Giác hơi mang lại lợi ích gì mà nhiều người ưa chuộng?
Giác hơi là một phương pháp trị liệu các vấn đề sức khỏe có nguồn gốc từ người Trung Hoa và có những công dụng trị liệu nhất định. Vậy giác hơi là gì và phương pháp này có hiệu quả hay không?
Giác hơi là một phương thức trị liệu không dùng thuốc khá độc đáo. Liệu pháp này dùng áp suất trong dụng cụ được gọi là ống giác hay cốc nhằm gây sung huyết tại vị trí đặt ống giác để thải độc, phòng và chữa một số bệnh.
Lợi ích của giác hơi
Giác hơi đem đến một số lợi ích cho sức khỏe. Theo quan niệm của người Trung Quốc xưa, giác hơi giúp cân bằng âm, dương của cơ thể. Khi hai thái cực này được khôi phục để tạo nên sự cân bằng thì cơ thể sẽ chống lại được các tác nhân gây bệnh cũng như khả năng tăng lưu lượng máu và giảm đau.
Ngày nay, các bác sĩ giải thích rằng giác hơi giúp tăng cường lưu thông máu đến khu vực đặt cốc. Điều này có thể làm giảm đau do căng cơ, cải thiện lưu lượng máu tổng thể và thúc đẩy quá trình sửa chữa tế bào. Nó cũng có thể giúp hình thành các mô liên kết mới và tạo ra các mạch máu mới trong mô.
Các hình thức giác hơi
Phương pháp trị liệu này ban đầu được thực hiện bằng cách sử dụng sừng động vật. Sau đó, những chiếc ống giác được làm từ tre và sau đó là gốm. Lực hút chủ yếu được tạo ra thông qua việc sử dụng nhiệt. Những ống giác ban đầu được đốt nóng bằng lửa và sau đó được đắp lên da. Khi chúng nguội đi sẽ hút da vào bên trong.
Ngày nay, những ống giác hiện đại được làm bằng thủy tinh có hình tròn như quả bóng và mở một đầu.
Ống giác hiện đại hoạt động với cơ chế hút chân không
Có 2 kiểu giác hơi phổ biến hiện nay:
- Giác hơi khô: Phương pháp này được thực hiện bằng cách đun nóng bên trong cốc bằng que lửa hoặc thảo mộc. Khi lửa tắt, người giác hơi nhanh chóng đặt ống giác lên da người bệnh. Cốc nguội sẽ tạo ra áp suất và hút da và bên trong.
- Giác hơi ướt: Người bệnh sẽ chích lể da trước khi đặt ống giác. Đối với phương pháp này, một lượng máu nhỏ sẽ chảy ra từ vị trí chích khi ống giác được đặt vào da. Tác dụng là loại bỏ chất độc khỏi cơ thể.
Tùy thuộc vào điều kiện sức khoẻ mà bác sĩ trị liệu sẽ chỉ định bạn nên thực hiện loại giác hơi nào để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách thực hiện
Trong quá trình trị liệu bằng giác hơi, một chiếc cốc được đặt trên da và sau đó được làm nóng hoặc hút lên da. Cốc thường được làm nóng bằng lửa bằng cách sử dụng cồn, thảo mộc hoặc giấy được đặt trực tiếp vào cốc. Khi lửa tắt, cốc đã làm nóng sẽ được đặt với mặt thoáng trực tiếp trên da của bạn.
Một số người thực hành giác hơi hiện đại đã chuyển sang sử dụng máy bơm cao su để tạo ra lực hút thay vì các phương pháp nhiệt truyền thống hơn. Khi đặt cốc nóng lên da của bạn, không khí bên trong cốc lạnh đi và tạo ra chân không hút da và cơ lên trên cốc. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ do các mạch máu phản ứng với sự thay đổi của áp suất.
Với giác hơi khô, cốc được đặt trong một khoảng thời gian nhất định, thường từ 5 đến 10 phút. Riêng phương pháp giác hơi ướt, cốc thường chỉ ở vị trí trong vài phút trước khi người thực hiện lấy cốc ra và rạch một đường nhỏ để lấy máu.
Sau khi lấy cốc ra, chuyên viên giác hơi có thể dùng thuốc mỡ và băng che các khu vực đã đặt ống giác trước đó. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Bất kỳ vết bầm tím nhẹ hoặc các vết khác thường biến mất trong vòng 10 ngày kể từ ngày điều trị.
Giác hơi đôi khi được kết hợp cùng phương pháp châm cứu. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người muốn làm giác hơi có thể nhịn ăn hoặc ăn các bữa nhẹ từ 2 đến 3 tiếng trước buổi trị liệu.
