COVID-19: Phản ứng quá mức còn hơn là không làm gì

Author picture

COVID-19: Phản ứng quá mức còn hơn là không làm gì

COVID-19 hiện đang là đại dịch. Virus này lây lan nhanh đến mức mọi sự lây nhiễm và tử vong mà bạn biết nhanh chóng trở nên lỗi thời. Các trường hợp bên ngoài Trung Quốc tăng gấp 13 lần trong 2 tuần qua. Số ca nhiễm bệnh trên toàn cầu đã vượt quá 219.000 vào ngày 19/3.

Các quốc gia từ Italy đến Iran, từ Thụy Điển đến Nam Phi đều phải đấu tranh để ngăn chặn virus. Điều quan trọng hơn bao giờ hết là lắng nghe lời khuyên chuyên gia từ các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế. Trong đó, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là một trong những bước quan trọng giúp chúng ta có thể thực hiện để bảo vệ bản thân và gia đình mình.

“Chủ động hạn chế giao tiếp xã hội là cách phòng bệnh tốt nhất hiện tại để chống lại COVID-19”

Michelle A. Williams, Trưởng khoa Y tế Công cộng Harvard TH Chan, Hoa Kỳ

Vừa qua, Đại học Harvard tại Mỹ đã công bố kế hoạch chuyển tất cả việc giảng dạy sang hình thức học trực tuyến bắt đầu từ ngày 23/3. Phản ứng của công chúng và các động thái tương tự tại các trường đại học về điều này cũng khác nhau.

Đại học Harvard đã chuyển việc giảng dạy sang hình thức học trực tuyến

Đại học Harvard đã chuyển việc giảng dạy sang hình thức học trực tuyến

Một số người ca ngợi hành động này. Trong khi đó, một số khác lại cho rằng điều đó là thận trọng quá mức. Tuy nhiên, thực tế, việc hạn chế giao tiếp xã hội đã được một số thành phố trong đại dịch cúm năm 1918 thực hiện thành công. Vì thế, đây là cách “phòng thủ” tốt nhất trước các những hành động khuếch đại nhiều tầng của COVID-19.

Với tình hình hiện tại, chúng ta không có thể hy vọng ngăn chặn sự lây lan toàn cầu của virus Corona. Đồng thời, việc chờ đợi sự phát triển của một loại vắc-xin còn 18 tháng nữa mới có thể sử dụng hay lãng phí tài nguyên không đáng có trong quá trình theo dõi bệnh là điều bất khả thi lúc này.

Trọng tâm của toàn cầu hiện nay là giảm sự lây lan của virus, hạn chế ảnh hưởng của bệnh đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và cứu sống người bệnh. Trong đó, cách giảm thiểu rủi ro hiệu quả nhất là hạn chế đi lại và đóng cửa những nơi tập trung đông người với quy mô lớn như chương trình ca nhạc, hội nghị, lớp học…

Đại dịch cúm 1908

Trong đại dịch cúm năm 1918, sự hạn chế tiếp xúc xã hội cực độ ở St. Louis đã cứu sống rất nhiều người. Trong khi đó, ở Philadelphia, việc từ chối hủy bỏ một cuộc diễu hành trong Thế chiến I đã dẫn đến sự lây lan nhanh chóng.

Tin vui trong đại dịch COVID-19 là ý thức hạn chế đi lại và tụ tập nơi đông người đã được nâng cao ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Singapore và Trung Quốc.

giãn cách xã hội

Hạn chế tiếp xúc xã hội chỉ là một mảnh ghép để làm giảm ảnh hưởng của COVID-19 đến sức khỏe nhân loại. Để “phòng thủ” hiệu quả hơn, các xét nghiệm cho người nghi ngờ nhiễm bệnh nên được miễn phí. Thêm vào đó, các doanh nghiệp hãy sẵn sàng và đảm bảo nghỉ có lương cho tất cả những người lao động bị bệnh hoặc đang cách ly. Bởi trong thời điểm nhạy cảm như bây giờ, điều cần ưu tiên chính là sức khỏe.

