Phân biệt triệu chứng dị ứng và nhiễm COVID-19 để có thể can thiệp kịp thời
Triệu chứng dị ứng có thể bộc phát bất kỳ lúc nào. Hãy nhận biết và ngăn chặn sớm để bạn có đủ sức khỏe vượt qua mùa dịch COVID-19.
Corona là gì? Virus Corona chủng mới còn được gọi là COVID-19 hay SARS-CoV-2 là một loại virus đường hô hấp gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp, có khả năng lây lan và dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Tính đến lúc 17 giờ ngày 20/4/2020, trên thế giới đã có hơn 2.418.000 ca nhiễm COVID-9. Còn số ca nhiễm tại Việt Nam là 268 người. Khả năng lây lan của COVID-19 vô cùng cao, đặc biệt là những đối tượng có vấn đề về hô hấp và dị ứng.
Nhận biết triệu chứng dị ứng, thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa là việc cấp thiết nhất lúc này để bạn được an toàn và khỏe mạnh kể cả trong giai đoạn dịch bùng nổ.
Triệu chứng dị ứng làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19
Những triệu chứng của dị ứng như ngứa, chảy nước mũi có thể khiến COVID-19 dễ xâm nhập vào cơ thể hơn
Không chỉ có dịch COVID “hoành hành” trên thế giới, đây cũng là thời điểm dễ phát sinh các triệu chứng dị ứng nhất.
Các chuyên gia y tế cho biết, dị ứng gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, làm suy giảm miễn dịch và khiến đường hô hấp yếu đi. Do vậy, một khi tái phát dị ứng, bạn sẽ có khả năng lây nhiễm cao hơn và ở trong tình trạng nghiêm trọng hơn khi bị nhiễm COVID-19.
Ví dụ, khi bị dị ứng phấn hoa, bạn sẽ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Phấn hoa khiến mắt, mũi của bạn thường xuyên ngứa và chảy nước. Đó là dấu hiệu viêm nhiễm, tương đương với khả năng bảo vệ cơ thể trở nên mỏng manh hơn, virus COVID-19 cũng có thể xâm nhập dễ dàng hơn.
Bất cứ biện pháp nào giúp giảm thiểu chất nhầy, viêm nhiễm đều sẽ giúp cơ thể ở trong trạng thái khỏe mạnh hơn và có khả năng đương đầu với các bệnh từ virus.
Phòng ngừa triệu chứng dị ứng xuất hiện
Chuẩn bị thuốc cho từng triệu chứng dị ứng giúp bạn phòng ngừa dị ứng bộc phát hiệu quả hơn
Nếu bạn đã biết các triệu chứng dị ứng của mình, ví dụ như thường hắt hơi do hoa nở rộ vào mùa xuân, hãy uống thuốc phòng ngừa trước thời điểm dễ bộc phát bệnh để đảm bảo phổi khỏe mạnh.
Bạn nên chuẩn bị đầy đủ để có thể kiểm soát mọi triệu chứng dị ứng đã từng gặp phải trước đây:
• Liệt kê các triệu chứng dị ứng
• Chuẩn bị thuốc phòng ngừa và làm dịu triệu chứng dị ứng
• Tìm hiểu cách giảm thiểu nguy cơ tái phát, tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích dị ứng bộc phát
• Hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm, sản sinh chất nhầy trong cơ thể
Phân biệt triệu chứng dị ứng và nhiễm COVID-19
Triệu ứng dị ứng như ho, khó thở thường khó phân biệt với dấu hiệu lây nhiễm virus COVID-19
Bạn phải làm gì nếu cơ thể đột nhiên xuất hiện những dấu hiệu lạ tương tự như triệu ứng dị ứng nhưng bạn không có lịch sử bị dị ứng? Liệu đó có phải dấu hiệu lây nhiễm COVID-19 hay không?
