Chuyên gia gợi ý 5 cách giúp bạn tránh gặp ác mộng khi ngủ

Chuyên gia gợi ý 5 cách giúp bạn tránh gặp ác mộng khi ngủ

Bạn có thể kiểm soát được những giấc mơ khi ngủ? Thực tế, chất lượng giấc ngủ và cách sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn sẽ mơ gì vào đêm hôm ấy. Và nếu bạn không muốn gặp ác mộng, hãy áp dụng ngay những phương pháp được chuyên gia gợi ý.

Đã bao nhiêu lần bạn thức giấc nửa đêm, tỉnh dậy từ những cơn ác mộng với cảm giác hoảng loạn, buồn bã hay giật mình? Khi nhịp tim đập loạn và đôi khi bạn còn không thể phân biệt đâu là mơ, đâu là thật, tâm lý và cả chất lượng giấc ngủ của bạn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không chỉ gây ra những cảm xúc tiêu cực, nhiều người còn có thể bị ám ảnh từ những gì diễn ra trong giấc mơ, dễ dẫn đến triệu chứng mất ngủ hoặc khó ngủ trong thời gian dài.

Để cải thiện tinh thần và đảm bảo bạn được nghỉ ngơi đúng cách trong quá trình ngủ, dưới đây là những phương pháp hạn chế ác mộng được chuyên gia Niharika Yadav –  bác sĩ khoa Sức khỏe cộng đồng với hơn 14 năm kinh nghiệm – gợi ý trong hội thảo online về “Giải mã sức mạnh của giấc ngủ và giấc mơ” ngày 07/08 vừa qua.

Bạn có thể kiểm soát cơn ác mộng hay không?

Những giấc mơ xấu không chỉ làm rối loạn chu kỳ ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ mà còn khiến chúng ta bị ảnh hưởng hoàn toàn về cả tinh thần lẫn thể chất.

Bạn còn có thể gặp phải những tình trạng nghiêm trọng hơn nếu thường xuyên mất ngủ vì gặp ác mộng liên tục trong thời gian dài, đặc biệt là những khi bạn mơ về những chuyện không vui ngay trước khi tỉnh dậy, dẫn đến sự bồn chồn và lo lắng ngay cả vào ban ngày.

Nếu bạn từng tự hỏi, liệu có cách nào để bạn không bao giờ gặp phải ác mộng hay không thì câu trả lời chính là “Không thể loại bỏ hoàn toàn”. Giấc mơ của con người vô cùng kỳ diệu, chúng xảy ra dựa trên vô số những tác động khác nhau, diễn biến phức tạp tùy theo tâm trạng và khác nhau ở mỗi cá nhân, do đó không thể có sự kiểm soát tuyệt đối với giấc mơ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, bạn vẫn có thể kiểm soát phần nào những giấc mơ của mình cùng với chất lượng giấc ngủ, giúp hạn chế gặp ác mộng cũng như cải thiện tình trạng nếu bạn gặp phải ác mộng thường xuyên.

Ngủ ngon – Yếu tố quan trọng nhất để tránh gặp ác mộng

khó ngủ do ác mộng

Gặp ác mộng nhiều có thể khiến bạn trở nên khó ngủ

Thực tế, ác mộng là một trải nghiệm tất yếu có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu bị ám ảnh bởi những giấc mơ, dẫn đến các tình trạng kiệt sức, lo lắng và căng thẳng mỗi ngày, thì điều bạn cần làm đầu tiên chính là cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.

Theo bác sĩ Niharika Yadav, chuyên gia về giấc ngủ và giấc mơ, người Ấn Độ, hầu hết chúng ta cần thực hiện một hoạt động, tương tự như “làm sạch giấc ngủ”, nhằm tạo ra thói quen để đảm bảo bạn có giấc ngủ ngon, hạn chế và ngăn chặn những cơn ác mộng.

Thiếu ngủ hay việc thay đổi lịch trình thường xuyên, chế độ sinh hoạt không ổn định đều có thể khiến bạn dễ gặp ác mộng hơn. Một vòng tuần hoàn sẽ lặp đi lặp lại giữa việc ngủ không ngon, gặp ác mộng và lại khiến bạn không thể ngủ ngon giấc.