Khi sự hạn chế tiếp xúc xã hội được thực hiện nghiêm ngặt, chúng ta mới có hy vọng làm dịu sự phát triển của loại virus mới này. Đồng thời, hành động này cũng làm giảm tỷ lệ tử vong từ cả COVID-19 và các bệnh không liên quan khác.

“Một tỷ lệ đáng kể dân số toàn cầu có thể bị nhiễm bệnh”

Giáo sư Yik-Ying TEO, Trưởng khoa Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock, Đại học Quốc gia Singapore

Mỗi người cần thực hiện:

•    Rửa tay thường xuyên để làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho bản thân.

•    Tránh đến những nơi đông người, đặc biệt là trong môi trường kín có hệ thống thông gió kém.

•    Nếu không khỏe, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người khác.

•    Hạn chế di chuyển đến những vùng có dịch.

•    Chịu trách nhiệm xã hội trong việc chia sẻ thông tin chính xác và dựa trên phương tiện truyền thông xã hội uy tín; tuyệt đối không truyền tải thông tin hay tin tức chưa được xác minh cho cộng đồng.

•    Hãy cố gắng cập nhật diễn biến mới nhất về COVID-19 ở khu vực bạn đang sống.

•    Duy trì thói quen tốt như tập thể dục, chế độ ăn dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng toàn cầu này.

Tình hình thực tế cho thấy việc lây nhiễm COVID-19 sẽ tiếp tục ở nhiều quốc gia. Trong trường hợp không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả hoặc vắc-xin không khả thi và an toàn, tỷ lệ đáng kể dân số toàn cầu có khả năng bị nhiễm bệnh.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới (

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới (Cập nhật 19/3)

Dù dự đoán này có thể trở thành sự thật. Tuy nhiên, điều quan trọng là dịch bệnh này sẽ mất bao lâu đế chấm dứt hoàn toàn.

Bất kể thời gian ra sao, đội ngũ y tế cần được ưu tiên bảo vệ và cung cấp đầy đủ thiết bị bảo vệ cá nhân, đặc biệt là các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém.

“Phản ứng quá mức vẫn tốt hơn là không phản ứng”

GS. TS. Xifeng Wu, Trưởng khoa Trường Y tế Công cộng, Đại học Chiết Giang, Hàng Châu, Trung Quốc.

Trải nghiệm tại Trung Quốc khi khắc phục tình trạng lây lan của COVID-19 chính là bài học cho thấy rằng điều nên làm lúc trong đại dịch là tin vào các chuyên gia khoa học và y tế công cộng. “Phản ứng thái quá là tốt hơn so với không phản ứng”.

Phép đo chưa từng có của Trung Quốc để ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của COVID-19 đã được chứng minh là có hiệu quả. Sự công bố kịp thời các dữ liệu lâm sàng liên quan đến virus Corona cho công chúng và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã giúp nhiều người trên khắp thế giới tuyên truyền đúng đắn về COVID-19.

Chẳng hạn như hơn 81.000 trường hợp nhiễm virus Corona (cập nhật ngày 19/3) tại quốc gia này cho thấy rằng 80% bệnh nhân không cần can thiệp y tế, trong khi chỉ có 20% còn lại là cần điều trị và chăm sóc y tế.

Tỉnh Chiết Giang là nơi đầu tiên tại Trung Quốc nâng ý thức quản lý rủi ro lên mức cao nhất trong những ngày đầu bùng phát đại dịch này khi không có trường hợp nào được xác nhận. Dưới đây là một vài điểm về các công cụ được triển khai trong phạm vi kiểm soát của COVID-19 tại Hàng Châu:

  • Hướng dẫn rõ ràng với về việc phong tỏa toàn thành phố.
  • Đảm bảo thực hiện theo dõi từng cá nhân, căn hộ, cộng đồng, tổ chức, cơ sở công cộng và quản lý thành phố.
  • Duy trì hoạt động sinh hoạt ở mức ổn định như thực phẩm và các loại nhu yếu phẩm thông qua sự sắp xếp có tổ chức và do chính phủ kiểm soát.
  • Chỉ định các cơ sở bệnh viện quản lý và chăm sóc bệnh truyền nhiễm như cách ly, theo dõi và điều trị các trường hợp dương tính với COVID-19.
  • Thiết lập hệ thống ghi, theo dõi điện tử và nhóm phản ứng cục bộ để xử lý các trường hợp nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh 24/7.
  • Mở rộng các kênh báo cáo và truyền thông công cộng để người dân cập nhật tình hình đại dịch.

