, kali và chất xơ. Những chất này là những vũ khí vô cùng mạnh giúp chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, nó cũng rất tốt cho sức khỏe của xương và tim mạch. Chính vì vậy, việc thêm chúng vào chế độ ăn uống có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Để bắt đầu thói quen ăn các loại rau củ trên có thể hơi khó khăn nhưng bạn có thể thử bắt đầu với món salad kết hợp với táo và cà rốt.

7. Chanh – Tốt cho sức khỏe xương

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng chanh có thể làm tăng sản xuất collagen trong cơ thể. Điều đó có nghĩa là các mạch máu, gân, dây chằng và xương sẽ luôn ở trạng thái tốt nhất. Không những vậy, chanh cũng rất giàu vitamin C, có tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh rất hiệu quả.

Chanh cũng có tác dụng làm tăng lượng cholesterol tốt (HDL), giúp chống lại sự phát triển của tế bào ung thư và có đặc tính chống viêm.

Bạn có thể kết hợp chanh với cam và bưởi để có một loại nước ép tốt cho sức khỏe. Khi chế biến salad, bạn có thể dùng chanh thay vì giấm.  

8. Rau bina – Tăng cường thị lực

Rau bina – Tăng cường thị lực

Rau bina có hai chất chống oxy hóa vô cùng tốt cho đôi mắt, đó chính là: lutein và zeaxanthin. Ngoài ra, loại rau này cũng chứa rất nhiều vitamin A và canxi. Với lượng calorie rất thấp, bạn có thể thêm loại rau này vào các món sinh tố hoặc salad mà không lo tăng cân.

Trên đây là 8 loại thực phẩm dinh dưỡng giúp hỗ trợ yogi tập luyện. LEEP.APP hy vọng qua bài viết này, bạn hãy thêm ngay 8 loại thực phẩm trên vào chế độ ăn để việc tập yoga đạt được nhiều lợi ích nhất. Không dừng lại ở đó, nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về dinh dưỡng và tập luyện hay tìm kiếm huấn luyện viên yoga, phòng hay lớp học yoga, hãy truy cập https://leep.app/ hoặc tải LEEP.APP tại đây.

>>> Xem thêm: Giảm cân thần tốc cùng 6 thực phẩm hỗ trợ người tập yoga

Nguồn tham khảo

10 Foods that Yogis & Non-Yogis Should Eat for a Healthier Mind, Body & Soul https://www.bookyogaretreats.com/news/healthy-foods Ngày truy cập: 18/6/2020