Cốc sau khi được làm nóng sẽ nhanh chóng được đặt lên da bệnh nhân để thực hiện giác hơi
Giác hơi có thể có hiệu quả trong việc chữa trị các vấn đề nào?
Giác hơi đã được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Nó có thể đặc biệt hiệu quả trong việc xoa dịu các tình trạng gây đau nhức cơ bắp. Bên cạnh đó, ống giác cũng có thể được áp dụng cho các điểm bấm huyệt chính nên phương pháp này có thể có hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa, da và các tình trạng khác thường được điều trị bằng bấm huyệt.
Trong một đánh giá về tác dụng của giác hơi năm 2012 của Huijuan Cao và các cộng sự cho thấy khả năng chữa bệnh của liệu pháp giác hơi có thể không chỉ là một tác dụng giả dược. Họ đã phát hiện ra rằng liệu pháp giác hơi có thể giúp điều trị các tình trạng sau:
- Bệnh zona thần kinh hay còn gọi là “giời leo”
- Liệt mặt
- Ho và khó thở
- Thoát vị đĩa đệm lưng
- Thoái hóa đốt sống cổ
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết cần có thêm thời gian để đánh giá hiệu quả thực sự của giác hơi.
Giác hơi có thể làm giảm các cơn đau mỏi lưng gây khó chịu cho người bệnh
Tác dụng phụ của giác hơi
Phương pháp trị liệu này không có nhiều tác dụng phụ và thường bạn sẽ gặp các triệu chứng của tác dụng phụ trong quá trình điều trị hoặc ngay sau khi hoàn thành. Bạn có thể cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt trong quá trình điều trị, cũng có thể bị đổ mồ hôi hoặc buồn nôn.
Sau khi điều trị, vùng da xung quanh vành cốc có thể bị kích ứng và có hình tròn. Bạn cũng có thể bị đau tại các vị trí vết mổ hoặc cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt ngay sau buổi trị liệu.
Nhiễm trùng luôn là một nguy cơ sau khi trải qua liệu pháp giác hơi. Rủi ro này khó thể xảy ra và thường tránh được nếu bác sĩ của bạn thực hiện đúng các phương pháp làm sạch da và kiểm soát nhiễm trùng trước và sau buổi trị liệu. Ngoài ra còn có một số rủi ro khác nhưng không quá nghiêm trọng như sẹo trên da hoặc tụ máu và gây bầm tím.
Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào trong số này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Họ có thể đưa ra các biện pháp khắc phục hoặc các bước bạn có thể thực hiện trước khi thực hiện giác hơi để tránh bất kỳ sự khó chịu nào.
Lưu ý
Nếu bạn chọn giác hơi như một phần của kế hoạch điều trị, hãy thảo luận với bác sĩ về quyết định của bạn. Thăm khám bác sĩ thường xuyên để biết tình trạng cơ thể. Ngoài ra, phương pháp này không phù hợp với mọi đối tượng. Cần hết sức cẩn trọng đối với các nhóm sau:
- Trẻ em dưới 4 tuổi không nên giác hơi. Trẻ lớn hơn chỉ nên điều trị trong thời gian rất ngắn.
- Da của người lớn tuổi sẽ trở nên mỏng hơn nên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện để tránh tổn thương da.
- Phụ nữ mang thai tránh thực hiện giác hơi ở những vị trí như bụng và lưng dưới.
- Người đang có kinh nguyệt
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý và không được thực hiện phương pháp trị liệu này khi bạn đang sử dụng các loại thuốc làm loãng máu cũng như gặp một số vấn đề sau:
- Cháy nắng
- Có vết thương hở
- Viêm, loét da
- Gặp một số chấn thương gần đây
- Rối loạn cơ quan nội tạng
Để tránh các tác dụng phụ kể trên, tốt nhất bạn nên xem xét kỹ lưỡng và tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phương pháp trị liệu phù hợp với sức khỏe của bạn.
Nếu cảm thấy mệt mỏi, thay vì áp dụng phương pháp này, bạn có thể thử liệu pháp căng cơ, giúp giải tỏa các trigger point trên cơ thể. Để thực hiện việc này, bạn cần nhờ chuyên gia đã qua đào tạo thực hiện. Hiện có một số huấn luyện viên của LEEP.APP có thể giúp bạn căng cơ, mang lại cảm giác thoải mái hơn.
Nguồn tham khảo
What Is Cupping Therapy? https://www.healthline.com/health/cupping-therapy Ngày tham khảo 17/05/2021