5 cách cải thiện chất lượng giấc ngủ

1.  Không sử dụng thiết bị điện tử trong vòng 1 giờ trước khi ngủ

Chúng ta đều biết ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại, laptop hay các thiết bị điện tử vô cùng có hại đối với não bộ, đặc biệt là hậu quả tàn phá chu kỳ giấc ngủ của bạn khi chúng tác động tiêu cực đến việc sản xuất melatonin – hormone điều chỉnh giấc ngủ.

Nhiều người thường có thói quen sử dụng điện thoại ngay trước khi ngủ, lúc đã tắt hết đèn và nằm trên giường chuẩn bị ngủ. Đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút và bạn cũng dễ gặp ác mộng hơn.

Hãy hạn chế sử dụng điện thoại sau 10 giờ tối hoặc trong vòng ít nhất 1 giờ trước khi ngủ.

2. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ

tắm nước ấm

Tắm nước ấm giúp cơ thể thả lỏng và sẵn sàng cho giấc ngủ

Tắm nước ấm ít nhất 90 phút trước khi đi ngủ có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể chậm rãi, giúp báo hiệu với cơ thể rằng đã đến lúc nghỉ ngơi.

Tắm vào thời điểm 1 hoặc 2 giờ trước khi ngủ sẽ kích thích hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, giúp tăng sản xuất hormone melatonin và giúp bạn ngủ ngon hơn.

3. Không sử dụng nhiều caffeine vào chiều tối

Nếu thường xuyên bị khó ngủ hay gặp ác mộng, bạn nên hạn chế uống các loại thức uống nhiều caffeine như cà phê sau 2 giờ chiều.

Caffeine là một chất kích thích làm tăng sản xuất hormone adrenaline, khiến bạn tỉnh táo hơn, não bộ hoạt động nhiều hơn và dẫn đến ác mộng hay mất ngủ.

Một số loại trà với lượng caffeine thấp hơn có thể tác động tích cực đến chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn mẫn cảm với caffeine, hãy hạn chế uống trà và chiều tối.

4. Thả lỏng tâm trí trước khi đi ngủ

đốt nến thơm

Đốt nến thơm có thể giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn

Chúng ta phải xử lý nhiều công việc khác nhau, kể cả việc kiểm soát cảm xúc suốt cả ngày và không phải thời điểm nào bạn cũng có những cảm xúc tích cực.

Nếu bạn còn nhiều mối lo lắng, những vấn đề băn khoăn hay cần phải suy nghĩ thêm và trực tiếp đi ngủ, bạn có thể mơ đến những vấn đề ấy theo chiều hướng tiêu cực hơn.

Do vậy, bạn nên xây dựng thói quen thư giãn, thả lỏng tâm trí để chuẩn bị đi ngủ, hạn chế làm việc hay hoạt động mạnh ngay trước khi ngủ để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

Bạn có thể học thiền, nghe nhạc êm dịu với âm lượng nhỏ, thắp nến thơm hoặc đọc các loại sách giải trí, viết nhật ký để tĩnh tâm lại, giúp giấc ngủ trở nên yên bình.

5. Áp dụng một lịch trình ngủ cố định

Đây là một trong những lời khuyên đã có mặt từ lâu với hiệu quả không thể nghi ngờ. Chọn một khung thời gian để đi ngủ và thức dậy phù hợp với lịch trình sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp ích rất nhiều đối với sức khỏe.

Bạn nên tuân thủ khung giờ cố định thường xuyên, giúp đồng hồ sinh học trong cơ thể điều chỉnh và làm quen với khung giờ đó, bạn sẽ dần cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ một cách hiệu quả.

Những phương pháp kể trên không chỉ đơn giản là giảm ác mộng, chúng còn có lợi đối với tinh thần và sức khỏe nói chung, giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng và hoạt động hiệu quả, tích cực hơn.

Tải LEEP.APP và tập luyện thường xuyên cũng sẽ giúp cơ thể sử dụng năng lượng một cách hợp lý, tăng cường sức khỏe và đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt nhất.

nút download

Nguồn tham khảo

5 expert-approved ways you can avoid bad dreams https://timesofindia.indiatimes.com/ Ngày truy cập: 10/08/2020