“Tập trung, giao tiếp hiệu quả và tin tưởng chia sẻ thông tin là điều cần thiết”

Nhà dịch tễ học Landon Myer, Đại học Cape Town

Sự lây lan nhanh chóng của virus COVID-19 (SARS CoV-2) là vấn đề sức khỏe cộng đồng đang gây lo ngại toàn cầu. Hiện nay, không đủ thông tin dịch tễ học để xác định virus Corona lây lan giữa người với người một cách ổn định và dễ dàng ra sao. Virus này dường như được truyền chủ yếu qua những giọt dịch tiết mà mọi người hắt hơi, ho hay thở ra.

Tại thời điểm này, đa phần trường hợp nhiễm COVID-19 thường xuất hiện các triệu chứng nhẹ rồi tự khỏi. Tuy nhiên, người già và cá nhân có bệnh nền sẽ gặp nhiều lo ngại về sức khỏe hơn các trường hợp khác.

Thông tin sai lệch giờ đây không còn là tin đồn vô hại

Thông tin sai lệch giờ đây không còn là tin đồn vô hại

Hiện nay, sự xuất hiện của những phương tiện truyền thông “rác” đang tạo điều kiện cho việc truyền bá thông tin sai lệch về virus Corona và tác động của nó. Trong khi đó, các báo cáo về tình trạng đại dịch chính thống đã được cập nhập liên lục và phổ cập toàn cầu.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng, thông tin sai lệch đã cản trở việc thực hiện các biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả nhằm ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng và giảm thiểu tác động của bệnh tật.

Khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới

Các biện pháp can thiệp y tế công cộng cơ bản tại Trung Quốc đã chứng minh cho cả thế giới rằng chúng có hiệu quả rõ rệt. Trong đó, những hành động nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng của các cơ quan y tế công cộng nơi đây đã thành công vang dội và gây ấn tượng mạnh mẽ.

Đó chính là bằng chứng hùng hồn cho khả năng can thiệp đơn giản, hiệu quả một cách hệ thống tại xứ sở đông dân nhất này như phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh, truy tìm dấu vết, cách ly đối tượng nghi ngờ cùng những biện pháp ngăn chặn lây lan bệnh khác.

Tuy nhiên, những can thiệp này chỉ có thể được thực hiện với sự giao tiếp tập trung, hiệu quả và sự tin tưởng chung giữa các cơ quan y tế công cộng và dân số mà họ phục vụ.

Người dân và các cán bộ y tế nên có sự tin tưởng lẫn nhau

Người dân và các cán bộ y tế nên có sự tin tưởng lẫn nhau

Tin đồn và thông tin sai lệch sẽ làm suy yếu sự giao tiếp và tin tưởng này, thay vào đó là làm tăng sự hoang tưởng, sợ hãi, hoảng loạn và kỳ thị. Đây chính là những yếu tố thúc đẩy sự lây lan của nhiều bệnh truyền nhiễm hơn.

Vì thế, để góp phần đẩy lùi đại dịch COVID-19, chúng ta nên hạn chế đi lại khi không cần thiết, cập nhật tình hình về virus Corona ở những trang tin tức chính thống và giữ vững tâm lý.

Bạn đã biết làm gì để tăng cường hệ miễn dịch vượt qua cơn bão Corona virus? Thật ra, có rất nhiều cách. Ngoài việc ăn uống, bạn còn có thể tìm người “hiệp sỹ sức khỏe” đồng hành cùng bạn để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình. Đăng ký HLV cá nhân công nghệ tập luyện tại nhà với ứng dụng thể hình phát triển nhanh nhất tại Việt Nam LEEP.APP.