Các triệu chứng COVID-19 cơ bản nhất là sốt, ho khan và khó thở. Những dấu hiệu này, đặc biệt là đau họng, nhức mỏi cơ thể, thường giống với triệu chứng cảm cúm hơn là các triệu chứng dị ứng.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng thường gặp là hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt, vòm miệng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, đỏ sưng mắt…
Bác sĩ cũng cho biết, triệu chứng dị ứng mới có thể xuất hiện khi bạn đã trưởng thành. Nguyên nhân có thể là do ô nhiễm không khí, khiến phổi bạn chịu viêm nhiễm trong thời gian dài hoặc khi chúng ta lớn tuổi hơn, hệ miễn dịch cũng sẽ suy yếu dần khiến cơ thể mắc thêm các bệnh khác.
Hiện tại, Nhà nước đang khuyến khích người dân ở nhà, hạn chế đi ra đường và tiếp xúc xã hội. Do đó, nếu có triệu chứng lạ xuất hiện, trước tiên bạn có thể gọi điện đến các đường dây nóng hoặc tham khảo trang thông tin để nhận tư vấn về bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Ngoài ra, hãy theo dõi sức khỏe thêm vài ngày để biết được tình trạng chính xác của cơ thể. Bạn nên lưu lại các triệu chứng mình gặp phải và kiểm tra thân nhiệt thường xuyên. Điều này sẽ giúp ích cho việc xác định khả năng nhiễm bệnh hay bị dị ứng nếu bạn đến kiểm tra tại các trung tâm y tế.
>>> Xem thêm: Uống chanh muối như thế nào mới tốt cho cơ thể?
Duy trì cơ thể khỏe mạnh trong mùa dịch
Tập luyện yoga tại nhà có thể cải thiện sức khỏe, hạn chế tái phát triệu chứng dị ứng hiệu quả
Tuân thủ cách phòng tránh COVID-19
• Thực hiện nghiêm túc việc cách ly xã hội
• Giữ vệ sinh cá nhân
• Rửa tay thường xuyên, tránh chạm tay lên vùng mặt, đặc biệt là mắt, mũi, miệng
• Đeo khẩu trang y tế đúng cách khi ra ngoài
Hạn chế nguy cơ tiếp xúc với dịch bệnh là cách phòng ngừa virus hiệu quả nhất cho cả bạn và mọi thành viên trong gia đình.
Ăn uống đủ chất, tăng cường miễn dịch: Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và hạn chế tái phát triệu chứng dị ứng.
Duy trì tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh: Bạn có thể tập gym, tập yoga tại nhà hoặc thiền để vừa giảm stress, giúp tâm lý tích cực hơn, vừa để cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
Mời bạn xem thêm bài Thực hiện bài hít thở này mỗi ngày để có lá phổi khỏe mạnh chống lại COVID-19
Dù là triệu chứng dị ứng hay nhiễm COVID-19, chúng đều có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Việc tiên quyết bạn cần làm là duy trì cơ thể khỏe mạnh và chuẩn bị đầy đủ các biện pháp phòng ngừa để luôn sẵn sàng chiến đấu với bệnh dịch nhé!
Hưởng ứng chiến dịch #Tôi_ở_nhà (#Stayathome) trong mùa dịch COVID-19 này, LEEP.APP tặng bạn ưu đãi 50% với chương trình huấn luyện trực tuyến “1 kèm 1”. Bạn có thể tải ứng dụng LEEP.APP và làm theo các bước sau:
– Trả lời bộ câu hỏi. LEEP.APP sẽ giúp bạn tìm ra huấn luyện viên phù hợp sở thích, tính cách, phong cách tập luyện… với bạn nhất
– Dựa vào tính năng PT-iMatch, chọn ngay cho mình 1 PT 4.0 phù hợp
– Chọn số buổi tập và tiến hành thanh toán
– Đừng quên nhập mã ONLINE để được giảm ngay 50% nữa nhé
– Trao đổi với huấn luyện viên của LEEP ngay trên ứng dụng để sắp xếp lịch tập phù hợp với cả hai
– Sắp xếp buổi tập trên ứng dụng và thực hiện các buổi tập của mình
– Đừng quên chia sẻ hành trình luyện tập của mình trên LEEP.APP.
Nguồn tham khảo
Allergies and coronavirus: What you need to do now to protect your lungs https://edition.cnn.com/2020/04/09/health/allergies-coronavirus-wellness/ Ngày truy cập 19/04/2020
Wellbeing tips for UN Personnel https://www.un.org/en/coronavirus/wellness Ngày truy cập 19/04/2020