Chất béo không bão hòa là gì? Lợi ích của chất béo với sức khỏe

Chất béo không bão hòa là gì? Lợi ích của chất béo với sức khỏe

Xu hướng ăn uống “kiêng” chất béo cho tới nay dường như đã trở nên lỗi thời? Sau thời gian dài bị nhầm lẫn là kẻ thù số 1 của sức khỏe, chất béo, đặc biệt là chất béo không bão hòa đã quay trở lại trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, chất béo tốt hoặc còn gọi là chất béo không bão hòa đóng vai trò quan trọng. Dưỡng chất này giúp bạn giữ ấm, sản sinh tế bào và các hormone. Một chế độ ăn giàu chất béo đặc biệt lợi cho sức khỏe con người. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về nó là gì? Lợi ích mà nó đem lại như thế nào nhé

Chất béo không bão hòa là gì?

Chúng ta không thể tự tạo ra các axit béo cần thiết cho cơ thể. Vì thế, cơ thể con người bắt buộc phải hấp thu nguồn dinh dưỡng này từ các loại thực phẩm hằng ngày.

Tuy nhiên,  khi nhắc đến chất béo, nhiều người thường e ngại rằng chất này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Vì chúng có khả năng làm tăng lượng cholesterol, từ đó khiến cơ thể thừa cân, béo phì.

Trong thực tế, quan niệm trên chỉ đúng một phần. Vì ngoài chất béo không tốt như chất béo bão hòa và chuyển hóa, chúng ta vẫn còn có loại chất béo tốt cho sức khỏe, thường được gọi là chất béo không bão hòa. Chất béo này tồn tại dưới dạng:

  • Chất béo không bão hòa đơn: Giúp làm giảm cholesterol xấu.
  • Chất béo không bão hòa đa: 2 chất omega 3 (hay alpha-linolenic acid) và omega 6 (hay linolenic acid), có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol tốt và xấu.

Cả 2 nhóm chất béo trên được xem là những dưỡng chất lành mạnh cho cơ thể khi chúng ta tiêu thụ với mức độ hợp lý. Nó có khả năng ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, sản sinh ra cholesterol, đồng thời hạn chế tỷ lệ mắc các bệnh liên quan tim mạch.

Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

1. Chất béo loại đơn

Theo nhiều nghiên cứu, chất béo này có khả năng cải thiện lượng cholesterol xấu trong máu, đồng thời hạn chế khả năng mắc các bệnh tim mạch. Vậy nó có trong những thực phẩm nào? Loại chất này được tìm thấy trong những thực phẩm sau đây:

  • Dầu thực vật: dầu hạt cải, dầu hạt nho, dầu ô liu, dầu đậu phộng
  • Các loại bơ: bơ hạnh nhân, bơ dừa, bơ tươi, bơ đậu phộng
  • Các loại hạt: hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt quả hồ đào
  • Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu phộng, đậu khô
  • Các loại trái cây: quả bơ, quả hạch
  • Thịt nạc.

chất béo

Chất béo không bão hòa đơn có khả năng cải thiện lượng cholesterol xấu trong máu

2. Chất béo loại đa

Chất béo này có chức năng tương tự chất béo đơn. Bởi thế, loại chất này có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và giảm chỉ số cholesterol xấu trong máu. Dù vậy, hiện nay vẫn có một số ý kiến cho rằng nó mang đến tác động tích cực cho cơ thể hơn chất béo đơn.

Các loại thực phẩm chứa chất béo này chủ yếu có nguồn gốc thực vật như:

  • Dầu thực vật: dầu hướng dương, dầu mè và cây rum, dầu ngô
  • Các loại hạt: hạt hướng dương, hạt mè
  • Các loại ngũ cốc: bắp, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
  • Quả hạch.

Lợi ích của chất béo không bão hòa

Chất béo này sẽ tham gia vào cấu trúc của cơ thể chúng ta. Loại chất này có mặt ở màng tế bào và màng nội quan của tế bào như nhân và ti thể. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dự trữ năng lượng, điều hoà hoạt động và bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi đột ngột từ môi trường.

các loại hạt

Chất béo không bão hòa đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động và bảo vệ cơ thể

Được gọi là chất béo có lợi cho con người, chất béo không bão hoà sẽ có nhiều điểm khác biệt với những loại chất béo từ thực phẩm khác. Cả hai loại chất béo này bạn đều có thể tìm thấy ở các loại thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể.

Chế độ ăn cân bằng giữa 2 loại chất béo

Dù có hại hoặc vô hại những hàm lượng các loại chất béo đưa vào cơ thể cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cụ thể. Với các chất béo bão hòa, bạn sẽ được khuyên rằng nên giới hạn mức nạp vào cơ thể là không quá 10% một ngày.

Mức khuyến cáo này cũng được áp dụng tương tự với chất béo không bão hòa đa.  Tuy nhiên, đối với chất béo đơn, mức khuyến cáo sẽ là từ 10-15%.

Nguồn tham khảo

What’s the Difference Between Saturated and Unsaturated Fat? https://www.healthline.com/health/food-nutrition/saturated-vs-unsaturated-fat Ngày truy cập: 15/03/2020

Is saturated or unsaturated fat better for health? https://www.medicalnewstoday.com/articles/321655 Ngày truy cập: 15/03/2020

Dietary fats: Know which types to choose https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/fat/art-20045550  Ngày truy cập: 15/03/2020